Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên c u các y u t ứ ế ố ảnh hưởng đế căng thẳ n sự ng c a ủ sinh viên trường đại học kinh tế thành phố hồ chí m inh (Trang 28 - 36)

Trên đây là mô hình kết quả kiểm định thang đo được lấy được từ dữ liệu Smart PLS theo các hệ số sau:

1.1. Theo hệ số tác động F-Square:

- Biến Áp Lực Học Tập có tác động lớn nhất đến biến Căng Thẳng Của Sinh Viên với hệ số F-Square là 0.463 (>0.35).

- Biến Áp Lực Tài Chính có tác động vừa phải đến biến Căng Thẳng Của Sinh Viên với hệ số F-Square là 0.217 (0.15 – 0.35).

- Biến Cá Nhân và Xã Hội có tác động rất nhỏ đến biến Căng Thẳng Của Sinh Viên với hệ số F-Square là 0.057 và 0.095 (<0.15).

Qua đó các số liệu trên, ta thấy được rằng Áp lực Học Tập và Tài Chính có ý nghĩa về mặt thống kê và là nguyên nhân gây ra căng thẳng cho sinh viên, trong đó, Áp lực Học Tập là nguyên nhân chủ chốt. Áp lực Cá Nhân và Áp lực Xã Hội không gây nên căng thẳng cho sinh viên.

1.2. Theo hệ số tác động R-Square:

Sau khi được xử lý bởi hệ thống SmartPLS , hệ số R-Square của biến ảo Căng Thẳng Của Sinh Viên là 0,437. Dựa trên lý thuyết, hệ số này dao động từ 0 đến 1 thể hiện mức độ phù hợp, thực tế và hiện hữu của các biến nghiên cứu nghiên cứu và con số phải đảm bảo tối thiểu 0.5 để chứng tỏ được mức độ tin cậy. Mặc dù kết quả hệ số không thõa mãn được lý thuyết, nhưng cũng chứng tỏ được căng thẳng có sự hiện hữu một phần giữa các sinh viên. Con số này không được quá khả quan nguyên nhân là do chỉ có 2 tác động của Áp lực Học Tập và Áp lực Tài Chính trên tổng cả 4 biến là được khẳng định, trong đó, tác động của Áp lực Học Tập lại có cường độ gấp đôi Áp lực Tài Chính.

1.3. Theo hệ số Cronbach’s Alpha (CA):

-Biến Áp lực Học Tập bao gồm 5 biến quan sát và hệ số tương quan của chúng với biến độc lập này khá cao (tất cả đều > 0.74). Cụ thể là,

+ Tôi lo lắng rằng kết quả học tập của mình sẽ không đáp ứng được kỳ vọng của gia đình (HT1 = 0.744).

+ Tôi cảm thấy rằng sau khi tôi vào đại học, hiệu suất của tôi không tốt như tôi mong đợi (HT2 = 0.746).

+ Tôi thường bị trễ thời gian nộp bài/ deadline do quản lí thời gian không hợp lí (HT3 = 0.8).

+ Tôi cảm thấy rằng các bài tập và các bài giảng của giảng viên quá khó so với khả năng của tôi (HT4 = 0.797).

+ Tôi cảm thấy áp lực với việc cạnh tranh trong học tập (HT5 = 0.814). - Biến Áp lực Xã Hội bao gồm 3 biến quan sát và hệ số tương quan của chúng với biến độc lập này khá cao (tất cả đều > 0.88). Cụ thể là,

+ Tôi cảm thấy ngại khi nói chuyện với mọi người xung quanh(XH1=0.907).

+ Tôi thiếu sự quan tâm từ gia đình(XH2=0.881).

+ Tôi không có mối quan hệ thân thiết với các thành viên trong gia đình(XH3=0.928).

-Biến Áp lực Cá Nhân bao gồm 3 biến quan sát và hệ số tương quan của chúng với biến độc lập này khá cao (tất cả đều > 0.85). Cụ thể là,

+ Tôi cảm thấy mình không bằng mọi người, luôn thua thiệt(CN1=0.888). + Tôi thường buồn, cảm thấy cô đơn (dù có bạn bè và gia đình) nhưng không biết lí do tại sao(CN2=0.852).

+ Xung đột với người yêu khiến tôi mệt mỏi(CN3=0.917).

- Biến Áp lực Tài Chính bao gồm 3 biến quan sát và hệ số tương quan của chúng với biến độc lập này khá cao (tất cả đều > 0.87). Cụ thể là,

+ Tôi phải tự trang trải học phí cho riêng mình và điều đó làm tôi chật vật với cuộc sống đại học(TC1=0.871).

+ Tôi thường chi tiêu quá mức vượt quá chi tiêu cho phép và điều đó khiến tôi cảm thấy lo lắng(TC2=0.912).

+ Tôi gặp khó khăn khi đi xin việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập(TC3=0.898).

- Biến Căng Thẳng Của Sinh Viên có hệ số CA là 0.79 và bao gồm 3 biến quan sát và hệ số tương quan của chúng với biến này cao, ở mức độ tin cậy (tất cả đều > 0.75). Cụ thể là,

+ Tôi cảm thấy kết quả học tập của tôi bị giảm sút (ST1 = 0.874). + Tôi cảm thấy căng thẳng khiến tôi cảm thấy mệt mỏi (ST2 = 0.877). + Tôi cảm thấy chán nản trong việc học tập (ST3 = 0.759).

1.4. Theo hệ số tác động Composite Reliability (CR) - hệ số tin cậy tổng hợp

Tương tự như hệ số CA, tất cả các chỉ số tương quan của các biến quan sát đối với các biến độc lập và cả biến phụ thuộc chính đều lớn 0.74. Đồng thời, hệ số CR của từng biến đều lớn hơn của hệ số CA, cụ thể là:

- Áp lực học tập (CR = 0.886 , CA = 0.84). - Áp lực xã hội (CR = 0.932 , CA = 0.892). - Áp lực cá nhân (CR = 0.916 , CA = 0.865). - Áp lực tài chính (CR = 0.922 , CA = 0.874).

Điều này củng cố được rằng nội dung nghiên cứu là có mức độ tin cậy tốt và dữ liệu trên sau khi được triển khai là đáng tin cậy về mặt lý thuyết (do hệ số CR > CA).

1.5. Theo hệ số thể hiện giá trị hội tụ (AVE) - Áp lực học tập có AVE là 0.785. - Áp lực xã hội có AVE là 0.61. - Áp lực cá nhân có AVE là 0.703. - Áp lực tài chính có AVE là 0.798.

- Căng thẳng của sinh viên có AVE là 0.82.

Điều này chứng tỏ là các biến có sự tương quan với nhau ở mức độ vừa phải và không bị trùng nhau (0.5 < AVE < 0.95) .

1.6. Theo hệ số P-Value và T-Value

- Áp lực học tập tác động đến Căng thẳng của sinh viên có P-Value là 0.000.

- Áp lực xã hội tác động đến Căng thẳng của sinh viên có P-Value là 0.000. - Áp lực cá nhân tác động đến Căng thẳng của sinh viên có P-Value là 0.000.

- Áp lực tài chính tác động đến Căng thẳng của sinh viên có P-Value là 0.003.

Qua đó có thể đoán được T-Value của tất cả các biến độc lập đến biến kết quả đều sẽ lớn hơn 0.95. Từ đó, có thể khẳng định được mức độ tin cậy từ các biến độc lập đến biến kết quả.

1.7. Theo hệ số standardized root mean square residua (SRMS) - hệ số đo lường sự khác biệt giữa mô hình dự đoán và data thực tế

SRMS của mô hình là 0.062 .

Theo lý thuyết, con số này dao động từ 0 đến 1 và càng thấp càng tốt, tốt nhất là nhỏ hơn hoặc bằng 0.005. Nhận xét kết quả SRMS của mô hình là 0.062 thì có thể nói là chỉ có khoảng 6.2% mô hình được thành lập là xa rời với thông tin khảo sát thực tế. Con số này có thể chấp nhận được ở mức tối thiểu.

1.8. Hệ Số Đường Dẫn/Tương Quan Path Coefficient (PC)

- Áp lực học tập tác động đến Căng thẳng của sinh viên có hệ số đường dẫn là 0.513.

- Áp lực xã hội tác động đến Căng thẳng của sinh viên có hệ số đường dẫn là 0.180.

- Áp lực cá nhân tác động đến Căng thẳng của sinh viên có hệ số đường dẫn là 0.232.

- Áp lực tài chính tác động đến Căng thẳng của sinh viên có hệ số đường dẫn là 0.351. Qua đó có thể thấy hệ số đường dẫn của tất cả các biến độc lập đến biến kết quả đều lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1. Điều này chứng tỏ, các biến độc lập: Áp lực học tập, Áp lực xã hội, Áp lực cá nhân, Áp lực tài chính đều tác động tích cực đến căng thẳng của sinh viên và có

ý nghĩa thống kê.

1.9. Đa Cộng Tuyến VIF

- Áp lực học tập tác động đến Căng thẳng của sinh viên có hệ số VIF là 1.011 (TOL=1/VIF= 0.989).

- Áp lực xã hội tác động đến Căng thẳng của sinh viên có hệ số VIF là 0.180

(TOL=1/VIF= 0.988).

- Áp lực cá nhân tác động đến Căng thẳng của sinh viên có hệ số VIF là 0.232 (TOL=1/VIF= 0.997).

- Áp lực tài chính tác động đến Căng thẳng của sinh viên có hệ số VIF là 0.351 (TOL=1/VIF= 0.994).

Qua đó có thể thấy hệ số đa cộng tuyến VIF của tất cả các biến độc lập đến biến kết quả đều nhỏ hơn 5 và TOL đều lớn hơn 2. Điều này cho thấy, hệ cộng tuyến ở mức độ vừa phải, không quá cao và an toàn.

1.10. Giá Trị Phân Biệt Discriminant Validity (DV) Phân tích 3 hệ số:

Heterotrait-monotrait ratio (HTMT):

Thông qua bảng hệ số HTMT ta thấy tất cả các hệ số của các biến độc lập và phụ thuộc đều nhỏ hơn 0.8 điều này chứng tỏ các biến có giá trị phân biệt.

Fornell-Larcker √ VE (F-L):

Thông qua bảng phân tích số liệu Fornell-Larcker ta thấy các biến tác vào chính nó lớn hơn tác động vào các biến còn lại. Điều này chứng tỏ các biến đều được chấp nhận và có ảnh đến căng thẳng của sinh viên.

Thông bảng phân tích số liệu Hệ số tải chéo ta thấy các biến quan sát của một biến tác động mạnh đến biến đó hơn là các biến còn lại. Điều này chứng tỏ các biết quan sát được chấp nhận, có ảnh hưởng đến biến độc lập và ảnh hưởng đến căng thẳng của sinh viên.

Một phần của tài liệu nghiên c u các y u t ứ ế ố ảnh hưởng đế căng thẳ n sự ng c a ủ sinh viên trường đại học kinh tế thành phố hồ chí m inh (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w