Về kinh tế

Một phần của tài liệu 27901 (Trang 54 - 59)

Năng lượng nói chung, điện lực nói riêng có một vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đến năm 2010, phải vượt qua được tình trạng nước nghèo và kém phát triển, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện mục tiêu này, ngành Điện phải đi trước một bước. Trong bất kì tình huống nào, điện cũng phải bảo đảm cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Vì vậy, có thể nói, ngành Điện lực Việt Nam mà Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là một bộ phận không thể tách rời, đã, đang và sẽ là lực lượng tiên phong, giữ vai trò to lớn trong quá trình đưa đất nước ta tiến lên, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Nhà máy nhiệt điện Phả Lại ra đời và xây dựng khi đất nước còn nhiều khó khăn. Nhà máy đã góp phần không nhỏ vào những bước trưởng thành của ngành Điện lực Việt Nam. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại nằm cạnh con sông Lục Đầu giang trên địa bàn thị trấn Phả Lại, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương và là cửa ngõ của tỉnh Quảng Ninh. Đây là công trình hợp tác hữu nghị Việt –Xô. Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi cả về nguồn nước và nguồn nguyên liệu, nơi đây có khả năng xây dựng nhà máy nhiệt điện. Trong khi đó Phả Lại nằm gần trung tâm kinh tế, văn hoá (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…) có nhu cầu tiêu thụ điện năng rất lớn. Vì vậy, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực tế cho thấy rõ vị trí và vai trò của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại trong hệ thống điện, là điểm nút quan trọng cung cấp điện cho các tỉnh, thành phố phía Đông bắc nước ta.

Điên lực Việt Nam giai đoạn 1981-1985 thực hiện tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn 1, những công trình lớn có tầm cỡ quốc gia, chiến lược được coi trọng hàng đầu. Việc đưa các tổ lò, máy của Nhiệt điện Phả Lại vào hoạt động đúng tiến độ cùng với lưới điện 220 KV Phả Lại – Hà Đông vào vận hành, đã tăng thêm nguồn lưới điện quốc gia, giải quyết một phần khó khăn về thiếu điện cho Hà Nội trong năm 1983. Nhiều trạm trung gian và đường dây phân phối được xây lắp để tiếp tục đưa các tổ máy của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại vào vận hành. Nhờ đó đã giảm bớt khó khăn trong việc cung cấp điện.

Từ năm 1986, cùng với toàn ngành, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại bước vào công cuộc đổi mới với một tinh thần quyết liệt và đã tạo ra những thay đổi đáng kể. Ngành Điện là ngành kinh tế kĩ thuật đầu tiên của cả nước lập kế hoạch phát triển dài hạn. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự tham gia của các ban ngành, hệ thống nguồn và lưới điện liên tục được mở rộng theo quy hoạch Tổng sơ đồ phát triển điện lực giai đoạn II, III. Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI đã chỉ ra: “ Kinh nghiệm thực tế nhiều năm qua cho thấy, trong bước đầu công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, vai trò của năng lượng cực kì quan trọng, quyết định nhịp độ phát triển của toàn bộ nền kinh tế [26;171].

Trong giai đoạn 1986 - 1995, ngành Điện đã khẩn trương xây dựng, hoàn chỉnh những công trình lớn có tầm cỡ chiến lược quốc gia. Nhiều trạm trung gian và đường dây phân phối được lắp đặt, vận hành. Sau khi 4 tổ máy của Nhiệt điện Phả Lại đi vào hoạt động từ năm 1986, tiến độ thi công xây lắp thủy điện hòa Bình được đẩy mạnh. Đến ngày 24/12/1988, tổ máy số 1 bắt đầu vận hành an toàn, đã nâng công suất sử dụng của điện lực miền Bắc phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

triển thêm 680 MW ( Phả Lại: 110 MW * 4 và Hòa Bình 240 MW : [ 26; 53],

đáp ứng nhu cầu điện các tỉnh miền Bắc, đồng thời còn cung cấp điện cho miền Trung. Như vậy, ngành Điện nói chung và Nhà máy nhiệt điện Phả Lại nói riêng đã tạo động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

Phát huy truyền thống tự lực tự cường, ngành Điện đã tạo nên những kì tích đặc biệt quan trọng, lần đầu tiên xây dựng đường dây 500KV Bắc- Nam dài 1487km, với 26000 tấn dây dẫn, thi công 3436 điểm móng, sử dụng 250.000 m3 bê tông, dựng 3.436 cột cao từ 28 mét đến 82 mét … Nhà máy nhiệt điện Phả Lại đã có những đóng góp quan trọng để hoàn thành công trình này. Đường dây 500KV đã góp phần phát triển nguồn, lưới truyền tải và phân phối điện phủ đến gần 90% dân số huyện và 57% số xã trong cả nước. Do Nhà máy nhiệt điện Phả Lại được trang bị các thiết bị tự động để chống sự cố nên đã khắc phục những tồn tại của đường dây 500 KV.

Giai đoạn 1996 - 2005 là quãng thời gian chứng kiến bước chuyển đổi sâu sắc của ngành Điện nói chung và Nhà máy nhiệt điện Phả Lại nói riêng trong sản xuất, kinh doanh. Cùng với toàn ngành, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại đã đáp ứng nhu cầu cung cấp năng lượng cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Nhà máy đã góp phần cùng với EVN đưa điện đến 100% số huyện, 90% số xã và hơn 80% số hộ dân nông thôn…. Đây là thành quả to lớn của EVN trong quá trình xây dựng, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, được bạn bè trong nước và quốc tế đánh giá cao… Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó ngành Điện phải tăng nhanh nguồn điện, hoàn thành và xây dựng một số cơ sở phát điện lớn. Ngành Điện đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn trong nước và nước ngoài để xây dựng những công trình điện năng khác nhau mà Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 là một ví dụ.

Với công nghệ tiên tiến được áp dụng như hiện đại hóa hệ thống điều khiển, sản lượng điện hằng năm của Nhà máy tăng dần, giải quyết tình trạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiếu điện khu vực miền Bắc. Nhà máy đã sản xuất một sản lượng đáng kể cho nền kinh tế quốc dân, liên tục hoàn thành sản lượng điện của Công ty Điện lực Việt Nam giao. Đứng trước nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của cả nước, trước yêu cầu sản xuất hiệu quả của ngành Điện, Nhà máy nhiệt điện dây chuyền 2 đã trở thành trung tâm năng lượng lớn của cả nước. Nhà máy góp phần cùng ngành Điện thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, phát huy truyền thống vẻ vang của mình, ngành Điện ngày càng tỏ rõ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn phát triển mới, ngành Điện vượt qua mọi sự khó khăn thách thức để hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao.

Nhà máy nhiệt điện Phả Lại khẳng định rõ tầm quan trọng của mình trong hệ thống điện quốc gia, góp phần ổn định lưới điện. Nhà máy còn là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế đất nước nói chung và các tỉnh miền Bắc nói riêng tiến tới thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Năm 2009, nhiệt điện Phả Lại sản xuất 7,35 tỉ KWh điện, bằng 123,83% kế hoạch năm, cao nhất sau gần 30 năm thành lập. Tổng doanh thu đạt 4.808 tỉ đồng, riêng doanh thu sản xuất điện đạt hơn 4,416 tỉ đồng, tăng 22% so với kế hoạch. Đặc biệt năm 2009, do thời tiết khô hạn kéo dài, một số nguồn điện mới chậm tiến độ và chưa vận hành ổn định làm cho hệ thống điện quốc gia thường xuyên thiếu nguồn, nên nhiệt điện Phả Lại luôn phát điện với công suất cao. Ngành điện nói chung và Nhà máy nhiệt điện Phả Lại nói riêng đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sự dụng điện của nhân dân.

Trong những năm 2006 – 2010, nhiệt điện Phả Lại đã cung cấp cho đất nước gần 90 tỉ KWh điện. Đặc biệt từ năm 2006, sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, nhiệt điện Phả Lại đã có sự phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

toàn diện trên các mặt, từ quản lí, sản xuất kinh doanh đến hoạt động chính trị, xã hội. Sản lượng điện của Nhà máy sản xuất hằng năm đều vượt mức thiết kế. Khắc phục mọi khó khăn do ảnh hưởng biến động của thị trường tài chính, Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại đã tận dụng thời cơ dùng nguồn tiền khấu hao để lại và lợi nhuận của nhà máy đóng góp vốn vào các công trình ngành Điện theo định hướng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với số tiền gần 2 nghìn tỉ đồng.

Đến năm 2010, nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện đốt than lớn nhất trong cả nước với 6 tổ máy có tổng công suất là 1.040 MW (mỗi năm phát ra trung bình gần 7 tỉ KWh điện) và là nhiệt điện chủ lực trong việc khắc phục tình trạng thiếu điện của hệ thống điện quốc gia. Ngoài hoạt động sản xuất điện năng là chính, Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại còn tham gia hoạt động ở các lĩnh vực khác, như xây dựng, thi công các công trình điện, sản xuất các thiết bị, phụ tùng cơ – nhiệt điện, đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản…

Cùng với việc chế tạo phụ gia bê tông từ tro bay, khai thác xỉ than cung cấp cho các đơn vị sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại đã tham gia dự án sản xuất phụ gia bê tông từ tro bay để xây dựng các đập nước phục vụ công trình thủy điện Sơn La, giúp cho công trình này tiết kiệm được hàng ngàn tỉ đồng...

Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, ngoài việc hoàn thành xuất sắc công tác sản xuất kinh doanh, Công ty đã nộp 1.482,83 tỉ đồng vào ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, Công ty xin tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần Thủy điện Huội Quảng – Bản Chát với số vốn 244 tỉ đồng, chiếm 5% vốn điều lệ - Theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại tại phiên họp lần thứ 12 ngày 09/8/2007. Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại còn góp vốn vào nhiệt điện Mông Dương và nhiệt điện Quảng Ninh với mức 20% và 10% vốn điều lệ….

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tất cả những điều trình bày trên đây chứng tỏ Nhà máy – Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại đã có những đóng góp to lớn cho việc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu 27901 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)