Khảo sát mô hình điều khiển tốc độ và vị trí động cơ DC

Một phần của tài liệu ứng dụng matlab trong phân tích, đánh giá hệ thống điều khiển tự động và thiết kế bộ điều khiển cho các hệ thống tự động (Trang 30 - 51)

Trong phần này, chúng ta tìm hiểu cách xây dựng mô hình động cơ từ hàm truyền mô tả động cơ DC. Sau đó, khảo sát mô hình điều khiển tốc độ và vị trí động cơ DC với bộ điều khiển PID.

Từ phương trình mô tả động cơ, ta có sơ đồ khối biểu diễn mô hình động cơ DC như sau:

Trong đó:

 Phần ứng: R = 1Ω, L = 0.03H => Tdt = 0.03s.

 Ce: hằng số điện từ, Ce = 0.2 V.s /rad

 M: Momen động cơ, Mc : momen cản

 U: giá trị điện áp đặt vào động cơ

 J: momen quán tính của các phần chuyển động, J = 0.02 kgm/s2

 ω : tốc độ quay của động cơ (rad /s)

 θ: vị trí góc quay của động cơ (rad)

 n: tỉ số truyền, trong khảo sát: n = 10.

2.3.2.1. Khảo sát mô hình điều khiển tốc độ động cơ DC

Mục đích: Xây dựng mô hình điều khiển tốc độ động cơ DCdùng bộ điều khiển PID có tính đến sự bảo hòa của bộ điều khiển. Khảo sát ảnh hưởng của bộ điều khiển PID đến chất lượng đáp ứng ngõ ra với tín hiệu đầu vào là hàm nấc.

Thí nghiệm: Xây dựng mô hình hệ thống điều khiển PID tốc độ động cơ DC như sau:

Trong đó:

 Tín hiệu đặt đầu vào hàm nấc u(t) = 100 (tượng trưng tốc độ đặt 100)

 Khâu bảo hòa Saturation có giới hạn là +30 / -30 (tượng trưng điện áp cung cấp

 cho phần ứng động cơ từ –30V đến +30V)

 Transfer Fcn – Transfer Fcn1 thể hiện mô hình tốc độ động cơ DC.  Thực hiện

a. Chỉnh thời gian mô phỏng Stop time = 10s. Thực hiện khảo sát hệ thống với bộ điều khiển P (KI = 0, KD = 0) và tính độ vọt lố, sai số xác lập, thời gian xác lập của ngõ ra.

Khi KI=KD=0

- Tại KP=20

- Tại KP=100

Bảng kết quả quá trình mô phỏng:

KP 1 10 20 50 100

POT 0% 0% 0% 0% 0%

exl -19 -2.29 -1.15 -0.48 -0.24

txl 0.65s 0.85 0.9s 0.95s 1s

 Nhận xét:

 Độ vọt lố không có trong bộ điều khiển P

 Thời gian xác lập càng lớn khi KP càng lớn => tỷ lệ thuận

 Sai số xác lập càng nhỏ khi KP càng lớn => tỷ lệ nghịch

Khi Kp= 2, KD= 0

- Tại KI =0.1

- Tại KI =0.8

Bảng kết quả quá trình mô phỏng: KI 0.1 0.5 0.8 1 2 POT 0% 0% 0.25% 2.85% 13.86% exl 0 0 0 0 0 txl 65s 9s 1s 5s 5.5s  Nhận xét:

 Chỉ thấy rõ ràng sự tồn tại của độ vọt lố khi KI > 1, đồng thời độ vọt lố POT cũng tăng khi KI tăng => tỷ lệ thuận

 Không có sai số xác lập trong bộ điều khiển PI

 KI 0 thì thời gian xác lập txl  ∞ => Khi KI<1 thì tỷ lệ nghịch với txl  Khi KI >1 thì tỷ lệ thuận với thời gian xác lập txl

c. Thực hiện khảo sát hệ thống với bộ điều khiển PID (KP = 2, KI = 2) và tính độ vọt lố, sai số xác lập, thời gian xác lập của ngõ ra.

Khi Kp = 2, KI = 2

- Tại KD = 0.1

- Tại KD = 0.5

- Tại KD = 1

Bảng kết quả quá trình mô phỏng: KD 0.1 0.2 0.5 1 2 POT 13.25% 12.56% 17.71% 15.44% 23.37% exl 0 0 0 0 0 txl 8s 7s 6s 8s 15s  Nhận xét:

 Không có sai số xác lập trong bộ điều khiển PID.

 Đối với KD<1 thì tỷ lệ nghịch với txl; KD > 1 thì tỷ lệ thuận với txl.

 KD càng tăng thì độ vọt lố POT cũng càng tăng => tỷ lệ thuận.

 Ưu điểm của bộ điều khiển PID so với P, PI: triệt tiêu được sai số xác lập, thời gian xác lập ít hơn.

d. Nhận xét ảnh hưởng các khâu P, I, D lên chất lượng hệ thống

Khâu P:

 KP ko gây ảnh hưởng đến thời gian xác lập txl.

 Khi KP tăng thì sai số xác lập giảm.

 Hiện tượng vọt lố hầu như không xảy ra khi KP nhỏ.

Khâu I:

 Hiện tượng vọt lố hầu như không xảy ra khi KI nhỏ.

 KI tăng thì độ vọt lố tăng còn thời gian xác lập giảm.

Khâu D:

 Đối với KD < 1 thì tỷ lệ nghịch với txl.

 Đối với KD ≥ 1 thì tỷ lệ thuận với txl.

2.3.2.2. Khảo sát mô hình điều khiển vị trí động cơ DC

Mục đích: Xây dựng mô hình điều khiển vị trí động cơ DC dùng bộ điều khiển PID có tính đến sự bảo hòa của bộ điều khiển. Khảo sát ảnh hưởng của bộ điều khiển PID đến đáp ứng ngõ ra với tín hiệu đầu vào là hàm dốc.

Thí nghiệm: Xây dựng mô hình hệ thống điều khiển vị trí động cơ DC như sau:

Trong đó:

 Tín hiệu đặt đầu vào hàm dốc có biên độ bằng10, tần số 0.1Hz (tượng trưng vị trí đặt thay đổi theo dạng sóng tam giác)

 Khâu bảo hòa Saturation có giới hạn là +30/-30

 Transfer Fcn – Transfer Fcn1 – Transfer Fcn2 thể hiện mô hình vị trí động cơ DC.

Thực hiện:

a. Chỉnh thời gian mô phỏng Stop time = 50s. Thực hiện khảo sát hệ thống với bộ điều khiển P (KI = 0, KD = 0) và tính độ vọt lố, sai số xác lập, thời gian xác lập của ngõ ra.

Khi KI=KD=0

- Tại KP = 10

Bảng kết quả quá trình mô phỏng: KD 1 10 20 50 100 POT 0% 2% 1.5% 1.9% 2.5% exl -2 0.25 0.075 0.1 1 txl 1.8s 2.3s 3.8s 0.3s 0.5s  Nhận xét:

 KP tỷ lệ thuận thì độ vọt lố POT càng nhỏ và hầu như không có độ vọt lố

 KP tỷ lệ thuận với sai số xác lập Exl

 Vậy, càng tăng KP thì thời gian xác lập giảm đi nhưng bị tăng độ vọt lố và sai số xác lập => càng tăng KP thì hệ thống không ổn định.

b. Thực hiện khảo sát hệ thống với bộ điều khiển PI (KP = 2, KD = 0) và tính độ vọt lố, sai số xác lập, thời gian xác lập của ngõ ra.

Khi Kp= 2, KD= 0

- Tại KI =0.5

- Tại KI =0.8

- Tại KI =2

Bảng kết quả quá trình mô phỏng:

KI 0.1 0.5 0.8 1 2 POT 0.5% 8% 12% 16% 11% exl 1 0.5 0.1 0.1 1.1 txl 1s 3.5s 4s 3.8s 2.5s  Nhận xét:  KI càng lớn thì sai số xác lập càng lớn => tỷ lệ thuận

 Thời gian xác lập của bộ điều khiển PI lớn hơn so với bộ điều khiển P dù sai số xác lập của 2 bộ điều khiển là tương đương nhau

Khi Kp = 2, KI = 2

- Tại KD = 0.1

- Tại KD = 0.2

- Tại KD = 2

Bảng kết quả quá trình mô phỏng:

KD 0.1 0.2 0.5 1 2

POT 18% 15% 12% 10% 8%

exl 0 0 0 0 0

txl 3.1s 2.8s 3s 3.8s 4.2s

 Nhận xét:

 KD tỷ lệ nghịch với độ vọt lố POT và tỷ lệ thuận với thời gian xác lập Txl  Sai số xác lập ≈ 0 và độ vọt lố giảm => bộ điều khiển PID có lợi hơn bộ điều

d. Nhận xét ảnh hưởng các khâu P, I, D lên chất lượng hệ thống

Khâu P:

 KP ko gây ảnh hưởng đến thời gian xác lập Txl  Khi KP tăng thì sai số xác lập giảm ít

 Hiện tượng vọt lố hầu như không xảy ra khi KP nhỏ

Khâu I:

 Hiện tượng vọt lố hầu như không xảy ra khi KI nhỏ

 KI tăng thì độ vọt lố tăng còn thời gian xác lập giảm

 Có sai số xác lập Exl nhỏ

Khâu D:

 Đối với KD < 0.5 thì tỷ lệ nghịch với Txl  Đối với KD ≥ 0.5 thì tỷ lệ thuận với Txl

PHẦN 3. ỨNG DỤNG MATLAB VÀ THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN CHO CÁC HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG

Một phần của tài liệu ứng dụng matlab trong phân tích, đánh giá hệ thống điều khiển tự động và thiết kế bộ điều khiển cho các hệ thống tự động (Trang 30 - 51)