CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.3 Các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận
4.3.1 Mối quan tâm về sức khỏe
Theo nghiên cứu vừa được Nielsen công bố, với chỉ số niềm tin người tiêu dùng là 126 điểm phần trăm, Việt Nam tiếp tục xếp hạng thứ 4 trên toàn cầu, đứng sau Ấn Độ, Philippines và Indonesia, với số điểm lần lượt là 140, 128 và 127.
Trước khi virus Corona lây lan ra bên ngoài Trung Quốc, chỉ số niềm tin người tiêu dùng vẫn cao nhất ở Bắc Mỹ (121) và châu Á - Thái Bình Dương (120) và tăng đáng kể ở châu Phi và Trung Đông (106). Mặc dù tăng nhẹ, chỉ số này ở châu Âu (88) vẫn tiếp tục thấp nhất trên toàn cầu.
Người tiêu dùng chủ yếu xem sự lây lan của Covid-19 là một cuộc khủng hoảng sức khỏe thay vì kinh tế. Do đó, sức khỏe đã thay thế kinh tế trở thành mối quan tâm hàng đầu ở nhiều thị trường, với tỷ lệ người tiêu dùng xác định sức khỏe là mối quan tâm lớn nhất của họ trong vòng sáu tháng tới.
Cụ thể, trong quý I/2020, người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục xem sức khỏe là mối quan tâm số 1 với mức cao nhất trên toàn cầu (48%, tăng 4% so với quý IV/2019). Tiếp
27
theo là Pakistan (47%), Latvia (40%) và Singapore (39%). Tại Việt Nam, sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu trong bốn quý liên tiếp.
Nhưng theo con số thống kê được qua bài khảo sát của chúng tôi, tần số khám sức khỏe định kỳ trong năm trên 4 lần là 0%, từ 3-4 lần là 2.4%, từ 1-2 lần là 69.2% và 0 lần với 28.4% cho thấy hiện nay vẫn còn phần ít người chưa thật sự quan tâm tới sức khỏe của mình. Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe trước khi chuyển thành bệnh hoặc bệnh đang ở giai đoạn sớm chưa biểu hiện ra ngoài. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp việc điều trị dễ dàng, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và tránh các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm là thật sự cần thiết, giúp chúng ta theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân sát sao nhất, kịp thời nhất. 69.2% là tỉ lệ số lần khám sức khỏe định kỳ trong năm được khuyến khích nhất, nên và cần khám sức khỏe ít nhất là 6 tháng 1 lần. Và khám sức khỏe định kỳ năm từ 3-4 lần vẫn có với 2.4% biểu thị mối quan tâm hàng đầu đến sức khỏe của người được khảo sát.
Bên cạnh đó thì việc quan tâm đến sức khỏe khi vừa mới xuất hiện một vài triệu chứng nhẹ (như sốt, ho, sổ mũi, ...) cũng phải cần được quan tâm, theo dõi. Bài khảo sát cho chúng tôi thấy nơi luôn được ưu tiên đến khám, chữa bệnh vẫn luôn là bệnh viện với 41.3%. Mặc dù bệnh viện luôn đông đúc và phải chờ đợi nhưng vẫn có phần lớn người đến bệnh viện kiểm tra khi xuất hiện những triệu chứng bệnh lý nhẹ biểu thị sự quan tâm, chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình khá lớn. Mặt khác, đứng thứ 2 là đến nơi khác khi xuất hiện những bệnh lý nhẹ với 24.4% một con số cũng đáng được quan tâm khi tình trạng sức khỏe đang không được tốt mà vẫn còn có nhiều người không đến những trung tâm y tế hay phòng khám để xem xét về sức khỏe của mình mà chỉ mua thuốc uống tại nhà hay qua loa với sức khỏe của chính mình. Còn lại, 19.4% chọn đến phòng khám Bác sĩ Gia đình và 14.9% chọn đến trạm ý tế để kiểm tra sức khỏe của mình khi có triệu chứng bệnh lý nhẹ. Qua các số liệu trên, phân tích cho thấy phần lớn thì sức khỏe vẫn luôn được đặt làm ưu tiên hàng đầu, bên cạnh đó thì vẫn còn một số ít vẫn chưa thật sự
quan tâm đến sức khỏe của chính mình. Cần tuyên truyền, giáo dục nhiều hơn về tầm quan trọng của sức khỏe để người dân đặt sự ưu tiên của sức khỏe lên hàng đầu.
4.3.2 Khả năng chi trả cho việc khám sức khỏe định kỳ
Chi phí chi trả cho dịch vụ khám sức khỏe định kì có thể xem là một trong những lý do của việc phát triển hay không của Mô hình Bác sĩ Gia đình.
Qua số liệu có được từ khảo sát, phần lớn đối tượng nghiên cứu là quan tâm đến vấn đề sức khỏe, chiếm 49% và tỉ lệ các đối tượng biết đến Mô hình Bác sĩ Gia đình một cách chính xác là 12,9% trong nhóm khảo sát được, song, có đến 70,2% số người đã từng nghe về mô hình này. Nhưng số tiền chấp nhận chi cho việc chăm sóc sức khỏe trong một năm từ 1 đến 3 triệu là có tỉ lệ cao nhất với 35,3%, ngoài ra việc chi cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong một năm dưới 1 triệu cũng là lựa chọn của phần lớn đối tượng. Và chỉ có 2,5% tỉ lệ trong nhóm được nghiên cứu chịu chi trả trên 10 triệu cho việc chăm sóc sức khỏe của mình.
Từ đó cho thấy người dân ở nhóm tuổi này phần lớn có quan tâm đến vấn đề sức khỏe, tuy nhiên, chi phí chi trả cho những dịch vụ vẫn là vấn đề e ngại của mỗi cá nhân. Có thể nói kinh tế của nước ta nói chung và kinh tế phần lớn người dân nói riêng là một phần của vấn đề tiếp cận đến Mô hình Bác sĩ Gia đình.
4.3.3 Vị trí của phòng khám Bác sĩ Gia đình
Có thể nói vị trí của phòng khám MHBSGĐ cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến việc tiếp cận của người dân với dịch vụ này.
Theo số liệu khảo sát được, phần lớn các đối tượng không biết rõ khu vực mình sinh sống làm việc hay không, song, tỉ lệ giữa việc phòng khám BSGĐ có và không có ở khu vực xung quanh chênh lệch khá ít với 20,9% và 15,9%. Bên cạnh đó, khi đặt vào tình huống mang các bệnh lý nhẹ như sốt, ho, sổ mũi, ... đối tượng được nghiên cứu chọn đến bệnh viện là lựa chọn hàng đầu với tỉ lệ chiếm 41,3%, đến phòng khám BSGĐ là 19,4%, trạm y tế là 14,9%, điều đáng chú ý rằng các đối tượng lựa chọn nơi khác lên đến 24,4%.
29
Những nơi khác ở đây có thể là các nhà thuốc hay tại gia đình sử dụng các loại thuốc tự kê đơn.
Kết luận từ số liệu trên, vị trí là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng quyết định cũng như tác động đến vấn đề tiếp cận đến mô hình BSGĐ của người dân. Tỉ lệ về sự phân bố vị trí của các phòng khám BSGĐ là 20,9% nhưng tỉ lệ đối tượng chọn đến các phòng khám này chỉ đến 19,4%, từ đó ta thấy được 1,5% đối tượng dù biết đến phòng khám BSGĐ nhưng vẫn có những lựa chọn khác. Với tỉ lệ 1,5% bao gồm nhiều lý do khác nhau như chọn bệnh viện vì độ tin cậy cao hơn, chọn trạm y tế vì gần nhà hơn hoặc đến hiệu thuốc vì nhanh hơn, … Có một vấn đề là người dân ở các tỉnh vẫn lựa chọn việc tốn thời gian, chi phí để đến các cơ sở khám chữa bệnh ở những tỉnh lớn hơn để đảm bảo độ tin cậy cao cho sức khỏe của mình. Do đó, việc phân bổ các phòng khám BSGĐ không ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp cận đến MHBSGĐ của người dân.