Sử dụng phần mềm thiết kế chiếu sáng DIALUX để thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng

Một phần của tài liệu Đồ án Nghiên cứu chiếu sáng hiệu quả và tối ưu cho nhà xưởng, áp dụng cho xưởng may của công ty cổ phần Delta (Trang 65)

1.3 .1Đèn sợi đốt

2.5 Giới thiệu về công ty và nhà xưởng cần thiết kế chiếu sáng

2.5.4 Sử dụng phần mềm thiết kế chiếu sáng DIALUX để thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng

cho nhà xưởng

Sau khi mởi phần mềm thiết kế chiếu sáng Dialux 4.12 giao diện hình 2.28.

Chúng tôi điền các thông tin vào mục Project manager(ở bên phải hình

Hình 2.29: Giao diện thông tin Project manager Project manager

Description: Công ty cổ phần dụng cụ thể thao Delta đoạn hai của nhà. Với các tiêu chuẩn chiếu sáng "Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7114-1:2008 ISO 8995- 1: 2002" Trích trang 21

Data: 14/5/2016

Sang bảng contact Contact: Lê Minh Công

Telephone: 01663437753

FAX và E – Mail: minhcongktd@gmail.com

Ở bảng Address:

Company: .Hà Nội. Khoa. Cơ Điện - Lớp KTD.K56

Address: Trâu Qùy, Gia Lâm, Hà Nội

Ở bảng Details:

Company: Công ty Dụng Cụ Thể Thao Delta

Sau khi điền đầy đủ các thông tin thì chúng tôi chọn New interior project (New Rom) Khởi tạo chiếu sáng nội thất mới hình 2.5.3.

Hình 2.30: Giao diện chọn dự án thiết kế

Khi chọn New interior project thì một giao diện mới suất hiện như hình 4.6 tại đây chúng tôi nhập thông số cơ bản của phòng là chiều dài, chiều rộng và chiều cao.

New interior

Hình 2.31: Thông số cơ bản của phòng2.5.5 Thiết kế chiếu sáng cho không gian chính của nhà xưởng 2.5.5 Thiết kế chiếu sáng cho không gian chính của nhà xưởng

Khi đã nhập xong chúng tôi chọn OK để xuất hiện giao diện mới như

hình 2.32 trong một sự án thiết kế chiếu sáng có thể có nhiều phòng khác nhau nên phần mềm đã mặc định chia phần diện tích mình mới nhập vào là phòng 1. Tại đây chúng tôi nhập tên phòng, mô tả về phòng và các ghi chú nếu có vào mục General.

Hình 2.32: Không gian chính của nhà xưởngName: Không gian chính của nhà xưởng. Name: Không gian chính của nhà xưởng.

Description: Phần diện tích làm việc chính của nhà xưởng, là diện tích

không gian lớn nhất với tiêu chuẩn chiếu sáng = 500 Lx.

Do không gian chính của nhà xưởng không phài là hình chữ nhật như mình đã nhập số liệu ban đâu, chúng tôi phải thiết lập lại cho đúng với không gian thật của nhà xưởng. Đầu tiên chúng tôi kích chuột phải vào phần không

gian nhà xưởng đã được nhập ở trên, sau đó chọn Edit Rom Geometry như

giao diện hình 2.33. Sau đó giao diện hình 2.33 sẽ suất hiện, chúng tôi lại kích chuột phải và chọn Insert Point. Đó là cách chúng tôi thêm các điểm, cứ lặp lại thao tác đó đên khi đủ các điểm, từ các điểm đó chúng tôi chọn và nhập số liệu các điểm để tạo ra không gian chính như bản vẻ mặt bằng hình 2.33.

Hình 2.33: Giao diện thiết lập không gian mới

Hình 2.34: Thêm các điểm tạo hình dạng phòng

Sau khi đã có không gian chuẩn của không gian chính nhà xưởng chúng tôi tiếp tục tiền hành thiết lập nội thất bên trong của nhà xưởng. Đầu tiên chúng tôi chọn màu và hệ số phản xạ của trần nhà, tường nhà và nền nhà như thông số có được. Trong mục New interior project ta chọn Room Surfaces ở đây chúng tôi lựa chọn như giao diện.

Hình 2.35: Giao diện chọn màu và hệ số phản xạ

Tiếp sau đó chúng tôi tiến hành thiết lập các hệ thông cột, cửa ra vào, cửa sổ và cửa ánh sáng

Thiết lập cửa sổ, chúng tôi tiến hành thực hiện các bước chọn Objects

chọn Window and Door chọn Window. Sau khi cửa sổ được đưa vào ta tiến

hành nhập các thông sổ cửa sổ như hình 2.36.

Màu sắc Hệ số phản xạ Nền Trần Tường gg

Hình 2.36: Giao diện cửa sổ

Tiếp hành sắp xếp cửa sổ như trong bản vẽ mặt bằng, chúng tôi có thể thay đổi thông tin và cách bố trí cửa: (ghi chuột vào Wall có chứa cửa)

Thiết lập cửa ra vào, chúng tôi tiến hành thực hiện các bước chọn

Objects chọn Window and Door chọn Door. Sau khi cửa sổ được đưa vào ta tiến hành nhập các thông sổ của cửa sổ như hình 2.37.

Có nhiều loại cửa khác nhau với cách bố trí khác nhau, nên khi bố trí cần chú ý để đảm bảo đúng như bản vẽ mặt bằng, chúng tôi cũng có thể thay đổi các thông tin và cách bố trí của, cũng tương tự như với cửa sổ.

Thiết lập cột các nội thất khác, trong mục Object có rất nhiều các thiết các mục giúp mô phỏng nội thất nhằm đảm bảo mang lại tính chính xác nhất trong tính toán thiết kế chiếu sáng. Chúng tôi có thể dựa vào bản vẽ mặt bằng để chọn nữa vào đưa vào.

Khi đã hoàn thành việc bố trí nội thất dựa trên bản vẽ mặt bằng thì chúng tôi tiến hành thiết kế chiếu sáng. Trong phần mềm có hệ thống tự tính toán, phân bố đèn. Chúng tôi kích vào biểu tường Fiel Arrangement trên thanh công cụ như hình 2.38. Lưu ý ở đâu có nhiều kiểu phân bố đèn trong một không gian nhất định, chúng tôi chọn tùy thuộc theo không gian phòng, mục đích chiếu sáng và đặc điểm của bề mặt treo đèn.

Hình 2.38: Giao diện chọn kiểu phân bố đènFiel Arrangement Fiel Arrangement

Sau khi chọn kiểu phân bố đèn thì giao diện mới sẽ xuất hiện như hình

2.39. ở giao diện này em lựa chọn bộ đèn, độ rọi tiêu chuẩn. Tại Luminaire

chúng tôi chọn bộ đèn, tại đây cho chúng tôi rõ các thông số cơ bản của bộ đèn giúp ta có thể chọn bộ đèn thích hợp nhất, đem lại hiệu quả tôi ưu nhất trong chiếu sáng. Tại Mounting ở đây chúng tôi chọn độ rọi tiêu chuẩn ở Rough calculation sau khi chọn độ rọi tiêu chuẩn chúng tôi chọn Suggestion để phần mềm nhận thông tin và tính toán.

Hình 2.39: Chọn bộ đèn và độ rọi tiêu chuẩn

Trong không gian chính nhà xưởng chúng tôi chọn bộ đèn Philips

Reflectors WT 460C L130C 1 . Bộ đèn này được lực chọn

nhiều trong các nhà xưởng, nhà máy xí nghiệp với nhiều ưu điểm: Quang thông Tiêu

chuẩn Đèn

của bộ đèn lớn ( = 2300 lm), Chấn lưu điện tử dẫn đến tiết kiệm điện năng (P

= 17 W), đảm bảo nhiệt độ màu, tuổi thọ đèn cao (35000 h), chỉ số hoàn màu (Ra≥80), dễ lắp đặt lau chìu và thay thế.

Sau khi đã nhập đầu sau các thông tin ta chon Insent và phần mềm cho

chúng tôi hệ thống đèn như hình 2.40. Do phần mềm nhận diện trên không gian hình khối lớn nhất lên chúng tôi cần thêm một bước là chọn biểu tường Direct planar lighting trên thanh công cụ để có được sự bố trí đèn một cách chính sác và cụ thể nhất .

Hình 2.40: Hệ thống đèn chuẩn của phòng

Chúng tôi có thể sử dụng cách bố trí đèn như phần mềm đã đưa ra nhưng cũng có thể chỉ lấy nó làm cơ sở để bố trí đèn theo ý mình. Phần mềm cho chúng tôi tự chọn cách phần bố đèn, kiểu phân bố, khoảng cách giữa cách giữa các đèn, khoảng cách giữa đèn với tường như hình 2.41.

Hình 2.41: Tự sắp xếp phân bố đèn

Với khoảng cách giữa các đèn được xếp lại cho hợp lý, để độ rọi tới các vị trí trên bàn may cho công nhân làm việc, với khoảng cách giữa tâm của đèn này đến đèn kia là 1.7 (m) theo chiều ngang, khoảng cach giữa các đèn theo chiều dọc là 2 (m), như hình 2.42.

Trong phòng này chúng tôi sử dụng hệ thống đèn từ sắp xếp dựa trên hệ thống đèn phần mềm đưa ra để đảm bảo khoảng cách giữa đèn và cách tường được đảm bảo và đèn được bố trí hợp lý hơn.

Khi đã thiết kế hệ thông đèn chiếu sáng cho phòng chúng tôi tiến hành các bước thực hiện để phần mềm tính toán lại và cho chúng tôi bảng phân bố độ rọi của đèn trên diện tích chiếu sáng. Tính toán lại các thông số chọn Output rồi chọn Start Calculation bảng tính sẽ xuất hiện như hình 2.42. Chúng Tôi chọn

phòng cần tính sau đó chọn OK. Sẽ được được giao diện tính toán như hình

2.43.

Hình 2.44: Giao diện thực hiện phép tính

Sau khi phần mềm tính toán xong chúng tôi chọn Output rồi chọn Print Single sheet Ontput. Phần mềm sẽ đưa ra bản thống kê và tổng hợp về độ rọi của bộ đèn trong toàn nhà xưởng như hình 2.45.

Hình 2.45: Bảng phân bố độ rọi củaxưởng may

Từ bảng phân bố độ rọi của đèn chúng tôi thấy được độ roi trung bình trên toàn điện tích nhà xưởng là Etb = 480 lx, độ rọi nhỏ nhất là Emin = 360 lx. Độ đồng đều Etb/Emin = 360/480 = 0.75 thỏa mãn tiêu chuẩn độ đồng đều. Tiêu chuẩn về đồ rọi cũng hoàn toàn đảm bảo. Ánh sáng được phân bố đều không tạo ra các điểm mù đảm bảo ở mọi góc độ của phòng với các dây chuyền sản xuất ánh sáng đảm bảo cho công nhân vận hành.

Chúng tôi có thể xem không gian 3D phần mềm mô phỏng chiếu sáng qua chế độ 3D bẳng các chọn biểu tượng 3D trên thanh công cụ. Một số hình ảnh 3D giúp chúng tôi có thể hình dung ra nhà xưởng ta thiết kế chiếu sáng.

Hình 2.46: Tổng thể không gian nhà xưởng 3D

2.5.6 Thiết kế chiếu sáng cho nhà vệ sinh.

Hình 2.48: Sơ đồ bố trí đèn nhà vệ sinh

Hình 2.50: Đường phân bố độ rọi nhà vệ sinh

Do nhà vê sinh nam và nữ có diện tích phòng và nội thật gần giống nhau lên chúng tôi thiết kế cho một phòng rồi áp dụng cho các phòng còn lại.

Tương tự như phần thiết kế chiếu sáng cho không gian chính của nhà xưởng chung tôi tiến hành các bước thiết kế chiếu sáng.

2.6 Thiết kế cung cấp điện cho hệ thống đèn

Hệ thống điện chiếu sáng của toàn bộ nhà xưởng được cung cấp bởi 4 tủ

điện tại các vị trí mà đã được xác định trên bản vẽ mặt bằng của chủ đầu tư cung cấp. Do đặc điểm làm việc của các dây chuyền nên, việc bố trí các công tắc sao cho tiết kiệm điện nhất mà vẫn đảm bảo khoa học. Mỗi lộ được cung cấp điện bằng một đường dây từ tủ điện đến các vị trí công tắc của các công tắc. Trong

mỗi lộ thì số công tắc được chia đều theo số bóng đèn ở từng vị trí cho công nhân dễ thao tác đóng ngắt. Trung bình mỗi lộ có 18 bóng đèn, có một số lộ thì số bóng đèn it hơn. Để đảm bảo cân pha bằng pha trong các tủ đèn các lộ được lắp đều ra các pha của tủ đèn.

Từ đặc điểm của phụ tải là tải chiếu sáng quyết định chọn tiết diện dây dẫn, công tắc và aptomat bảo vệ tại đầu ra của tủ theo phương pháp đốt nóng.

Chọn cáp từ tủ điện đến các vị trí đặt công tắc của các lộ. Với số đèn ở mỗi lộ gần như giống nhau, ta có n1 = 36 bóng, hệ số sử dụng Ksd = 1 và công suất của mỗi bóng là Pbộ 17 W, cos = 0.8

+ Dòng làm việc là: (Ilv1)

I(lv1) = = = 3.48 (A)

+ Tra bảng dòng điện lâu dài cho phép của dây dẫn lõi đồng cách điện cao su và polyclovinil. Chọn dây dẫn hai dây với tiết diện 2.5 mm2

+ Chọn aptomat 3 cực với Idm = 20 (A) ,Udm = 380 (V)

+ Chọn dây dẫn từ công tắc của các lộ đến các bóng đèn. Với số bóng đèn ở mỗi dãy làm việc là n2 = 18 bóng , với Ksp = 1 và công suất của mỗi bóng là 17 W, cos = 0.8

Dòng làm việc là: (Ilv2)

I(lv2) = = = 1.74 (A)

+ Tra bảng dòng điện lâu dài cho phép của dây dẫn lõi đồng cách điện cao su và polyclovinil. Chọn dây dẫn hai dây với tiết diện 1.5 mm2

Chọn công tắc bật đèn với Idm = 10 (A), Udm = 380 (V). - Sơ đồ đi dây về công tắc và tủ của xưởng may bản vẽ 2

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP CHO HIỆU QUẢ VÀ TỐI ƯU CỦA XƯỞNG MAY 3.1 Khái niệm

Chiếu sáng hiệu quả (chiếu sáng hiệu suất cao) là hình thức chiếu sáng bảo đảm độ sáng theo đúng tiêu chuẩn phù hợp với tính chất công việc nhưng chi phí sử dụng thấp hơn so với chiếu sáng thông thường trước đây.

Đúng là chi phí ban đầu cho áp dụng chiếu sáng hiệu quả có thể nhiều hơn so với chiếu sáng thông thường. Tuy nhiên hiệu quả có thể nhiều hơn so với chiếu sáng thông thường. Tuy nhiên hiệu quả của nó mang lại ngoài việc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đặt ra còn đem lại lợi ích trên nhiều mặt. Trước hết đối với người sử dụng là tiết kiệm tiền điện phải trả và chỉ trong thời gian ngắn có thể hoàn được vốn đâu tư ban đầu còn sau đó là lợi nhuận do tiết kiệm mang lại so với chiếu sáng thông thường. Nếu áp dụng đồng bộ các giải pháp có thể giảm đến 50% lượng điện tiêu thụ cho chiếu sáng. Các nhà chuyên môn đã tính toán trên cơ sở áp dụng thử nghiệm ở nhiều nơi số tiền tiết kiệm được do giảm tiêu thụ điện có thể bù lại chi phí ban đầu sau một năm rưỡi đến hai năm sử dụng cho mọi người. Đối với việc áp dụng chiếu sáng hiệu quả cao, với các lĩnh vực chiếu sáng khác nhau. Mặt khác áp dụng đồng bộ các giải pháp chiếu sáng hiệu suất cao sẽ tạo được môi trường ánh sáng hài hòa, dịu mắt, tạo cảm giác dễ chịu, tâm trạng thoải mái làm tăng hiệu quả làm việc, học tập và nâng cao chất lượng môi trường sống và sức khỏe. Giảm đáng kể tổng lượng tiêu thụ cho chiếu sáng, sẽ giảm chi phí đâu tư để xây dựng mới nhà máy điện, chi phí truyền tải công suất và các chi phí kèm theo khác. Các nhà khoa học và quản lý về năng lượng đã tính toán hiệu quả áp dụng chiếu sáng, toàn quốc có thể giảm công suất điện tiêu thụ tương đương với công suất một nhà máy điện cỡ trung bình đang hoạt động ở nước ta. Đối với môi trường làm việc giảm tiêu thụ điện, đồng nghĩa với việc giảm lượngkhí thải nhà kính (khí CO2) được cho là một trong những nguyên nhân làm tăng nhiệt độ trái đất, nước biển dâng và thay đổi khí hậu toàn

cầu. Đang là mối lo của mọi quốc gia mà Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất và mỗi người chúng ta cũng đang chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt và hạn hán một gia tăng.

Chiếu sáng hiệu quả (chiếu sáng hiệu suất cao) sử dụng các đèn có chao chụp được thiết kế đúng kỹ thuật, tập trung ánh sáng chủ yếu xuống mặt đường và những nơi cần chiếu sáng, hạn chế tối đa hoặc loại bỏ hoàn toàn ánh sáng hắt lên trên, tính toán xác định công suất bóng đèn và bố trí điểm chiếu sáng đảm bảo độ ánh sáng phù hợp với yêu cầu sử dụng sẽ hạn chế được hiện tưởng ô nhiễm ánh sáng như nói ở trên. Người lái xe không còn nhìn thấy bóng đèn và không bị lóa mắt, các gia đình bên phố cũng hết phàn nàn mất ngủ vì đèn chiếu vào nhà và người đi bộ được thoải mái nhìn ngắm đường phố phường khi dạo choi buổi tối….

3.2 Các giải pháp chiếu sáng hiệu quả cho nhà may của công ty Delta3.2.1 Tận dụng ánh sáng tự nhiên 3.2.1 Tận dụng ánh sáng tự nhiên

Giải pháp sử dụng ánh sáng tự nhiên vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa mang tính chất thẩm mỹ trong không gian giới hạn như công trình công nghiệp, các nhà xưởng…

Ngày nay bằng nhiều cách mà người ta có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên một cách tốt nhất đạt hiệu quả cao nhất. Tùy theo không gian và mục đích sử dụng mà có thể có nhiều cách xử lý ánh sáng để giảm độ chói và hơi nóng như: Sử dụng các dải kính chạy suốt bề ngang của mái nhà theo các khoảng cách đều có thể cung cấp chiếu sáng tốt, đồng nhất trong các xưởng công nghiệp và các nhà kho. Kết hợp các cửa sổ ở trần nhà làm bằng chất liệu FRP cùng với trần giả trong suốt và trong mờ để làm giảm độ chói và hơi nóng từ ánh sáng tự nhiên. Tận dụng ánh sáng tự nhiên từ các cửa sổ.

Một phần của tài liệu Đồ án Nghiên cứu chiếu sáng hiệu quả và tối ưu cho nhà xưởng, áp dụng cho xưởng may của công ty cổ phần Delta (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w