5. Kết quả thí nghiệm
5.3.2. Nhận xét về bộ dụng cụ
- Ƣu điểm:
+ Bộ thiết bị khảo sát các định luật chất khí cũng nhƣ xác định hằng số khí R này là một bộ thiết bị cực kỳ hiện đại của Đức.
+ Trong các bài thí nghiệm về chất khí ở THPT, cụ thể là ở chƣơng trình Vật Lý 10 thì các bộ thí nghiệm ở đó rất đơn giản và chỉ có thể thực hiện khảo sát mối liên hệ giữa hai trong ba thông số trạng thái. Còn ở bộ thí nghiệm này thì ta có thể khảo sát tất cả ba định luật của chất khí cũng nhƣ là khảo sát đồng thời mối liên hệ của ba thông số trạng thái này.
+ Bên cạnh đó, bộ thí nghiệm này còn có thể đo đƣợc hằng số khí R, điều mà ở phổ thông chƣa làm đƣợc.
+ Cách đo áp suất và thể tích khí trong bộ thí nghiệm này rất hay, sử dụng kiến thức cơ học, đo chiều cao cột không khí hoặc là độ chênh lệch mức thủy ngân theo đơn vị milimet, không cần phải dùng áp kế. Đo áp suất và thể tích bằng cách này sẽ cho ra nhiều số liệu hơn, có độ chính xác cao hơn nhiều so với đo bằng áp kế. Ở phổ thông, ngƣời ta thí nghiệm đo đạc đƣợc khoảng 5 giá trị p, V, T tƣơng ứng. Còn với bộ thí nghiệm này, ta có thể đo đƣợc tới 10 – 15 giá trị hoặc có thể hơn.
+ Việc dùng máy điều nhiệt để giữ nhiệt độ và tăng nhiệt độ làm cho thí nghiệm trở nên an toàn hơn. Bộ thí nghiệm điều chỉnh tăng nhiệt độ ở phổ thông (Bình đun nƣớc sôi) rất dễ hƣ hỏng và thiếu an toàn, khó mà để cho học sinh có thể tự thí nghiệm một mình.
- Nhƣợc điểm:
+ Bộ thí nghiệm này tƣơng đối cồng kềnh, không thể đem vào phòng học đƣợc, chỉ có thể để nó trên phòng thí nghiệm.
+ Giá thành khá đắt.
Kết luận bài 1
Để dạy và học chƣơng chất khí, khảo sát các định luật Boyle – Mariotte, Charles hay Gay – Lussac, bộ thí nghiệm này là một công cụ thực sự hữu ích. Nó có nhiều ƣu điểm hơn cả so với những bộ thí nghiệm chất khí hiện có ở trƣờng THPT. Nếu bài thí nghiệm này đƣợc đƣa vào chƣơng trình Vật Lý 10 thì tôi tin rằng nó sẽ giúp cho các em học sinh có thể hiểu rõ và nắm vững các kiến thức trong chƣơng chất khí này. Bên cạnh đó, bộ thí nghiệm này còn giúp cho các em học sinh rèn luyện tính phối hợp, hoạt động nhóm, cũng nhƣ ôn lại các kiến thức về phần cơ học chất lỏng.
BÀI 2. ĐO TỪ TRƢỜNG TRÁI ĐẤT 1. Mục đích thí nghiệm
- Tìm hiểu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và cách sử dụng hai cuộn dây Helmholtz, máy đo từ trƣờng “Teslameter”, nguồn điện “Power supply”.
- Sử dụng la bàn có trục xoay thẳng đứng kết hợp với cuộn dây Helmholtz, máy đo từ trƣờng cùng đồng hồ đa năng hiện số để đo từ trƣờng Trái Đất thông qua hai thành phần từ trƣờng nằm ngang và từ trƣờng thẳng đứng của nó.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng đồng hồ điện đa năng hiện số.
2. Dụng cụ thí nghiệm 2.1. Giới thiệu 2.1. Giới thiệu 2.1. Giới thiệu 2.1. Giới thiệu 2.1. Giới thiệu
STT Tên dụng cụ Hình ảnh
1 Hai cuộn dây
Helmholtz.
3 Biến trở (100–1,8A)
4 Máy đo từ trƣờng
5 Đầu dò (máy đo từ trƣờng)
6 Đồng hồ điện đa năng hiện số
7 La bàn có trục xoay thẳng đứng
2.2. Hƣớng dẫn sử dụng