Bài học kinh nghiệm đối với việc quản lý và khai thác yến sào hiện nay

Một phần của tài liệu 24194 1612202023522090tonvnkhalun (Trang 41 - 51)

7. Bố cục của đề tài:

2.4Bài học kinh nghiệm đối với việc quản lý và khai thác yến sào hiện nay

nay

Yến sào đã được biết đến là có giá trị từ rất lâu, không chỉ từ các thời kì vua chúa dưới triều Nguyễn, mà đến hiện nay thì yến sào vẫn tiếp tục khẳng định giá trị của mình qua việc đáp ứng được các nhu cầu của đời sống con người, cụ thể là: Tiêu dùng tổ yến được coi là biểu tượng của đẳng cấp, của sự thành đạt. Giá trị tăng cường sức khỏe, trẻ, đẹp của các thành phần hóa học của tổ yến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Châu Á, nhất là Hồng Kông, Đài Loan, và Trung Quốc cùng tầng lớp trung lưu giàu có mới nổi ở Đông Nam Á. Tổ yến còn là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm chức năng và y học thiên nhiên. Chim yến chỉ phân bố hẹp trên thế giới, chỉ có ở Đông Nam Á. Tổ yến có giá trị xuất khẩu cao vì nó vừa có giá trị văn hóa, giá trị ẩm thực, vừa có giá trị cho sức khỏe, trẻ, đẹp và hiếm.

Đặc biệt tổ yến Việt Nam có giá trị cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Tại thị trường Hồng Kông, Amy S.M. Lau, David S.Melville, 1991 cho hết năm 1994 giá tổ yến từ Việt Nam là 1.333,04 USD/kg, cao nhất so với tổ yến từ các nước, Nó gần như gấp 6 lần tổ yến Malaysia, gấp 3 lần tổ yến Thái Lan, hơn gấp đôi tổ yến Indonesia. Theo các thương gia sở dĩ tổ yến Việt Nam tự nhiên có giá vì chúng là thiên nhiên hoàn toàn, tổ yến nấu không nát, tổ dày và hàm lượng dinh

dưỡng siêu việt, tổ to (Hội An 60 tổ/100g; Bình Định, Nha Trang 80 -100 tổ/100g trong khi tổ yến Malaysia thường 120 tổ/100g). Tổ yến Việt Nam khi ăn còn có hương vị thơm ngon, đậm đà hơn (nhiều tổ có mùi vị nếp thơm).

Chính vì vậy nhà nước đã cho ban hành các chính sách về quản lý và khai thác yến sào được chú trọng từ rất sớm. Tính đến thời điểm tháng 5/2016, các chính sách của nước ta về quản lý nghề nuôi chim yến ở nước ta có Thông tư 35-2013-TT- BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành ngày 22/7/2013 quy định tạm thời quản lý nuôi chim yến, bao gồm 4 chương và 9 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 6/9/2013.

Những điểm quy định chung về quản lý kinh doanh chim yến tại các địa phương như: tổ chức hoặc cá nhân muốn khai thác tổ chim ở tự nhiên hoặc nuôi trong nhà phải có sự cho phép của chính quyền địa phương. Trình đơn xin phép có những mục như: Đề xuất quản lý và khai thác tổ yến; diện tích sử dụng; xác nhận không phản đối từ láng giềng (trái, phải, phía trước và phía sau) đối với vị trí của các cơ sở nuôi chim yến và được thừa nhận bởi chính quyền địa phương. Thu hoạch tổ yến tối đa là 4 (bốn) lần trong 1 năm. Để tăng năng suất và duy trì quần thể chim yến của việc thu hoạch tổ yến, được thực hiện chú ý đến các vấn đề sau: thu hoạch tiến hành sau khi chim yến rời khỏi tổ; thu hoạch tổ yến chỉ vào ban ngày trong khoảng thời gian 09h00 đến 16h00 giờ địa phương; không làm phiền đến chim đang ấp.

Chính nhờ những chính sách ấy mà chúng ta đã thu được khá nhiều thành tựu trong việc bảo tồn và phát triển đàn chim yến ở một số hải đảo. Ví dụ điển hình là trong những năm đầu thế kỷ 21, Công ty Yến sào Khánh hòa đã liên tục phát triển các hang đảo yến mới từ con số ban đầu là 08 đảo với 40 hang lên 29 đảo với hơn 138 hang lớn nhỏ thuộc vùng biển Khánh Hòa. Công ty thực hiện thành công các giải pháp kỹ thuật nhằm gia tăng sự phát triển quần thể đàn chim yến gắn liền với sự hình thành các hang đảo mới. Công ty đã tiến hành di đàn chim yến thành công đến các đảo: Đảo Hải Đăng, Bàng Lớn, Đông Tằm, Mũi Tàu (Nha Trang), đảo Hòn Mai, Hòn Đỏ (Ninh Hòa), Hòn Cò, Hòn Nhàn (Cam Ranh), nâng tổng số hang yến mới lên 98 hang yến. Bên cạnh đó, Công ty thực hiện bảo tồn và phát triển quần thể chim yến hàng tại Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa, Vũng Tàu), Phú Yên, Quảng

Bình, Quảng Ngãi, Ninh Thuận và các tỉnh duyên hải trên cả nước. Nếu như sản lượng nguyên liệu yến sào thu hoạch năm 2001 đạt 2.136 kg thì đến năm 2011, sản lượng thu hoạch tại các đảo yến thiên nhiên Khánh Hòa đã đạt 3.151 kg, tăng trên 1 tấn so với năm 2001.

Theo Cơ quan thực thi công ước quốc tế về các loài động vật quý hiếm (CITES) Công ty Yến sào Khánh Hòa là nhà quản lý, khai thác và phát triển bền vững nguồn tài nguyên yến sào tốt nhất Đông Nam Á. Công nghệ thu hoạch sản phẩm yến sào và quy trình quản lý hang đảo yến của công ty rất khoa học, được đánh giá vượt trội so với các nước khác.

Việc di dân ra các hải đảo để khai thác tiềm năng kinh tế cũng như khẳng định chủ quyền, bảo vệ biển đảo sẽ dễ dàng hơn, kinh tế hơn nếu chúng ta biết kết hợp việc này với việc phát triển nuôi chim yến. Những người canh giữ hang yến cũng là những dân quân bảo vệ các hải đảo. Điển hình là Công ty Yến Sào Khánh Hòa, đang quản lý trên 27 đảo yến với hơn 90 hang yến lớn nhỏ thuộc vùng biển Khánh Hòa và 18 đơn vị trực thuộc. Nếu không có các hang yến thì nhiều đảo trong số này chỉ là hoang đảo không bóng người. Năm 2010, công ty đã được nhận cờ “Đơn vị thi đua xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Hiện nay, Ban Chỉ huy Quân sự và lực lượng tự vệ Công ty có 108 người, lực lượng bảo vệ chuyên trách hơn 350 người. Đây là lực lượng nòng cốt trong công tác giữ gìn quốc phòng an ninh.

Phát triển nuôi chim yến trên vùng biển đảo là một cách cụ thể hóa chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 mà Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 (khóa X) đã ban hành. Theo đó, mục tiêu là kinh tế biển sẽ đóng góp từ 53 đến 55% GDP, từ 55 đến 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước; giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội đất nước, góp phần hiện thực hóa khẩu hiệu “Việt Nam mạnh về biển, làm giàu từ biển”.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu về: “Khai thác yến sào ở Nam Trung Bộ dưới thời chúa

Nguyễn và vương triều Nguyễn (XVI – XIX)”, đã giúp ta biết được yến sào, một

nguồn lợi mà thiên nhiên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho nước ta - nơi có mọi điều kiện thuận lợi để yến sinh sống và phát triển đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ. Từ khi đất nước được mở mang về phía Nam - thời chúa Nguyễn và đến thời Nguyễn thì việc quản lý và khai thác nguồn lợi này ngày càng được nhà nước quan tâm đến. Sớm nhận thấy được những giá trị mà nghề yến đem lại thì các vua Nguyễn đã ban hành hàng loạt các chính sách để khai thác tận dụng một cách tối đa của nguồn lợi này. Với những chính sách ấy không chỉ giúp cho triều Nguyễn khai thác tốt nguồn lợi yến để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ an ninh quốc phòng, bảo vệ biển đảo mà còn góp phần gìn giữ và bảo tồn phát triển nghề khai thác yến.

Hiện nay thì yến sào vẫn luôn giữ được vị trí và vai trò của mình đối với sự phát triển chung của đất nước, đặc biệt là về kinh tế. Không chỉ có giá trị xuất khẩu, phát triển du lịch thông qua các Đảo yến thì việc lưu giữ bảo tồn nghề khai thác yến cũng chính là việc bảo tồn nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam nói chung và cư dân các tỉnh duyên hai Nam Trung Bộ nói riêng. Đặc biệt tình hình hiện nay, việc phát triển nghề yến ảnh hưởng rất lớn đến an ninh quốc phòng và bảo vệ biển đảo.

Với tiềm năng kinh tế và lợi ích của yến sào mang lại thì việc chỉ khai thác yến sào ngoài tự nhiên vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu hiện nay. Hiện nay sản lượng yến sào không chỉ phụ thuộc vào việc thu hoạch và khai thác tự nhiên, mà một số lượng lớn sản phẩm yến sào là dựa vào kỹ thuật nuôi yến trong nhà. Việc nuôi yến trong nhà đã dần dần phát triển tại một số nước Đông Nam Á và trở thành nguồn lợi kinh tế lớn.

Biển đảo Việt Nam với hơn 3000 hòn đảo và vùng nước nông bao quanh rất thuận lợi cho việc xây dựng nhà yến, các khu công nghiệp nuôi chim yến. Nhiều đảo nhỏ, trơ sỏi đá không thích hợp cho trồng trọt, chăn nuôi, nhưng vẫn có khả năng làm nhà nuôi yến. Với các đảo nửa nổi, nửa chìm hay vùng nước nông chúng ta có thể làm nhà yến kiểu nhà sàn, nhà nổi. Lợi dụng khả năng bay xa kiếm mồi

của chim yến (tới hàng trăm km theo chiều gió) trước mắt chúng ta chưa cần hỗ trợ thức ăn. Trong tương lai, nuôi côn trùng cho chim yến ăn cũng là ngành công nghiệp trong tầm tay của chúng ta.

Như vậy với tầm quan trọng về kinh tế cũng như trên các lĩnh vực khác cộng với việc nước ta có mọi điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp nuôi yến là thế hệ mới chúng ta cần biết gìn giữ những gì đang có và tận dụng phát huy những gì có thể nhằm phát triển nền kinh tế chung của đất nước thông qua nghề yến.

Với nguồn lợi có sẵn là yến sào tự nhiên thì chúng ta cần biết khai thác một cách hợp lí, bên cạnh đó phải biết gìn giữ bảo vệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho yến trong tự phát triển. Ngoài ra, để tăng sản lượng và chất lượng yến đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay thì chúng ta cần phải tận dụng mọi điều kiện thuận lợi mà ta đang có để phát triển ngành công nghiệp nuôi yến trong nhà - một ngành công nghiệp tuy mới nhưng mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao.

Với vị trí và vai trò lớn như vậy thì chúng ta cần có các chính sách biện pháp phù hợp để bảo vệ và khai thác một cách hợp lí nguồn yến sào tự nhiên. Bên cạnh đó cần phát triển nuôi trồng yến và kết hợp ngành yến với các ngành kinh tế khác để phát triển một cách toàn diện, đặc biệt là ngành du lịch.

Như vậy, qua thời gian tồn tại bao nhiêu năm thì việc quản lý và khai thác yến sào luôn được nhà nước quan tâm và đặc biệt việc khai thác yến sào đã trở thành một nghề và nghề yến này đã luôn khẳng định tầm quan trọng của mình đối với nền kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, nó như là người lính giữa biển khơi giúp bảo vệ biển đảo, đánh dấu lịch sử biển đảo của chúng ta, cũng là ngôi nhà của loài chim yến, nó chẳng bao giờ rời bỏ gia đình và ngôi nhà của nó cũng như người Việt Nam quyết không để mất chủ quyền lãnh thổ cho dù là một tấc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu sách, báo, tạp chí:

1. Dương Văn An (2009), Ô châu cận lục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Trần Văn An (2017), “Kết hợp khai thác kinh tế với bảo vệ chủ quyền biển đảo – Nhìn từ các tư liệu Hán Nôm về nghề yến sào Thanh Châu ở Hội An”, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 4, 2018, trang 72-78.

3. Đỗ Bang (2002), “Ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1614 – 1635)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6.

4. Đỗ Bang (1993), “Phố cảng vùng Thuận Quảng TK XVII- XVIII” , NXB Hà Nội.

5. Đỗ Bang (2014), Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo tổ quốc thế kỷ XIX, NXB Đà Nẵng.

6. Borri, Cristophoro, Hồng Nhuệ-Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị dịch (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, NXB. Tp. Hồ Chí Minh.

7. Phan Du (1974), Quảng Nam qua các thời đại (Quyền thượng), Cổ học tùng

thư, NXB Hội cổ học Đà Nẵng.

8. Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

9. Hội văn nghệ dân gian thành phố Đà Nẵng (2010), Truyện kể dân gian đất Quảng, NXB Đà Nẵng.

10. Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (2012), Nghề và làng nghề truyền thống đất Quảng, NXB Văn hóa – thông tin.

11. Phan Khoang (2001), Việt sử Xứ Đàng Trong (1558-1777) - cuộc Nam tiến của

dân tộc Việt Nam, NXB Văn học.

12. Nguyễn Văn Kim (2011), “Các nguồn hàng và thương phẩm của Đàng Trong”,

Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 4.

13. Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử từ thế kỉ XVI-XVIII, kỷ yếu

14. Li Tana (1999), Nguyễn Nghị dịch Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế - xã hội Việt

Nam thế kỷ 17 và 18, NXB Trẻ.

15. Nguyễn Thị Ly (2016), Nghề khai thác yến sào ở vùng Nam Trung Bộ dưới

triều Nguyễn (1802-1884), khóa luận tốt nghiệp đại học Sư Phạm Đà Nẵng.

16. Ngô Sĩ Liên (2004), Đại Việt Sử ký toàn thư, tập 2, NXB Thời đại.

17. Nhóm nghiên cứu Hội An (2014), Di sản Hán Nôm Hội An tập 1, NXB Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Nam.

18. Dương Trung Quốc (12/6/2011), “Yến sào - lịch sử và hiện tại, những đe dọa từ vấn đề biển Đông”, Báo lao động.

19. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục tập 1, NXB Hà Nội. 20. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục tập 2, NXB Hà Nội. 21. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục tập 3, NXB Hà Nội. 22. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục tập 4, NXB Hà Nội. 23. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục tập 5, NXB Hà Nội. 24. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục tập 6, NXB Hà Nội. 25. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục tập 7, NXB Hà Nội. 26. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục tập 8, NXB Hà Nội 27. Nguyễn Phước Tương (2000), “Nguồn hàng xứ Quảng dưới thời chúa

Nguyễn”, Tạp chí Huế xưa và nay, số 39 & 40.

28. Tạp chí Xưa và Nay (2007), Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn, NXB Văn hóa Sài Gòn.

29. Trần Sĩ Huệ (2011), Đất trời Phú Yên, NXB Lao Động.

30. Viện sử học (2006), Đại Nam nhất thống chí tập 2, NXB Thuận Hóa, Huế. 31. Viện sử học (2006), Đại Nam nhất thống chí tập 3, NXB Thuận Hóa, Huế. 32. Viện sử học (2009), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tập 4, NXB Thuận Hóa. 33. Thành Thế Vỹ (1961), Ngoại thương Việt Nam hồi đầu thế kỷ XVII, XVIII và

34. UBND thị xã Hội An Trung tâm quản lý bảo tồn di tích (2007), Kỷ yếu Cù Lao

Chàm vị thế- tiềm năng và triển vọng, NXB UBND thị xã Hội An.

Tài liệu Interne:

35. Phạm Phước Tịnh (2017), Một số quy định về tổ chức và khai thác yến sào

dưới thời nhà Nguyễn, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An trên

trang https://hoianheritage.net/vi/trao-doi-chuyen-nganh/chuyen-de-nghien-cuu- trao-doi/mot-so-quy-dinh-ve-to-chuc-va-khai-thac-yen-sao-duoi-thoi-nha-

PHỤ LỤC

\

Hình 1: Tổ yến sào

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Y%E1%BA%BFn_s%C3%A0o

(Ngày 6 tháng 3 năm 2018, truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2018)

Hình 2: Chim yến

Nguồn: https://thuongyen.com/chim-yen-va-nguon-goc-yen-sao/ (Cổ tích loài chim

yến và nguồn gốc yến sào, ngày 22 tháng 10 năm 2018, truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2018).

Hình 3: Hình ảnh ngƣời dân khai thác yến sào

Nguồn: http://queennest.com/en/n109/Khai-thac-Yen-sao-o-Viet-Nam.html

(khai thác yến sào ở Việt Nam, truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2019).

Hình 4: Miếu thờ Tổ nghề Yến ở Bãi Hƣơng (Cù Lao Chàm) Nguồn: https://cinvestratravel.vn/nhung-diem-tham-quan-hap-dan-cu-lao-

chamkhong-nen-bo-qua (Những điểm tham quan hấp dẫn Cù Lao Chàm không nên bỏ qua, ngày 18 tháng 5 năm 2018, truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2019).

Hình 5: Lễ hội yến sào ở Nha Trang- Khánh Hòa

Một phần của tài liệu 24194 1612202023522090tonvnkhalun (Trang 41 - 51)