Khi day cho học sinh giải bài tập vật lí chương “Dao động cơ” giáo viên cần phải hình thành cho các em những kĩ năng sau:
Kĩ năng đổi đơn vị từ g ra kg, từ mJ ra J, từ cm/s ra m/s. Từ cm ra m. Bài 4. (1tiết)
Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức
Nêu được định nghĩa, đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng.
Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.
Học sinh nêu được một vài ví dụ về tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng.
Giải thích được nguyên nhân của dao động tắt dần.
Vẽ và giải thích được đường cong cộng hưởng. Vận dụng được điều kiện cộng hưởng để giải thích một số hiện tượng vật lí liên quan.
Giải được bài tập định lượng về dao động cưỡng bức khi có cộng hưởng xảy ra. Bài 5. (2 tiết) Tổng hợp dao động điều hòa. Nhớ được cách biểu diễn một dao động điều hòa bằng giản đồ véc tơ.
Nắm được phương pháp Fre-nen.
Nắm được công thức biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp.
Hiểu được thế nào là độ lệch pha, thế nào là hai dao động cùng pha, ngược pha, trễ pha, sớm pha. Hiểu được cách chứng minh công thức biên độ và pha ban đầu. Hiểu được cách chứng minh giá trị cực đại, cực tiểu của biên độ.
Biết áp dụng công thức để tìm biên độ và pha ban đầu từ đó viết được phương trình của dao động tổng hợp trong các trường hợp khác nhau.
Kĩ năng vận dụng các kiến thức toán học như tổng hợp véc tơ, công thức lượng giác hàm sin và hàm cosin trong tam giác, các kiến thức đạo hàm, các phép chiếu lên trục tọa độ.
Kĩ năng phân tích được hiện tượng vật lí nêu ra trong bài tập, nhận ra được các mối liên hệ giữa các đại lượng đề cập trong bài từ đó lựa chọn được công thức liên hệ giữa các đại lượng. Kĩ năng tính toán chính xác, biết cách biện luận ra kết quả cần tìm.
Kĩ năng giải thích một số hiện tượng trong đời sống khoa học kĩ thuật: Sự nhanh chậm của đồng hồ quả lắc...
2.5. Phân loạibài tập chương “Dao động cơ”- Vật lí 12 chương trình cơ bảnCó nhiều cách phân loại bài tập vật lí đó là phân loại theo nội dung, phân loại theo