CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Trong tổng 201 đối tượng tham gia khảo sát có 71,6% là nữ giới. Phần lớn đối tượng có độ tuổi từ 19 đến 21, chỉ có 15,4% đối tượng từ 22 đến 25 tuổi. Các đối tượng là sinh viên chiếm 93% so với nhóm người đã đi làm và vừa học vừa làm lần lượt chiếm tỉ lệ 5,5% và 1,5%. Nhìn chung, số liệu hợp lý với đối tượng mục tiêu khảo sát là sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Kết quả cho thấy đối tượng tham gia khảo sát rất quan tâm về sức khỏe, chiếm 99,5%. Các đối tượng khám sức khỏe định kỳ từ 1 đến 2 lần trong năm, chiếm tỉ lệ 69,2% theo sau là nhóm đối tượng không khám sức khỏe định kỳ, chiếm tỉ lệ 28,4%, nhóm đối tượng khám từ 3 đến 4 lần trong năm mang tỉ lệ nhỏ nhất là 2,4%. Hầu hết các đối tượng lựa chọn bệnh viện là nơi khám sức khỏe định kỳ, chiếm 71,1%, phòng khám đa khoa là lựa chọn thứ hai, tỉ lệ 16,4%, rất ít người lựa chọn trạm y tế, chỉ chiếm tỉ lệ 4,9%, còn lại là nhóm đối tượng chọn địa điểm khác, chiếm 7,6%. Khi mắc phải các loại bệnh lý nhẹ như ho, sốt, sổ mũi, … thì lựa chọn của các đối tượng đa phần là đến bệnh viện để chữa trị, chiếm tỉ lệ 41,3%, cơ sở y tế tiếp theo được tin chọn là phòng khám BSGĐ tỉ lệ
25
19,4%, trạm y tế có 14,9%, 24,4% chọn khác đa phần là đến nhà thuốc tây tự mua thuốc uống. Từ đó có thể đoán được thói quen của sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM mỗi lần có nhu cầu thăm khám vấn đề về sức khỏe sẽ thường đi đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
Nhìn chung, các đặc tính của đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này khá tương đồng so với các nghiên cứu đã thực hiện trước đó và phù hợp với đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM.