Đánh giá chung về hoạt động quản lý và khai thác yến sào của chúa Nguyễn

Một phần của tài liệu 24194 1612202023522090tonvnkhalun (Trang 36 - 41)

7. Bố cục của đề tài:

2.3 Đánh giá chung về hoạt động quản lý và khai thác yến sào của chúa Nguyễn

Nguyễn và vƣơng triều Nguyễn.

Hoạt động khai thác yến sào của chính quyền họ Nguyễn có lịch sử hình thành từ lâu đời và đã được nhiều tư liệu, thư tịch ghi chép. Trong lịch sử, đặc biệt là dưới thời nhà Nguyễn, họat động này đã có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực kinh tế của nhiều tỉnh thành nói riêng, kinh tế nước ta nói chung, cũng như tạo thành một nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng biển đảo miền Trung Việt Nam.

* Đối với kinh tế

Khai thác yến sào đã mang lại giá trị kinh tế cao cho chính quyền cũng như nhân dân đi khai thác. Mặt hàng yến sào so với các sản vật khác thì có giá khá cao: “Nay kể tên các sản vật và giá phải chăng như sau: tục xứ Quảng Nam gọi 100 cân

là 1 tạ. Cau 3 quan 1 tạ, hồ tiêu 12 quan 1 tạ, đậu khấu 5 quan, ô mộc 6 quan, sa nhân 12 quan, thảo quả 10 quan, ô mộc 6 mạch, hồng mộc 1 quan, hoa lê mộc 1 quan 2 tiền, tê giác 500 quan, yến sào 200 quan, gân hưu 15 quan, vây cá 40 quan tôm khô 6 quan, hải thái 12 quan, hương loa đầu 12 quan, đồi mồi 180 quan, ngà voi 40 quan, gai ba la 12 quan, bằng đường (đuờng phèn) 4 quan, bạch đường 12 quan, lại còn có nhiều vị thuốc như hoạt thạch, phấn và các vị thuốc thổ sản không kể siết được…” [8, tr.193].

Yến sào cũng đã góp phần thu hút thương nhân đến buôn bán ở Đàng Trong và góp phần làm phát triển kinh tế thương mại ở khu vực này. Đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu được các thương nhân nước ngoài ưa chuộng: “Hàng xuất khẩu ở Đàng Trong chủ yếu là đặc sản quý hiếm như ngà voi, trầm

hương, yến sào ở cảng Hội An. Ở phố cảng Thanh Hà thì xuất khẩu hạt tiêu, cau, thuốc nhuộm và các tài sản quý của đất nước nằm trong tay phủ Chúa như kỳ nam, yến sào, trầm hương” [4, tr.15-16]. Ngày 18/8/1695, thương nhân người Anh là

Thomas Bowyear đến Hội An, ông thấy: “Các thuyền mua (đem đến Đường Trong)

từ Quảng-Đông: tiền đúc được lãi rất nhiều, cũng như hàng tơ lụa hoa các kiểu, lĩnh lụa, đồ gốm Trung Quốc, chè, kẽm, thủy ngân, nhân sâm, long não và các vị thuốc khác; từ Xiêm: lá trầu không, gỗ đỏ (dùng để nhuộm), sơn, xà cừ, ngà voi, thiếc, chì, gạo; từ Campuchia: thư hoàng (dùng làm thuốc vẽ), cánh kiến trắng, sa nhân, sáp, sơn, xà cừ, gỗ đỏ, nhựa thông, da trâu, da và gân hươu, ngà voi, sừng tê v.v…; từ Ba-ta-vi-a: bạc, bạch đàn, trầu không, vải cát bá đỏ và trắng, thuốc màu đỏ; từ Ma-ni: bạc, diêm sinh, gỗ đỏ, vỏ sò, thuốc hút, sáp, gân hươu. Còn “Đường Trong” bán ra: vàng, sắt, tơ và hàng dệt như lĩnh, lụa… kỳ nam, trầm hương, đường, đường phèn, … yến sào, hạt tiêu, bông…” [33, tr. 227]. Giáo sĩ Alexandre

de Rhodes đã mô tả yến sào như sau: “Cũng chỉ ở Đàng Trong mới có tổ yến, người

ta thường cho vào cháo và thịt. Có một hương vị đặc biệt, thường là món ăn cáo ang cho ông hoàng bà chúa. Nó trắng như tuyết. Người ta tìm thấy trong mấy núi đá ven biển đối diện với đất liền có trầm hương, ngoài ra không đâu có cả. Tôi nghĩ chim yến đã hút nhựa cây trầm và nhựa cây đó trộn với bọt biển, vì thế tổ yến vừa trắng vừa có vị ngon. Người ta không ăn kiêng mà nấu chung với cá hay thịt” [11,

tr. 756].

Bên cạnh việc thu được lợi nhuận kinh tế cao từ buôn bán yến sào thì việc khai thác yến sào phải đóng thuế cũng đem lại nguồn ngân sách lớn cho triều đình, góp phần phát triển kinh tế. “Hộ lấy yến ở những tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh

Hòa… mỗi người cả năm nộp thuế yến 10 lạng, miễn cho thuế thân và tiền dây xâu

tiền” [33, tr.210]. “Năm Gia Long thứ 4 (1805) chuẩn lời bàn định, dinh Quảng

Nam dồn những người dân hộ tịch về lập đội lấy tổ yến, mỗi người cả năm nộp số yến là 8 lạng, miễn cho việc binh đao” [33, tr.210]. Như vậy những ai muốn khai

định. Thông thường thì sẽ nộp thuế bằng yến sào, từ yến triều đình có thể bán lấy tiền, nhưng hộ nào không có yến thì có thể nộp tiền (một cân yến tương đương với 40 quan).

* Đối với văn hóa- xã hội:

Hoạt động quản lý và khai thác yến sào của chính quyền họ Nguyễn cũng đã mang lại cho cư dân ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ một ngành nghề tuyền thống và nghề khai thác yến sào đã trở thành một nếp văn hóa riêng biệt của người dân nơi đây.

Để tưởng nhớ những bậc “tiền nhân sáng tạo” ở các đời trước với tư cách là “hậu thế tuân thừa”, vào năm Tự Đức nguyên niên (1848) ông Hồ Văn Hòa cùng một số chức dịch địa phương đứng ra đại trùng tu 2 ngôi miếu, một tại đất liền ở xã Thanh Châu, một tại xứ Bãi Hương thuộc Cù Lao - Tân Hiệp phường để thờ tổ nghề, các bậc thần thánh liên quan đến nghề khai thác yến sào và lấy mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm làm lệ cúng tổ nghề. Hiện nay, Di tích Văn hóa – Lịch sử miếu tổ nghề Yến đã được nhà nước quan tâm trùng tu và lễ giỗ đã được ngành văn hóa du lịch địa phương đưa vào lịch lễ hội hằng năm. Kể từ đó đến nay, tuy trải qua bao lần binh lửa chiến tranh nhưng những người làm nghề yến và cư dân trên đảo vẫn duy trì cúng tế. Lễ tế tổ nghề yến ở Cù Lao Chàm là một trong những lễ hội lớn của Cù Lao nói riêng và cả Hội An nói chung, vì đây không những là lễ tế tổ của một nghề mà còn được xem là lễ cúng cầu an đầu năm cho cả cộng đồng cư dân sinh sống trên đảo.

Theo tục lệ của người làm yến cũng như làm các nghề khác, trước khi đi khai thác thì người ta thường làm lễ cúng viếng, cầu xin được mùa và người đi thuận lợi an toàn, lâu dần thì nó trở thành tục lệ không thể thiếu đối với người dân làm nghề. Hằng năm sau khi khai thác, người dân thường tổ chức lễ giỗ cúng biết ơn những người đi trước, cúng tổ nghề, từ đó đến nay thì hàng năm lễ giỗ vẫn được diễn ra tạo thành nét văn hóa riêng và không thể thiếu đối với người dân vùng Nam Trung Bộ. Đó là Lễ giỗ Tổ nghề Yến sào ở Khánh Hòa được tổ chức ngày 10/5 âm lịch hằng năm, những người làm nghề yến khắp nơi lại tề tựu về đảo yến Hòn Nội thành phố Nhan Trang để thắp nén nhang tri ân các bậc tiền nhân và tham dự lễ hội nghề yến mang đậm bản sắc văn hóa.

Ngoài giỗ tổ nghề yến sào, còn có lễ hội yến sào ở các tỉnh thành khác như Khánh Hòa, lễ hội yến sào chủ yếu nhằm tôn vinh nghề truyền thống, từ đó biết gìn giữ và phát huy làng nghề truyền thống tốt đẹp của nghề yến sào. Lễ hội yến sào được tổ chức một cách bài bản và quy củ, lễ hội đã thu hút một nhiều người tham gia, nơi được xem như thủ phủ của loài chim yến. Khác với các lễ hội tôn vinh ngành nghề như ta vẫn thường thấy ở một số địa phương, lễ hội yến sào Khánh Hòa vừa là sự kết hợp giữa tôn vinh ngành nghề, tri ân tiền nhân vừa là dịp để những người làm nghề này “ngồi lại với nhau”, đánh giá một chặng đường làm ăn đã qua của mình, qua đó rút ra những bài học bổ ích cho công việc sắp tới. Lễ hội yến sào Khánh Hòa còn giá trị ở chỗ, những gì tinh túy nhất của các tập tục cư dân ven biển đều “có mặt” trong lễ hội này. Từ sắc phục dành cho chủ tế và “lính” cầm cờ đến cách xướng của một bài văn tế đều được hậu thế duy trì một cách thiêng liêng và thành kính. Chủ tế không chỉ là người lãnh đạo đi đầu trong các tổ chức khai thác mà đôi khi chỉ là một công nhân bình thường, trực tiếp khai thác yến ngoài đảo nhưng phải là người am tường từng ngóc ngách của công việc đầy thú vị nhưng cũng không ít nhọc nhằn này. Vì vậy, những chủ tế thường là hậu duệ của những người từng hành nghề khai thác yến sào hàng trăm năm qua trên đất Khánh Hòa.

Những người đi trước, đã mở đường và đặt nền móng cho nghề khai thác yến sào trên hẳn sẽ rất hài lòng và mong muốn những người đi sau không những bảo vệ, duy trì nghề truyền thống này một cách liên tục mà còn phát huy tối đa bằng những nguồn lực thiên nhiên mà ta đang có, cũng như khuyến khích người dân tham gia khai thác, gìn giữ và bảo vệ nguồn lợi quý giá này trên tinh thần “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”.

* Đối với việc bảo vệ biển đảo và chủ quyền lãnh thổ.

Các đời chúa Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần đã có công lao to lớn trong việc mở mang bờ cõi, bao gồm toàn bộ đất miền Nam và vùng biển đảo phía Nam và Tây Nam của Tổ Quốc.

Với ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của biển đảo cả về vị trí chiến lược quân sự, giao thông, mậu dịch, lẫn khai thác các nguồn lợi thủy hải sản…các chúa Nguyễn đã rất quan tâm và có cả một hệ thống chính sách bài bản và khá nhất quán

về biển đảo. Mở đất Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã tiếp cận với nhiều cửa biển nên đã hình thành một tư duy chính trị hướng ngoại.

Qua việc khai thác kinh tế biển của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn, ngoài việc khai thác các nguồn lợi hải sản, yến sào, thì chính quyền còn muốn khẳng định chủ quyền biển đảo của của nước ta trên các vùng biển đảo mà ta khai thác. Hay nói cách khác, thông qua việc phát hiện và khai thác các nguồn lợi kinh tế từ biển đảo thì chính quyền họ Nguyễn muốn khẳng định chủ quyền biển đảo của mình trên vùng đất mà mình khai thác. Triều đình cho lập các yến đội, yến hộ không đơn thuần chỉ là những đội khai thác yến mà còn là những chiến sĩ bảo vệ chủ quyền trên biển của ông cha ta như ở Hoàng Sa. Khi đến thời gian khai thác các đội này lại ra các đảo có thể xem họ như là tai mắt của triều đình phái đi để canh giữ, nắm thông tin trên mặt biển.

Các vua triều Nguyễn đều ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của biển đảo đối với việc bảo vệ đất nước, mở mang giao thông, phát triển kinh tế và khai thác các nguồn lợi từ biển, đảo. Dưới thời Nguyễn, khu vực biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam đã được xác lập từ Bắc chí Nam, tương đương với khu vực biển đảo của chúng ta hiện nay, đó là vùng biển từ Quảng Yên (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với các đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa, Trường Sa.

Các vua triều Nguyễn bấy giờ đã xác lập và khẳng định chủ quyền của nước ta đối với biển đảo Tổ quốc bằng việc huy động một lực lượng lớn bao gồm quan chức của các cơ quan Trung ương Nội các, Bộ Công, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ hình, Giám thành Khâm thiên giám, thuỷ sư... phối hợp với quan chức địa phương và ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định hàng năm tiến hành khai thác các sản vật, thực thi công vụ như vẽ bản đồ, kiểm kê tài nguyên trên đảo, đo đạc hải trình, cắm cọc tiêu, trồng cây, dựng miếu, cắm bia chủ quyền, xây dựng hệ thống kho tàng, đồn lũy, đặt trạm thu thuế, quan trắc thiên văn và dự báo thời tiết.

Những yến đội, yến hộ như là một lực lượng mà triều đình đã chuẩn bị để phòng thủ và bảo vệ biển đảo. Năm 1836, vua Minh Mạng cho xây dựng đồn binh và pháo đài Thanh Hải ở Côn Lôn, cử một đội quân và 50 lính, cấp cho thuyền và binh khí đến đóng giữ “Như thế, có lính để phòng thủ, có ruộng để cấy cày, giặc

nơi vui vẻ, mà việc phòng giữ mặt biển sẽ bền vững được. Vua chuẩn y lời tâu. Lại thấy nơi ấy có nhiều yến sào, chuẩn cho biền binh trú phòng đi lấy để nộp, sẽ liệu tính giá trả tiền (mỗi người mỗi năm phải nộp 6 lạng yến sào)” [21, tr.1009]. Đến

năm 1838 vua Minh Mạng giao cho binh lính đến đồn trú tại các đảo có yến sào, trầm hương… với nhiệm vụ phòng thủ. Bản tấu của bộ Hộ năm Minh Mạng thứ 19 (1838) ghi rõ điều này: “theo năm Minh Mạng 17, tháng 10 Thanh Minh hầu cùng

chúng thần ở Bộ Binh đề nghị tại đảo Côn Lôn thuộc Gia Định có lập đồn đất và tỉnh thần tỉnh ấy cử suất đội một viên; kỳ binh 15 tên đến đó phòng thủ” [2, tr.78].

Việc kết hợp quân với dân binh để trấn thủ và khai thác sản vật ở các đảo, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng, có người canh giữ làm bọn xâm lược không dám dòm ngó đến, bên cạnh đó vừa tranh thủ khai thác sản vật quý, trong đó có yến sào để nộp cho triều đình và nhận được tiền - khuyến khích người dân tham gia ra đảo sản xuất và bảo vệ biển đảo.

Một phần của tài liệu 24194 1612202023522090tonvnkhalun (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)