Khảo sát tổ chức tề vi lớp bề mặtRa, Rz

Một phần của tài liệu 27726 (Trang 70 - 78)

4. 1.3 Chế độ cắt

4.4.2.2. Khảo sát tổ chức tề vi lớp bề mặtRa, Rz

+ Ra giảm dần dọc theo chiều dọc trục từ chống tâm đến mâm cặp.

+ Độ nhám bề mặt kém hơn so với sử dụng máy tiện CNC.

4.4.2.2. Khảo sát tổ chức tề vi lớp bề mặt Ra, Rz Ra, Rz (µm Số lần cắt Ra, Rz (µm Số lần cắt

Cùng với độ nhám bề mặt, cơ lý tính lớp bề mặt có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc của bề mặt chi tiết máy. Do vậy cùng với việc khảo sát về độ nhám thì nghiên cứu cấu trúc bề mặt cho ta đánh giá chính xác hơn về chất lượng lớp bề mặt. Từ các hình 4.9, 4.10 nhận thấy:

+ Tổ chức tế vi của 8 phôi sau khi nhiệt luyện đồng đều.

+ Tổ chức tế vi từ bề mặt ngoài đến bên trong lõi thép X12M không thay đổi + Không xuất hiện lớp trắng trên bề mặt.

- Kết luận:

Nhám bề mặt của phôi sau khi gia công ở máy tiện vạn năng kém hơn so với gia công trên máy tiện CNC. Độ cứng vững càng cao thì nhám bề mặt càng giảm.

Tổ chức tế vi của từ bề mặt ngoài vào bên trong lõi của thép X12M sau khi gia

công không thay đổi.

4.4.3. Khảo sát lực cắt khi tiện

Việc khảo sát lực cắt trong quá trình cắt kim loại có ý nghĩa cả lý thuyết lẫn thực tiễn. Trong thực tế, những hiểu biết về lực cắt rất quan trọng để thiết kế dụng cụ cắt, đồ gá, tính toán thiết kế máy móc thiết bị,... Dưới tác dụng của lực và nhiệt, dụng cụ sẽ bị mòn, bị phá huỷ. Muốn hiểu được quy luật mài mòn và phá huỷ dao thì phải hiểu được quy luật tác động của lực cắt. Muốn tính công tiêu hao khi cắt cần phải biết lực cắt. Những hiểu biết lý thuyết về lực cắt tạo khả năng chính xác hoá lý thuyết quá trình cắt. Trong trạng thái cân bằng năng lượng của quá trình cắt thì các mối quan hệ lực cắt cũng cân bằng.

Sử dụng phần mềm Dasylab ta thu được các biểu đồ lực cắt:

+ Phôi ngắn L = 100:

Hình 4. 17: Biều đồ lực cắt lần 1

Hình 4. 19: Biều đồ lực cắt lần 3

Hình 4. 21: Biều đồ lực cắt lần 5

Hình 4. 23: Biều đồ lực cắt lần 7

Hình 4. 25: Biều đồ lực cắt lần 9

Đối với phôi ngắn số 7 khi chỉ dùng 1 mảnh dao để gia công.

Quan sát vào các biều đồ lực cắt ta thấy tại lần cắt thứ 1 lực cắt PZ (lực tiếp tuyến) và PY (lực hướng kính) có giá trị ngang nhau.

Tại lần cắt lần cắt thứ 2 lực PZ đã bắt đầu lớn hơn lực PY. Đến lần cắt thứ 3 thì lực PZ đã lớn hơn nhiều lực PY . Lực cắt PX luôn luôn nhỏ nhất phù hợp với lý thuyết.

Tại lần cắt thứ 2 và thứ 3 lực cắt có giá trị không ổn định. Nhưng từ lần cắt thứ 4 đến lần cắt thứ 10 giá trị lực cắt đã ổn định.

Sau 10 lần cắt không gá lại phôi cũng như dao ta nhận thấy lực cắt tăng dần từ lần cắt thứ nhất đến lần cắt thứ 10.

Như vậy nguyên nhân gây ra lực cắt tăng có thể do mòn dao. Ảnh hưởng mòn dao tới giá trị lực cắt tăng đột biến ở lần cắt thứ 3.

+ Phôi dài L = 400:

Đối với phôi dài số 8 khi chỉ dùng 3 mảnh dao để gia công. Mỗi mảnh dao cắt 1 lần.

Hình 4. 27: Biều đồ lực cắt phôi dài số 8 (Lực Z cộng thêm 132N)

Lực cắt PY và PZ lúc đầu có giá trị gần như nhau nhưng PZ có xu hướng tăng dần và lớn hơn PY sau khi cắt 1 thời gian ngắn. Lực PX vẫn nhỏ nhất và luôn ổn định.

So sánh các giá trị lực trong bảng 4.5 nhận thấy rằng giá trị lực cắt không hề thay đổi sau 3 lần cắt bằng 3 mảnh dao khác nhau.

Như vậy nguyên nhân gây nên lực cắt tăng là do mòn dao.

Một phần của tài liệu 27726 (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)