Nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 1. Toàn văn luận án NCS Huỳnh Ngọc Linh (Trang 46 - 48)

Các nghiên cứu trong nước hiện nay cho thấy tỉ lệ người dân có tăng AUM ngày càng tăng cao trong cộng đồng và tỉ lệ tăng AUM ở nam giới cao hơn nữ giới. Hơn nữa, tăng AUM đã được biết là nguyên nhân gây bệnh gút ngoài ra AUM có liên quan đến các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái

tháo đường, bệnh thận mạn…Tác giả Trịnh Kiến Trung [33], năm 2012 nghiên cứu về nồng độ AUM, tình trạng tăng AUM, mắc bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người dân thành phố Cần Thơ từ 40 tuổi trở lên, nhận thấy: tỉ lệ tăng AUM ở người dân thành phố Cần Thơ là 12,6% (trong đó, tỉ lệ tăng AUM ở nam là 20,5%; ở nữ là 9,6%). Nồng độ trung bình AUM là 288,91±86,08 µmol/l. Tỉ lệ mắc bệnh gút ở người dân nghiên cứu là 1,5% (trong đó, tỉ lệ bệnh gút ở nam là 5,0%; ở nữ là 0,2%). Nghiên cứu của Phạm Thị Dung [7] ở người dân 2 xã nông thôn, tỉnh Thái Bình, ghi nhận nồng độ AUM trung bình trong nghiên cứu là 280,9µmol/L, nồng độ AUM trung bình ở nam là 316,1µmol/L, cao hơn ở nữ là 247µmol/L, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỉ lệ tăng AUM chung là 9,2%, tăng AUM ở nữ là 6,5% và ở nam là 12%. Nghiên cứu của Huỳnh Kim Phượng, trên 500 người đến kiểm tra sức khỏe tổng quát tại Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu, Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017 cho thấy, tỉ lệ tăng AUM chung là 33,6%, tỉ lệ tăng AUM ở nữ là 16,1% và ở nam là 50%. Các kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng tăng AUM đang tăng lên trong cộng đồng và trở nên là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm hiện nay

Khảo sát mối liên quan giữa tăng AUM với một số bệnh lý, các nghiên cứu cho thấy tình trạng tăng AUM có liên quan có ý nghĩa thống kê với một số bệnh lý tim mạch, như bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, …Nghiên cứu của Hồ Thị Ngọc Dung [11] và cộng sự, khảo sát mối liên quan của tăng AUM với tăng huyết áp ở 194 bệnh nhân, kết quả cho thấy, ở nhóm có tăng huyết áp, nồng độ AUM ở nam là 394,2±69,1µmol/L và ở nữ là 350±54,7 µmol/L, tỉ lệ tăng AUM là 48,5% (tỉ lệ tăng AUM ở nam là 46,8% và ở nữ là 49,6%). Nghiên cứu của Châu Ngọc Hoa và Lê Hoài Nam [14] nghiên cứu 736 bệnh nhân có và không tăng huyết áp (trong đó, có 310 nam và 336 nữ với độ tuổi trung bình 59,41,6 năm), cũng cho kết quả tương tự. Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho biết thêm, mức độ tăng huyết áp có liên quan với tăng

AUM, tăng huyết áp độ I có tỉ lệ tăng AUM là 12,5%, THA độ II là 57,1% và THA độ III là 55,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Ngoài ra, nghiên cứu của Nguyễn Đức Công, khi phân tích tương quan giữa nồng độ AUM với trị số huyết áp, cũng cho thấy tương quan thuận mạnh giữa trị số huyết áp và nồng độ AUM, với r=0,629; p<0,001 đối với huyết áp tâm thu và r=0,578; p<0,001 đối với huyết áp tâm trương) [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Mai [21] trên bệnh nhân bệnh mạch vành cũng cho kết quả tương tự, với nồng độ AUM trung bình ở bệnh nhân có bệnh mạch vành là 329,26±102,9 µmol/L, cao hơn nồng độ AUM ở nhóm người bình thường nghiên cứu là 243,9±55,5 µmol/L, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001, tỉ lệ tăng AUM ở bệnh nhân có bệnh mạch vành là 42%. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thuấn trên 632 sản phụ bị tiền sản giật, cho thấy sản phụ có tiền sản giật có tỉ lệ tăng là 76,42%, mức độ nặng của tiền sản giật có liên quan đến nồng độ AUM và sự xuất hiện biến chứng cho mẹ và con [31].

Một phần của tài liệu 1. Toàn văn luận án NCS Huỳnh Ngọc Linh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)