Giải bài tập trong tiết kiểm tra

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống và hướng dẫn giải bài tập chương dao động cơ vật lý lớp 12 trung học phổ thông chương trình cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực tự chủ và bồi dưỡng năng lưc sáng tạo của học sinh. (Trang 25)

Bài kiểm tra của học sinh có thể được sử dụng dưới hai hình thức là bài làm tự

luận và bài làm trắc nghiệm khách quan. Bài kiểm tra tự luận thường là những bài tập tổng quát cho một phần kiến thức mà học sinh phải trả lời trên giấy viết. Giáo

viên cần tăng cường dạy cho học sinh các bài tập hay, có ứng dụng nhiều trongthực

tế. Để có nội dung bao trùm các mảng kiến thức trọng tâm mà học sinh đã học, giáo

viên cần tránh ra đề quá dễ và quá khó, nên sắp xếp các bài, các câu từ dễ cho đến

khó, từ đơn giản đến phức tạp, tạo điều kiện cho để học sinh làm bài kiểm tra đạt kết quả tốt.

1.8.6. Giải bài tập trong các buổi ngoại khóa

Ngoài việc hướng dẫn học sinh học và giải bài tập trong các giờ chính khóa thì một hình thức phổ biến thường sử dụng trong trường phổ thông là công tác ngoại

khóa về vật lí là: Một số buổi ngoại khóa là tập trung giải bài tập theo nhóm.

Việc tổ chức nhóm giải bài tập có tác dụng trực tiếp đến kết quả học tập của học

sinh. Công việc tổ chức ngoại khóa và tổ chức nhóm giải bài tập đòi hỏi giáo viên

phải có nhiều kinh nghiệm và có tính sáng tạo mới có khả năng thu hút và làm

cho học sinh cảm thấy hấp dẫn. Có như vậy mới đạt kết quả cao.

1.9. Phát triển tính tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo của học sinh

1.9.1. Tính tích cực và tự chủ

Tích cực, tự chủ trong học tập là một hoạt động nhằm chuyển biến ví trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể

tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Tính tích cực trong học tập thể hiện

qua các cấp độ từ thấp lên cao: bắt trước, tìm tòi, sáng tạo. Việc phát huy tính tích cực, tự chủ và năng lưc sáng tạo của học sinh là nhiệm vụ và yêu cầu đối với giáo

viên trong quá trình dạy học.

1.9.2. Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

của người học.

1.9.3. Các đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực.

Trong phương pháp dạy học tích cực, học sinh là đối tượng của hoạt động “dạy” đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập

do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Thông qua đó tự lực khám phá những điều mình

chưa rõ mà không thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt.

Dạy và học coi trọng rèn luyện phương pháp tự học.

Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ

lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người. Khi đó kết quả học tập

sẽ được nhân lên nhiều lần. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh hoạt động học

trong quá trình dạy học, nỗ lực tạora sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự

học chủ động. Vấn đề phát triển tự học được đặt ra ngay trong trường phổ thông.

Học sinh không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà còn tự học cả trong giờ học dưới

sự hướng dẫn của giáo viên.

Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

Trong một lớp học tư duy của học sinh không đều nhau. Khi áp dụng phương

pháp tích cực, người giáo viên buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công việc độc lập. Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa ngày càng lớn. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá

thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh.

Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò.

Việc đánh giá nhằm nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động của học trò,

đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Phương pháp tích cực dùng để đào tạo những con người năng động, sớm thích

nghi với đời sống xã hội. Việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái

hiện kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc

sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.

1.9.4. Các yếu tố thúc đẩy dạy học tích cực

Để thúc đẩy dạy học tích cực cần phải chú ý đến các yếu tố sau đây:

Không khí học tập và các mối quan hệ trong lớp và trong nhóm.

học...Có thể cho phép các hoạt động giải trí nhẹ nhàng như kể truyện vui, chuyện hài trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Cần có sự phù hợp với mức độ phát triển của học sinh: Trong quá trình dạy học người giáo viên cần phân hóa được học sinh về nhịp độ học tập và trình độ nhận

thức của học sinh. Giáo viên có thể quan sát học sinh học tập trên cơ sở đó tìm ra phong cách, sở thích học tập của từng học sinh, để thuận tiện trong việc trao đổi với

học sinh về nhiệm vụ học tập.

“Sgắn bó giữa học và hành”: Giáo viên nên hướng dẫn học sinh tận dụng mọi cơ hội để tiếp xúc với tình huống thực, vật thực trong tự nhiên và trong cuộc sống.

Song song với việc đó giáo viên cũng cần biết sử dụng các công cụ dạy học hấp dẫn để “đưa” học sinh lại gần đời sống thực tế.

Trong quá trình dạy học cần chú ý đến mức độ và sự đa dạng của hoạt động.Tính

đa dạng này đòi hỏi người giáo viên có thể thay đổi xen kẽ các hoạt động giảng dạy

và nhiệm vụ học tập để có thể đảm bảo thời gian thực hành nhằm làm phong phú thêm các nội dung trong quá trình học tập.

1.10. Tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy giải bài tập vật lí ở một số trường

THPT hiện nay

1.10.1. Đối tượng và phương pháp điềutra

Trong quá trình thực hiện đề tài, để tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy giải bài tập

vật lí ở trường phổ thông hiện nay, chúng tôi đã chọn trường THPT trên địa bàn

huyện Hải Hậu- tỉnh Nam Định cụ thể là trường THPT Trần Quốc Tuấn- Nơi tôi

đang công tác. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu thực trạng về tình hình dạy và hoạt động dạy bài tập chương “Dao động cơ”.

Tìm hiểu những khó khăn và sai lầm mà học sinh thường mắcphải khi giải bài tập chương “Dao động cơ”, từ đó đi tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó

của học sinh và từ đó chúng tôi đề xuất phương hướng khắc phục.

Để thực hiện được những vấn đề trên đây chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra

bằng các phiếu thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh tại trường THPT Trần Quốc

Tuấn- Hải Hậu-Nam Định

Đối với giáo viên chúng tôi sử dụng phiếu điều tra với số lượng giáo viên được điều

Đối với học sinh chúng tôi sử dụng phiếu điều tra với số lượng học sinh điều tra là 99. Ngoài ra còn tiến hành quan sát hoạt động học của học sinh trong giờ học, kiểm

tra khảo sát, phân tích kết quả của học sinh trong thời gian học chương “Dao động

cơ”. Không chỉ của một năm haymột lớp học. Những thông tin thu được có thể đem

so sánh và rút ra những bài học cần thiết cho quá trình thực hiện đề tài luận văn.

Nội dung các vấn đề cần tìm hiểu và kết quả qua phiếu điều tra giáo viên và học

sinh ở trường THPT Trần Quốc Tuấn- Hải Hậu-Nam Định.

Bảng 1.1. Kết quả điều tra giáo viên trường THPT Trần Quốc Tuấn- Hải Hậu Nam Định

Kết quả điều tra giáo viên

STT Nội dung câu hỏi Ý kiến của giáo viên Ghi chú

A B C D

1 Câu 1 38,9 % 27,8 % 11,1 % 16,7 %

2 Câu 3 44,4 % 33,3 % 22,3 %

Những lí do chính:

+ Các thầy cô giáo cho rằng bài tập chương “ Dao động cơ” liên hệ nhiều

với thực nghiệm.

+ Bài tập chương dao động cơ có liên quan nhiều đến kiến thức đạo hàm và hiện tượng vật lí làm học sinh khó tưởng tượng làm cho học sinh khó hiểu. + Các dạng bài tập chương dao động cơ khi đã phân loại và có phương

pháp riêng sẽ giúp cho học sinh cảm thấy bài toán dễ hơn và học sinh sẽ

giải bài tập nhanh, chính xác hơn.

3 Câu 4 11,1 % 55,6 % 22,2 % 11,1 % 4. Câu 2 Rất ưu tiên Ưu tiên Bình thường Không dùng đến Ghi chú Bài tập trong SGK 66,7 % 27,7 % 5,6 % 0 % Bài tập trong SBT 38,9 % 38,9 % 11,1 % 11,1 % Bài tập chọn theo sở trường riêng 66,7 % 27,8 % 5,5 % 0 % ự soạn thảo b ập

Bảng 1.2: Kết quả điều tra học sinh

Câu 1: Em hãy đánh giá mức độ các tác dụng của bài tập vật lí?

Mức độ Các tác dụng của BTVL Rất có tác dụng Có tác dụng Không có tác dụng

Giúp ôn tập và đào sâu kiến thức 40,4% 45,5% 14,1% Giúp rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào

thực tế

29,9% 50,5% 19,6%

Giúp đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức 40,4% 48,5% 11,1%

Giúp phát triển tư duy sáng tạo 30,3% 50,5% 19,2%

Câu 2 :Lí do em không làm được bài tập chương « Dao động cơ»- Vật lí 12

THPT-Chương trình cơ bản là gì ? ( học sinh có thể chọn nhiều phương án)

Hiểu lí thuyết nhưng không biết áp dụng 45,5 %

Không hiểu lí thuyết nên không biết áp dụng 10,1 % Biết phương pháp giải nhưng khi thực hiện bị sai sót 32.3 %

Không nắm được phương pháp giải các dạng bài tập chương này 12,1 %

Câu 3: Trong quá trình giải bài tập chương “Dao động cơ” emhãy đánh giá mức độ khó khăn của các bước giải sau:

Mức độ

Nội dung học sinh gặp khó khăn

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Tìm hiểu đề bài và kí hiệu các đại lượng vật lí. 40,4 % 39,2 % 20,2 % Tìm ra các mối liên hệ giữa các đại lượng đã

cho và đại lượng xác định.

50,5 % 30,3 % 19,2 %

Vận dụng kiến thức toán học, hóa học... để tìm nghiệm.

25,3 % 41,4 % 33,3 %

Câu 4 : Khi làm bài tập chương dao động cơ, mức độ sử dụng các cách làm sau đây của em thế nào? Mức độ Cách làm Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Tìm hiểu kĩ lí thuyết sau đó làm bài tập 70,7 % 20,2 % 9,1 %

Chỉ đọc qua loa lí thuyết sau đó làm bài tập 90.9 % 5,1 % 4 %

Không xem lí thuyết mà làm bài tập ngay, chỗ nào cần xem lại lí thuyết thì mở sách ra xem

80,8 % 10,1 % 9,1 %

Đọc trước lời giải và thực hiện lại một cách

thuần thục

37,4 % 45,5 % 17,1 %

Câu 5: Trong quá trình giải bài tập chương Dao động cơ, mức độ khó khăn của em

trong việc áp dụng các kiến thức sau như thế nào ? Phần dao động của con lắc lò xo

Mức độ khó khi giải Dạng bài tập Không khó Có khó khăn, tự vượt qua được Có khó khăn, không tự vượt qua được Xác định các đại lượng đặc trưng của dao

động điều hòa

82,8 % 10,1 % 7,1 %

Lập phương trình của dao động điều hòa 75,8 % 10,1 % 14,1 %

Năng lượng trong dao động điều hòa 21,2 % 38,3 % 40,5 %

Lực đàn hồi và lực phục hồi trong dao động điều hòa

5,1 % 36,4 % 58,5 %

Cắt ghép lò xo 25,2 % 45,5 % 29,3 %

Tổng hợp hai dao động điều hòa 70,7 % 15,2 % 24,1 %

Xác định quãng đường đi được sau khoảng

thời gian đã cho bằng cách sử dụng giản đồ véc tơ

7,1 % 49,5 % 43,4 %

Xác định thời điểm của vật trong quá trình

dao động bằng cách sử dụng giản đồ véc tơ

Phần dao động tắt dần, dao động cưỡng bức Mức độ khó khi giải Dạng bài tập Không khó Có khó khăn, tự vượt qua được Có khó khăn, không tự vượt qua được Dao động tự do, dao động tắt dần.

Dao động duy trì, dao động cưỡng

bức. Cộng hưởng

42,4 % 39,4 % 18,2 %

Phần dao động của con lắc đơn

Mức độ khó khi giải Dạng bài tập Không khó Có khó khăn,tự vượt qua được Có khó khăn, không tự vượt qua được Xác định các đại lượng đặc trưng trong dao

động điều hòa của con lắc đơn

70,7 % 20,2 % 6,1 %

Phương trình và năng lượng dao động của con

lắc đơn

65,7 % 27,3 % 7 %

Khảo sát dao động của con lắc đơn khi có thêm

lực lạ tác dụng

10,1 % 67,7 % 22,2 %

Sự thay đổi chu kỳ dao động của con lắc đơn

theo độ cao, độ sâu và nhiệt độ

7,1 % 72,7 % 20,2 %

Sự trùng phùng của con lắc đơn 8,1 % 45,5 % 46,4 %

Câu 6: Sau khi hoàn thành đúng một bài tập, em thực hiện công việc sau đây như

thế nào? Mức độ Công việc Thường xuyên Thỉnh

thoảng bao giKhông ờ

Không cần xem lại bài tập mà chuyển sang ngay

bài khác

7,1 % 22,2 % 70,7 %

Tìm ra cách giải khác và so sánh các cách giải 27,3 % 30,3 % 42,4 %

Thay đổi các điều kiện của bài toán để được một

bài toán mới và tự giải

37,4 % 40,4 % 22,2 %

1.10.2. Nhận xét chung về kết quả điều tra ở trường trung học phổ thông Trần

Quốc Tuấn- Hải Hậu - Nam Định

Căn cứ trên những câu hỏi và trả lời từ các phiếu điều tra của giáo viên và học sinh chúng tôi đưa ra những nhận xét sau đây:

Tình hình dạy giải bài tập nói chung trong chương trình vật lí 12- chương

trình cơ bản

Thông qua việc điều tra giáo viên giảng dạy bộ môn vật lí tại trường THPT Trần

Quốc Tuấn và một số đồng nghiệp khác, chúng tôi rút ra nhận định :

Số tiết học dành cho việc chữa bài tâp còn ít mà yêu cầu rèn kĩ năng lại nhiều,

chính vì thế giáo viên rất khó bố trí thực hiện cho đầy đủ.

Trình độ học sinh không đồng đều vì thế bài chọn chữa rất khó phù hợp: bài khó thì học sinh yếu không làm nổi, bài dễ lại làm cho các em học tốt nhàm chán.

Khó đưa ra hệ thống các bài tập vừa đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh lại

vừa đảm bảo yêu cầu, mục đích của chương trình.

Mỗi giáo viên thường chọn riêng cho mình một phương pháp giải và đưa ra cho

học sinh luyện tập, nên rất khó khăn trong công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học

tập trong môn vật lí của học sinh cả khối.

Các bài tập chương “Dao động cơ” thuộc về nhiều dạng khác nhau, số liệu nhỏ, một số

bàiliên quan đến nhiều kiến thức ở lớp dưới và là những bài khó đối với học sinh.

Tình hình dạy giải bài tài tập chương “Dao động cơ” vật lí 12 Trung học phổ

thông – Chương trình cơ bản ở Trường THPT Trần Quốc Tuấn.

Tình hình hoạt động giải bài tập của học sinh ở Trường THPT Trần Quốc Tuấn

từ trước đến nay.

Đa số học sinh nhớ máy móc, chưa hiểu hết bản chất hiện tượng vật lí đề cập

trong bài tập nên gặp khó khăn tronggiải bài tập chương “Dao động cơ”.

Trong giờ bài tập một số học sinh còn ỷ nại, không tích cực tham gia xậy dựng

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống và hướng dẫn giải bài tập chương dao động cơ vật lý lớp 12 trung học phổ thông chương trình cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực tự chủ và bồi dưỡng năng lưc sáng tạo của học sinh. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)