12 NÂNG CAO
2.6.2. Xây dựng đề
A. Phần chung cho tất cả học sinh (20 câu 6,0 điểm)
Câu 1: Nung nóng hỗn hợp gồm 10,8 gam bột Al với 16 gam bột Fe2O3 (không có không khí), nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng Al2O3 thu được là
A. 8,16 gam. B. 10,20 gam. C. 20,40 gam. D. 16,32 gam.
Câu 2: Cho các chất Cu, Al, HCl, CO. Nhóm các chất đều khử được Fe2O3 khi có
điều kiện thích hợp là
A. Cu, Al, HCl, CO. B. Al, CO. C. CO, HCl. D. Al, HCl, CO.
Câu 3: Phương trình hóa học nào dưới đây viết không đúng?
A. 2CrO + 2HCl → CrCl2 + 3H2O. B. 2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O.
C. 2Cr + 3Cl2 t0
2CrCl3. D. 2Cr + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2.
Câu 4: Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng, phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư. Dung dịch thu được sau phản ứng là
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)3, HNO3.
C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
Câu 5: Thêm NaOH dư vào dung dịch chứa 0,5 mol Fe(NO3)2. Lọc kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 80,0 gam. B. 24,0 gam. C. 16,0 gam. D. 40,0 gam.
Câu 6: Trong hợp chất, các số oxi hoá đặc trưng của crom là
A. +2; +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6.
Câu 7: Cho các kim loại Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4, FeCl2, FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 8: Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]).
B. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.
C. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
Câu 9: Cấu hình của nguyên tử hoặc ion nào sau đây được viết đúng?
A.26Fe2+ : [Ar]3d54s1. B.26Fe3+ : [Ar]3d5.
C.13Al: [Ne]3s2. D.24Cr : [Ar]3d54s1.
Câu 10: Để nhận biết 3 chất rắn: Al2O3, MgO, CaCl2 có thể dùng nhóm thuốc thử
nào sau đây?
A. H2O và NaOH. B. H2O và NaCl. C. H2Ovà H2SO4. D. H2O và HCl.
Câu 11: Cho 700 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 0,2M. Sau phản
ứng hoàn toàn, khối lượng kết tủa tạo ra là
A. 0,78 gam. B. 1,56 gam. C. 0,97 gam. D. 0,68 gam.
Câu 12: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung
dịch chuyển từ
A. không màu sang màu vàng. B. màu da cam sang màu vàng.
C. không màu sang màu da cam. D. màu vàng sang màu da cam.
Câu 13: Khử hoàn toàn 15 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng 896 ml
khí CO (đktc) ở nhiệt độ cao. Khối lượng chất rắn thu được sau khi kết thúc phản ứng là
A. 14,36 gam. B. 16,60 gam. C. 13,36 gam. D. 8,60 gam.
Câu 14: Ứng dụng nào của nhôm dưới đây không đúng ?
A. Làm vật liệu chế tạo ôtô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ.
B. Làm khung cửa, trang trí nội thất và mạ đồ trang sức.
C. Làm dây dẫn điện, thiết bị trao đổi nhiệt, dụng cụ đun nấu trong gia đình.
D. Chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn gắn đường ray.
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 11,52 gam kim loại X vào dung dịch HNO3 loãng dư thì
thu được 2,688 lít khí NO (đktc). Kim loại X là
A. Zn. B. Pb. C. Fe. D. Cu.
Câu 16: Dãy gồm các hợp chất chỉ có tính oxi hoá là:
A. Fe(OH)2, FeO. B. FeO, Fe2O3.
C. Fe(NO3)2, FeCl3. D. Fe2O3, Fe2(SO4)3.
Câu 17: Cho 5,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HCl (dư),
A. 2,7 gam. B. 2,8 gam. C. 2,5 gam. D. 3,5 gam.
Câu 18: Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. HCl. B. H2SO4. C. NaHSO4. D. NH3.
Câu 19: Sắt trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều dạng quặng. Quặng nào sau đây giàu
hàm lượng sắt nhất?
A. Hematit đỏ B. Hematit nâu C. Manhetit D. Pirit sắt.
Câu 20: Trong thành phần của gang, nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là
A. Si. B. Mn. C. S. D. Fe.
B. Phần riêng: Chương trình nâng cao (10 câu 4 điểm)
--Câu 21: Thêm m gam kali vào 300 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH
0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là
A. 1,59. B. 1,17. C. 1,71. D. 1,95.
Câu 22: Thuốc thử đặc trưng dùng để nhận biết ion Cu2+ là
A. Dung dịch NH3. B. Dung dịch HNO3.
C. Cu và dung dịch H2SO4. D. Cu và NaNO3.
Câu 23: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Cu là
A. FeCl3 và AgNO3. B. FeCl2 và ZnCl2.
C. AlCl3 và HCl. D. MgSO4 và ZnCl2.
Câu 24: Muốn điều chế 6,72 lít khí clo (đkc) thì khối luợng K2Cr2O7 tối thiểu cần dùng để tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là
A. 29,4 gam B. 27,4 gam. C. 24,9 gam. D. 26,4 gam
Câu 25: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3
0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,746. B. 0,448. C. 1,792. D. 0,672.
Câu 26: Để phân biệt 6 dung dịch NaNO3, Fe(NO3)3, Al(NO3)3, Mg(NO3)2, NH4NO3, (NH4)2SO4 chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây?
C. Dung dịch NH3. D. Dung dịch Ba(OH)2.
Câu 27: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được
10,08 lít khí duy nhất (đktc). Giá trị của m là
A. 8,4. B. 75,6. C. 25,2. D. 5,6.
Câu 28: Nguyên tắc luyện thép từ gang là
A. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.
B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.
D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.
Câu 29: Dung dịch nào sau đây có thể hòa tan Ag?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch H2SO4 loãng
C. Dung dịch H3PO4. D. Dung dịch HNO3.
Câu 30: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. Quặng boxit. B. Quặng pirit.
C. Quặng đolomit. D. Quặng manhetit.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong chương 2 chúng tôi đã trình bày:
1. Nội dung chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình hoá học phần kim loại lớp 12 nâng cao, gồm ba chương (Chương 5: Đại cương về kim loại; Chương 6: Kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ Nhôm; Chương 7: Crom Sắt Đồng).
2. Xây dựng và tuyển chọn một số câu hỏi TNKQ phần kim loại lớp 12 làm thư viện câu hỏi để xây dựng đề kiểm tra.
Trong đó:
Chương 5: 174 câu TNKQ, gồm các mức độ: Biết 29 câu, hiểu 59 câu, vận dụng 57 câu, vận dụng ở mức cao hơn 29 câu.
Chương 6: 176 câu TNKQ, gồm các mức độ: Biết 30 câu, hiểu 42 câu, vận dụng 83 câu, vận dụng ở mức cao hơn 21 câu.
Chương 7: 201 câu TNKQ, gồm các mức độ: Biết 46 câu, hiểu 58 câu, vận dụng 72 câu, vận dụng ở mức cao hơn 25 câu.
3. Xây dựng đề kiểm tra định kì theo chuẩn KT-KN kèm theo ma trận.
Chương 5: 1 đề TNKQ, gồm các mức độ: Biết 6 câu, hiểu 10 câu, vận dụng 11 câu, vận dụng ở mức cao hơn 3 câu.
Chương 6: 1 đề TNKQ, gồm các mức độ: Biết 7 câu, hiểu 9 câu, vận dụng 11 câu, vận dụng ở mức cao hơn 3 câu.
Chương 7: 1 đề TNKQ, gồm các mức độ: Biết 9 câu, hiểu 8 câu, vận dụng 9 câu, vận dụng ở mức cao hơn 4 câu.
Thi HK II: 1 đề TNKQ, gồm các mức độ: Biết 8 câu, hiểu 10 câu, vận dụng 9 câu, vận dụng ở mức cao hơn 3 câu.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM