Nhiệm vụ chính của khai phá dữ liệu

Một phần của tài liệu 27873 (Trang 26 - 28)

Các bài toán liên quan đến khai phá dữ liệu về bản chất là các bài toán thống kê. Điểm khác biệt giữa các kỹ thuật khai phá dữ liệu và các công cụ phục vụ tính toán thống kê mà chúng ta đã biết là ở khối lượng cần tính toán. Một khi dữ liệu đã trở nên khổng lồ thì những khâu như: thu thập dữ liệu, tiền xử lý và xử lý dữ liệu đều đòi hỏi phải được tự động hóa. Tuy nhiên ở công đoạn cuối cùng, việc phân tích kết quả sau khi đã khai phá dữ liệu vẫn luôn là công việc của con người.

Điều mà khai phá dữ liệu có thể làm rất tốt là phát hiện ra những giả thuyết mạnh trước khi sử dụng những công cụ tính toán thống kê. Mô hình dự báo sử dụng kỹ thuật phân cụm (Crustering) để chia nhóm các sự vật, sự kiện sau đó rút ra các luật nhằm tìm ra đặc trưng cho mỗi nhóm và cuối cùng đề nghị một mô hình. Ví dụ, những bạn đọc đăng ký dài hạn của một tạp chí có thể phân nhóm dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau (lứa tuổi, giới tính, thu nhập…), sau đó tạp chí căn cứ vào đặc trưng riêng của từng nhóm để đề ra mức phí thu trong năm sao cho phù hợp nhất.

Chúng ta thấy, những nhiệm vụ cơ bản nhất của khai phá dữ liệu là: - Phân cụm, phân loại, phân nhóm, phân lớp. Nhiệm vụ là trả lời câu hỏi: Một dữ liệu mới thu thập sẽ thuộc về nhóm nào? Quá trình này thường được thực hiện một cách tự động.

- Khai phá luật kết hợp. Nhiệm vụ là phát hiện ra những mối quan hệ giống nhâu của các bản ghi giao dịch. Luật kết hợp X=>Y có dạng tổng quát là: Nếu một giao dịch đã sở hữu các tính chất X thì đồng thời nó cũng sở hữu các tính chất Y, ở một mức độ nào đó. Khai phá luật kết hợp được hiểu theo nghĩa: Biết trước các tính chât X, vậy các tính chất Y là những tính chất nào?

- Lập mô hình dự báo, bao gồm hai nhiệm vụ: Hoặc là phân nhóm dư liệu vào một hay nhiều lớp dữ liệu đã xác định từ trước, hoặc là sử dụng các trường đã cho trong một cơ sở dữ liệu để dự báo sự xuất hiện (hoặc không xuất hiện) của các trường hợp khác.

- Phân tích đối tượng ngoài cuộc: Một cơ sở dữ liệu có thể có thể chứa các đối tượng không tuân theo mô hình dữ liệu. Các đối tượng dữ liệu như vậy gọi là các đối tượng ngoài cuộc. Hầu hết các phương pháp khai phá dữ liệu đều coi các đối tượng ngoài cuộc là nhiễu và loại bỏ chúng. Tuy nhiên trong một số ứng dụng, chẳng hạn như phát hiện nhiễu thì sự kiện hiếm khi sảy ra lại được chú ý hơn những gì thường xuyên gặp phải. Sự phân tích dữ liệu ngoài cuộc được coi như là phai phá các đối tượng ngoài cuộc. Một số phương pháp được ứng dụng để phát hiện đối tượng ngoài cuộc: Sử dụng các hình thức kiểm tra mang tính thống kê trên cơ sở một phân phối dữ liệu hay một mô hình xác suất cho dữ liệu, dùng các độ đo khoảng cách mà theo đó các đối tượng có một khoảng cách đáng kể đến cụm bất kỳ khác được coi là đối tượng ngoài cuộc, dùng các phương pháp dựa trên độ lệch để kiểm tra sự khác nhau trong những đặc trưng chính của các nhóm đối tượng.

- Phân tích sự tiến hóa: Phân tích sự tiến hóa thực hiện việc mô tả và mô hình hóa các quy luật hay khuynh hướng của những đối tượng mà ứng xử

của chúng thay đổi theo thời gian. Phân tích sự tiến hóa có thể bao gồm cả đặc trưng hóa, phân biệt, tìm luật kết hợp, phân lớp hay phân cụm dữ liệu liên quan đến thời gian, phân tích dữ liệu theo chuỗi thời gian, so sánh mẫu theo chu kỳ và phân tích dữ liệu dựa trên tính tương tự.

Một phần của tài liệu 27873 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)