Trong giai đoạn 1982 – 1985

Một phần của tài liệu 27901 (Trang 25 - 32)

Bước vào năm 1982, đất nước ta đã trải qua hơn 5 năm thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian đó, nhân dân ta đã thu được nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, đất nước ta còn nhiều khó khăn chưa được khắc phục, nền sản xuất nhỏ, nguồn cung ứng năng lượng và nguyên liệu còn mang nặng tính bao cấp; hậu quả của chiến tranh biên giới Tây- Nam và phía bắc vẫn còn rất nặng nề.

Trong bối cảnh ấy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu:

“Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đồng thời tăng thêm trang bị kĩ thuật cho các ngành kinh tế khác và chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của công nghiệp nặng trong chặng đường tiếp theo…”. [ 25; 53-54].

Thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước đã tiến hành xây dựng nhiều công trình quan trọng về điện và dầu khí, xi măng, thủy lợi…, góp phần thúc đẩy sản xuất. Với tinh thần lao động khẩn trương của các chuyên gia Liên Xô và cán bộ, công nhân Việt Nam, ngày 28/10/1983, tổ máy số 1 của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại được hoà lưới điện quốc gia. Tổ máy số 1 Nhà máy nhiệt điện Phả Lại đã được đốt dầu để chạy thử lần thứ nhất trước sự chứng kiến của các đồng chí chuyên gia Liên Xô và đông đảo cán bộ, công nhân đang tham gia xây lắp trên công trường. Việc đốt dầu để chạy thử tổ máy số 1 chứng minh chất lượng lắp đặt toàn bộ hệ thống lò hơi, hệ thống dây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuyền cáp nước, cáp dầu, lò phụ khởi động, hệ thống lọc bụi, hệ thống quạt gió, quạt khói, hệ thống đường ống hơi do xí nghiệp liên hợp lắp máy 69 thi công là tốt, bảo đảm các thông số kĩ thuật, đủ tiêu chuẩn chạy liên động toàn bộ dây chuyền công nghệ. Mỗi năm nhà máy lại có thêm một tổ máy mới đi vào sản xuất: Ngày 1/9/1984, tổ máy số 2 hoà lưới; ngày 12/12/1985, tổ máy số 3 hoà lưới, ngày 29/11/1986 tổ máy số 4 hoà lưới. Việc các tổ máy của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại hoàn thành và hoà lưới điện quốc gia đúng tiến độ không chỉ thể hiện trách nhiệm của cán bộ trong nước, chuyên gia nước ngoài trong thời gian thi công, mà còn góp phần giải quyết những khó khăn lớn về nhu cầu điện lúc bấy giờ. Việc chạy công suất tối đa các tổ máy nhiều năm liên tiếp cho phép cung cấp sản lượng điện vừa đủ, đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

Từ năm 1982, căn cứ quyết định thành lập Nhà máy nhiệt điện Phả Lại của Bộ Điện lực, cơ cấu tổ chức nhà máy tạm thời gồm: 1 Giám đốc; 3 Phó Giám đốc; 13 phòng; 10 phân xưởng và một số đơn vị khác….

Đến năm 1983, cơ cấu tổ chức Nhà máy nhiệt điện Phả Lại giai đoạn này như sau:

1. Ban Giám đốc, gồm có 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc phụ trách 3 mảng công tác: Xây dựng cơ bản, Kinh tế, Hành chính – Đời sống.

Giúp việc cho Giám đốc, có:

- Kĩ sư chính nhà máy; giúp việc cho kĩ sư chính có 1 phó kĩ sư chính vận hành và 1 phó kĩ sư chính sửa chữa.

2. Các phòng, Ban kĩ thuật, nghiệp vụ, gồm có: a. Khối sản xuất và phục vụ chung, bao gồm: - Phòng Kế hoạch sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phòng Kĩ thuật sản xuất. - Phòng Tài vụ sản xuất. - Phòng Vật tư sản xuất.

- Phòng Tổ chức – Lao động – Đào tạo. - Phòng Hành chính.

- Phòng Quản trị đời sống.

- Phòng Phiên dịch và phục vụ chuyên gia. - Ban Kiểm tra an toàn.

- Phòng Bảo vệ - Cứu hỏa. - Trạm Y tế.

- Ngành phục vụ ăn uống.

b. Khối xây dựng cơ bản, gồm có: - Phòng Kế hoạch xây dựng cơ bản. - Phòng Kĩ thuật xây dựng cơ bản. - Phòng Tài vụ xây dựng cơ bản. - Phòng Vật tư xây dựng cơ bản. 3. Các đơn vị sản xuất gồm có: - Phân xưởng nhiên liệu.

- Phân xưởng lò máy. - Phân xưởng điện. - Phân xưởng hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phân xưởng hiệu chỉnh. - Phân xưởng thủy lực.

- Phân xưởng sửa chữa tập trung. - Phân xưởng sửa chữa xây dựng. - Phân xưởng vận tải.

- Phòng thí nghiệm kim loại. - Tổ trưởng ca.

- Đội xe.

Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy sản xuất và kinh doanh điện năng. Do việc xác định sản xuất chính của nhà máy sau khi đưa vào sử dụng cũng như một số năm tiếp theo là sản xuất điện và sản phẩm vẫn là điện năng, nên nhà máy vẫn chưa đặt ra chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm nào khác.

Do sản xuất điện năng mang tính đặc thù so với sản xuất các sản phẩm khác, nên Nhà máy chỉ thực hiện việc giám sát kĩ thuật sản phẩm nhằm ổn định công suất và tần số phát mà không kiểm tra chất lượng điện năng sau khi sản xuất.

Hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhiệt điện Phả Lại trong giai đoạn 1982 - 1985 có một số thuận lợi cơ bản:

- Nhà máy có trụ sở chính đặt tại thôn Phao Sơn và thị trấn Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương, rất thuận lợi cho việc vận chuyển nhiên liệu chính bằng cả đường sắt và đường sông. Do tiết kiệm được chi phí vận chuyển, nên giá nhập nhiên liệu chính cũng rẻ hơn.

- Thị trường ngành điện trong những năm này luôn trong trạng thái cung không đủ cầu. Do vậy, đầu ra với điện, thương phẩm của nhiệt điện Phả Lại luôn được đảm bảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhà máy Phả Lại 1 bao gồm 4 tổ máy, tổng công suất 400MW được đầu tư và đưa vào sử dụng từ những năm 1983 - 1986, thường xuyên được đầu tư kính phí, sửa chữa, cải tạo nâng cấp thiết bị máy móc.

Bên cạnh đó, nhà máy cũng gặp nhiều khó khăn:

- Thiết bị chính của Nhà máy điện Phả Lại 1 do Liên Xô chế tạo đã đưa vào vận hành, yêu cầu hằng năm phải đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, do đó ảnh hưởng đến sản lượng điện phát ra và chi phí giá thành. Hơn nữa, các rủi ro về kĩ thuật cũng có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Nhà máy dẫn tới việc tăng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, làm ảnh hưởng đến sản lượng điện sản xuất, giá thành đơn vị sản phẩm.

- Giá thành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhiên liệu đầu vào như than, dầu… Các mặt hàng này có xu hướng tăng hay giảm đều ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản xuất điện của Nhà máy.

- Điện là đầu vào cho các ngành sản xuất dịch vụ, đồng thời là mặt hàng mang tính xã hội cao, giá điện phần lớn do Nhà nước quy định nên không thể điều chỉnh tự do, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nhà máy.

- Hệ thống thiết bị, công nghệ của Nhà máy điện rất phức tạp, có thể xảy ra sự cố kĩ thuật trong quá trình sản xuất điện, ảnh hưởng đến công suất phát điện, thậm chí phải ngừng sản xuất.

Để khắc phục những khó khăn này, nhà máy đã bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị chính theo định kì. Mặt khác, lãnh đạo nhà máy có những giải pháp về kĩ thuật và quản lí sản xuất, các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật để giảm tối đa chi phí sản xuất.

Là một doanh nghiệp sản xuất điện nên nhà máy Phả Lại không có thứ phẩm, sản phẩm hỏng, sản phẩm làm dở, thời điểm sản xuất đồng thời là thời điểm tiêu thụ. Nhà máy vận hành 24/24 giờ, theo quy trình công nghệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhà máy nhận than từ các mỏ than ở khu mỏ Quảng Ninh về theo 2 tuyến đường sông và đường sắt. Than đường sông được máy cẩu bốc lên nhờ hệ thống băng tải đưa vào kho hoặc vào hệ thống nghiền. Than đường sắt được chở bằng các tàu hoả, nhờ các khoang vật liệu tạo dỡ tải đưa vào kho hoặc hệ thống nghiền. Than đã nghiền nhỏ sẽ được đưa vào để đốt lò. Nhà máy sử dụng loại dầu nặng (dầu FO) để khởi động lò hơi và để đốt kèm lò hơi khi bị sự cố. Khi than cháy cung cấp nhiệt cho nước trong các dàn ống sinh hơi xung quanh. Lò hơi biến nước thành hơi; hơi nước được sấy trong bộ phận quá nhiệt thành hơi quá nhiệt đưa sang quay tua bin và kéo máy phát điện khởi động.

Hơi quá nhiệt sau khi sinh công làm quay tua bin sẽ đi xuống bình ngưng tụ, nhờ hệ thống nước tuần hoàn làm mát, hơi nước ngưng lại thành lượng nước ngưng và được bơm trở lại cho lò hơi.

Điện được truyền đến trạm phân phối tải để đi tiêu thụ theo các mạch đường dây: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Giang…

Trong quá trình vận hành lượng nước hao hụt được bổ sung bằng nước sạch từ hệ thống xử lí nước. Nước tuần hoàn được bơm tuần hoàn, bơm từ sông vào làm mát các bình ngưng sau đó theo kênh thải hở chảy ra sông. Trong quá trình đốt lò có xỉ thải và khói thải. Khói thải trước khi ra khỏi ống khói được lọc bụi qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường. Bụi tro và xỉ được đưa xuống mương chuyển về trạm bơm thải xỉ có nhiệm vụ bơm thải ra các hồ chứa xỉ bên ngoài nhà máy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản phẩm ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại

N-íc s«ng

Läc bôi tÜnh ®iÖn

DÇu FO than vËn chuyÓn

M¸y nghiÒn Kho than Tæ hîp tua bin m¸y ph¸t ®iÖn C¶ng bèc rì Tr¹m b¬m tuÇn hoµn HÖ thèng xö lý n-íc Lµm m¸t h¶i d-¬ng b×nh ng-ng L¹ng s¬n S«ng Kªnh th¶i Hµ néi b¾c giang Tr¹m ph©n phèi t¶i ®iÖn H¶i phßng èng khãi lß h¬i than vËn chuyÓn tõ ®-êng s¾t

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, được sự giúp đỡ to lớn và quý báu của Liên Xô và sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, cùng với những nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên, nhà máy đã có những kết quả đáng tự hào.

Năm Sản lƣợng điện (Triệu Kwh) Điện tự dùng (%) 1983 1984 1985 56,544 942,25 1.508,256 15,1 9,85 8,32

Trong điều kiện thiếu thốn mà ngành điện không những không bị rơi vào tình trạng đình đốn sản xuất, mà còn tăng sản lượng điện như trên, là một cố gắng rất lớn.

Giai đoạn 1982 - 1985 là giai đoạn phát điện tối đa, nhà máy đã đảm nhiệm 60% sản lượng điện của cả nước. Vào lúc 6h ngày 1/1/1985, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại kéo còi chào mừng tỉ KWh điện đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu một chặng đường phát triển của nhà máy trong những năm đất nước đầy khó khăn.

Một phần của tài liệu 27901 (Trang 25 - 32)