3. Ý nghĩa của đề tài
4.4.4. Khả năng áp dụng tại Việt Nam
Kinh doanh khách sạn được coi là một ngành kinh doanh có daonh thu và lợi nhuận cao, vì vậy, có rất nhiều người đã, đang và sắp đầu tư xây dựng và kinh doanh khách sạn.
Hiện nay có rất nhiều khách sạn được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, nhu cầu đi du lịch của du khách vẫn đang tăng làm cho nhu cầu cầu lưu trú tăng theo. Nhu cầu du lịch và lưu trú gia tăng vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với các chủ đầu tư có ý định bắt tay vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn.
Việt Nam là điểm đến du lịch thu hút hàng chục triệu lượt khách mỗi năm với nhiều địa điểm du lịch, văn hóa, ẩm thực đặc trưng thu hút. Nguồn khách du lịch trong nước và quốc tế dồi dào kéo theo nhiều dịch vụ về lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí,… cũng phát triển
Việt Nam có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, giúp cho sự phát triển của ngành kinh doanh khách sạn. Có cầu thì ắt sẽ sinh ra nhiều cung. Khi nhu cầu du lịch của du khách tăng sẽ khiến nhiều nơi lưu trú quá tải, chất lượng dịch vụ và phục vụ chưa đảm bảo.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng cũng như phù hợp với “túi tiền” của khách du lịch mà nhiều phân khúc khách sạn ra đời. Khách sạn được phân chia theo nhiều hạng sao, nhiều kiến trúc, cơ sở và trang thiết bị khác nhau trên cơ sở dựa vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà khách sạn mình hướng đến. Có rất nhiều loại khách sạn từ bình dân đến cao cấp tại Việt Nam.
Khách du lịch ngày nay có xu hướng hiện đại với tư tưởng sống là phải hưởng thụ, kinh tế càng tốt thì mức độ sử dụng dịch vụ càng cao. Nhu cầu sống tận hưởng của khách hàng gia tăng, họ không ngại mạnh tay chi tiêu cho việc đi du lịch, và sử dụng các dịch vụ cao cấp, hiện đại. Họ không ngại chi
trả một khoản tiền lớn cho việc sử dụng các dịch vụ chất lượng cao trong khách sạn.
Việt Nam đã có nền tảng là đất nước nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn nên khả năng khách hàng đưa người thân, gia đình, bạn bè sang du lịch là rất cao. Hiện nay Việt Nam mở cửa nền kinh tế với nước ngoài, kết nối với nhiều quốc gia dẫn đến tình hình giao lưu và hợp tác được đẩy mạnh, họ đến Việt Nam để làm việc, công tác ngắn ngày nên có nhu cầu lưu trú tại khách sạn.
Mở rộng kinh doanh khách sạn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng về dịch vụ lưu trú, ăn uống đồng thời tăng cơ hội cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Dựa vào yếu tố kể trên, việc xây dựng và mở rộng khách sạn là nước cờ đúng đắn khi nhu cầu du lịch của khách hàng tăng, tỷ lệ khách nước ngoài đến với Việt Nam cũng cao. Khi rất nhiều khách sạn được xây dựng và hoạt động tạo ra cơ hội lựa chọn cho khách hàng. Họ ưu tiên cho những khách sạn có nhiều tiện nghi, dịch vụ được cung cấp chất lượng. Vậy nên, các khách sạn không còn cách nào khác cạnh tranh với các đối thủ ngoài phương án đẩy mạnh chất lượng dịch vụ, chính sách chăm sóc và hậu mãi khách hàng tốt. Điều này không những khẳng định thương hiệu trên thị trường, mà tiềm năng phát triển kinh doanh khách sạn luôn rộng mở.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
- Qua thực hiện đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của khách sạn Jungle Palace, Shirahama, tỉnh Chiba, Nhật Bản “ và qua quá trình thực tập trực tiếp tại khách sạn ta thấy rằng hiệu quả kinh doanh của khách sạn tăng lên từng năm, ngày càng được cải thiện. Cụ thể:
+ Về tình hình lượt khách: Trong 3 năm thì tổng lượt khách là 74.329 lượt khách, trong đó tổng lượt khách nội địa chiếm ưu thế là 68.334 lượt khách, tổng lượt khách quốc tế là 5.995 lượt khách. Số lượng khách cao nhất là năm 2019.
Nhìn chung về số lượt khách thì cả 3 năm lượt khách nội địa và quốc tế đều tăng nhưng thị trường khách nội địa chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng số lượt khách của khách sạn.
+ Về cơ cấu doanh thu: Tổng doanh thu trong 3 năm là 357.972.000.000 trong đó tổng doanh thu từ khách sạn ( lưu trú) là cao nhất và tổng doanh thu cao nhất là năm 2019.
- Qua phần đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của tổ hợp khách sạn Jungle cho thấy rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của khách sạn, nhưng trong đó yếu tố đội ngũ lao động, thái độ phục vụ của nhân viên có ảnh hưởng lớn nhất tới phát triển của khách sạn, vì người Nhật luôn coi trọng lễ nghĩa, phép lịch sự, sống có nguyên tắc, nên yếu tố này vô cùng quan trọng. Nếu thái độ phục vụ của nhân viên không tốt thứ những khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng, sẽ phản ánh ngay với khách sạn, và sẽ rất khó để họ quay lại khách sạn lần thứ hai. Qua quá trình hoạt động, khách sạn cũng đã khẳng định mình trong việc phục vụ. Ngoài ra cơ sở vật chất khách sạn đã bị xuống cấp phần nào theo thời gian. Về đội ngũ
những người lao động trong khách sạn già hóa nhưng có tác phong phục vụ văn minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ, ứng xử giao tiếp lịch sự có văn hóa, phục vụ khách chu đáo tận tình, luôn đặt khách hàng lên hàng đầu.
- Qua báo cáo đã phần nào nêu lên được những hạn chế đang tồn tại và những mặt tích cực của khách sạn. Từ đó đưa ra những đề xuất, ý kiến và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trong khách sạn, nâng cao hiệu quả trong các khâu, các bộ phận nhằm giúp khách sạn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
5.2. Kiến nghị
- Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn thì khách sạn phải tập chung đầu tư trang thiết bị, nâng cấp lại cơ sở hạ tầng tốt hơn để có thể thu hút khách lớn hớn.
- Về đội ngủ lao động thì đội ngũ nhân viên đã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng phục vụ tương đối tốt nhưng có một vài yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ.
- Đội ngũ nhân viên trong khách sạn có độ tuổi trung bình tương đối cao, cần phải đổi mới và trẻ hóa, nhất là bộ phận lễ tân.
- Tăng cường mở rộng một số loại hình dịch vụ bổ sung: Các loại hình vui chơi, giải trí, thể thao, thư giãn,… Trong quá trình hoạt động người quản lý cần nắm vững xu hướng phát triển để đưa ra những biện pháp, mục tiêu trong kinh doanh cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh.
- Cần mở rộng hơn công tác marketing, quảng cáo sản phẩm của khách sạn trên nhiều phương diện hơn.
- Cần đưa ra những biện pháp phòng chống hợp lý, làm giảm tối đa các ảnh hưởng của bão tới khách sạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt
1. Báo Nhân Dân điện tử (Nhìn lại năm 2019): Năm đột phá của du lịch Việt Nam 2. Giáo trình tổng quan về du lịch bền vững, TS Nguyễn Bá Lâm (2007 ) 3. Tổng cục du lịch (2005), Luật du lịch, chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An 4. Tài liệu thu thập từ bộ phận kế toán – tài vụ, khách sạn Jungle Palace,
Shirahama, Chiba, Nhật Bản
5. Tài liệu thu thập từ bộ phận lễ tân, khách sạn Jungle Palace, Shirahama, Chiba, Nhật Bản
6. Thu thập thông tin từ nhân viên khách sạn và khách hàng tại khách sạn Jungle Palace, Shirahama, Chiba, Nhật Bản
7. Theo Thông tư số 01/202/TT – TCDL ngày 27/04/2001 của Tổng cục du lịch về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2000/NĐ – CP của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch
II.Tài liệu trên Internet
8. dulichvtv.vn/du-lich-tam-nhin-viet 9.https://tailieu.vn/doc/luan-van-phan-tich-tinh-hinh-hoat-dong-kinh-doanh- khach-san-kingtown-627948.html 10. https://hotel.oxu.vn/nhan-to-anh-huong-hut-khach-cua-khach-san-1/ 11.https://tourdulichnhatban.info/gioi-thieu-tong-quan-du-lich-nhat-ban- pn.html 12.https://ezcloud.vn/kinh-nghiem-cho-kinh-doanh-khach-san-nha-nghi-hieu-qua/ 13.https://visanuocngoai.vn/tin-tuc-nhat-ban/gioi-thieu-ve-am-thuc-nhat- ban.html 14.https://designwebhotel.com/tinh-hinh-va-tiem-nang-kinh-doanh-khach- san-o-viet-nam-hien-nay/ 15. https://123docz.net/document/892550-giao-trinh-tong-quan-ve-khach-san- va-du-lich.htm 16.https://xuatkhaulaodong.com.vn/khai-quat-doi-net-ve-tinh-chiba-nhat-ban- 461.htm