Đánh giá công tác phân tích môi trường bên trong

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Bánh kẹo Hải Châu doc (Trang 66 - 72)

2.3.4.1. - Nội dung phân tích

Đánh giá các hoạt động phân tích các nguồn lực bên trong của công ty bao gồm các nguồn lực như nguồn nhân lực, nguồn tài chính; trang thiết bị, máy móc công nghệ mặt bằng sản xuất, bộ máy quản lý, từ đó đưa ra các điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong giai đoạn 2000 - 2005.

a. Nguồn nhân lực

Một trong những nguồn lực quan trọng để thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu sử dụng hiệu quả nguồn lực này, công ty sẽ khai thác được các lợi ích kinh tế như tăng năng suất lao động, giảm được chi phí nhân công. Như vậy, công ty sẽ giảm được giá thành sản phẩm và mức lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn.

Theo kế hoạch từ năm 2002 - 2005 số lượng nguời làm việc nhu cầu là: Tổng số lao động có mặt đến 31/122001 là: 960 người

Dự tính:năm 2002: 1.514 người ; năm 2003 là: 1.643 người; năm 2004: 1.764 người và năm 2005: 1.881 người.

Nếu nâng cao tay nghề cho người lao động, bồi dưỡng đào tạo công nhân kỹ thuật cao nhằm làm chủ máy móc thiết bị hiện đại thì năng suất lao động sẽ tăng mà số người sẽ giảm.

Theo kế hoạch, hàng năm NSLĐ tăng 10%, do đó giảm số người tương ứng là:

Năm 2002: giảm 151 người; Năm 2003 giảm 164 người. Năm 2004 giảm 176 người; năm 2005 giảm 188 người.

Năm 2002: 500 người x 200 giờ/người: 8 giờ/công = 12.500 công Quy ra người: 12500 công : 260 công = 48 người

Năm 2003: 520 người x 200 giờ/người: 8 giờ/công = 13.000 công Quy ra người: 13.000 công : 260 công = 50 người

Năm 2004: 560 người x 200 giờ/người: 8 giờ/công = 13.750 công Quy ra người: 13.750 công : 260 công = 53 người

Năm 2005: 580 người x 200 giờ/người: 8 giờ/công = 14.500 công Quy ra người: 14.500 công : 260 công = 56 người

Số lao động tiết kiệm được từ 2 biện pháp trên Năm 2002: 199 người

Năm 2003: 214 người Năm 2004: 229 người Năm 2005: 244 người

Để có thể đáp ứng được nhu cầu công việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng năm công ty tuyển dụng lao động theo số lượng sau:

Bảng 9: Cơ cấu tuyển dụng lao động của Công ty từ năm 2002-2005

Chỉ tiêu Lao động phổ thông nhân kỹ thuật từ Nâng bậc công bậc 5/6 trở lên Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Năm 2002 85 19 15 Năm 2003 100 21 20 Năm 2004 120 23 25 Năm 2005 150 25 30

Bảng 10. Cơ cấu lao động của Công ty từ năm 2002 - 2005 là:

Chỉ tiêu Số lao động thực tế Lao động phổ thông Nâng bậc công nhân kỹ thuật từ bậc 5/6 trở lên Đại học, Cao đẳng, Trung cấp

Số người Tỉ trọng (%) Số người Tỉ trọng (%) Số người Tỉ trọng (%) Năm 2002 1.079 575 53,3 354 32,8 150 13,9 Năm 2003 1.220 675 55,3 375 30,7 170 13,9 Năm 2004 1.388 795 57,3 398 28,7 195 14,0 Năm 2005 1.539 945 59,3 423 26,6 225 14,1

b. Nguồn tài chính

Ngoài đầu tư vốn kinh doanh, công ty còn đầu tư vốn để nâng cấp, mua mới trang thiết bị máy móc để từng bước chuyển hướng hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Chính vì vậy mà năm 2003, và tỉ trọng vốn vay ngân hàng cũng tăng cao so với nguồn vốn tự có và do ngân sách cấp.

Hệ số tự chủ;về vốn (năm 2003) = 1- Error! = 0,314

Điều này sẽ gây bất lợi cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm khả năng chủ động và phải trả lãi suất ngân hàng lớn.

c. Uy tín của Công ty

Công ty bánh kẹo Hải Châu có lịch sử hình thành và phát triển gần 40 năm nên hình ảnh và uy tín đã gắn bó với người dân. Công ty biết khai thác uy tín của mình để xâm nhập thị trường cho các sản phẩm mới và gây được tiếng vang trên thị trường.

d. Người máy móc, trang thiết bị công nghệ sản xuất

- Những máy móc trang thiết bị mà cong ty đã đầu tư trong suốt giai đoạn dài (1990-2000) đã đem lại cho công ty những lợi ích ngày càng lớn bằng các sản phẩm nổi tiếng như bánh kem xốp, bánh kem xốp như Sôcôla đã chiếm lĩnh thị trường rất lâu và đang có xu hướng tăng mạnh hơn nữa.

Các dây chuyền bánh quy cũng góp phần đem lại doanh thu khá lớn trong tổng doanh thu của công ty khi công ty tiêu thụ sản phẩm này ở các khu vực thị trường nông thôn và miền núi.

Tuy nhiên những dây chuyền kẹo tỏ ra không hiệu quả khi các sản phẩm kẹo của công ty không chiếm lĩnh được thị trường trong nước là mấy. Các sản phẩm kẹo khó tiêu thụ, lại thường sản xuất nhiều nên gây ra tình trạng ứ đọng, tồn kho nhiều.

Các dây chuyền kem xốp, bánh quy do vốn đầu tư ít nên thời gian khấu hao rất nhanh (3 đến 5 năm). Do vậy sau khoảng thời gian 5 năm, công ty đã nhanh chóng có thể thu được lợi nhuận cao mà sản phẩm vẫn giữ giá, hoặc có

giảm giá một chút để cạnh tranh. Điều đó có được là do quan điểm chiến lược trong đầu tư "BÓC NGẮN NUÔI DÀI".

Năm 2003, công ty được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nhập dây chuyền bánh mềm của Hà Lan với tổng số vốn đầu tư 65 tỉ đồng vay từ ngân hàng. Đây là một dây chuyền sản xuất bánh mềm hiện đại có khả năng cung cấp những sản phẩm cao cấp phục vụ nhu cầu thị trường ở mức độ cao. Như vậy, quy mô của Công ty ngày càng lớn.

b. Cơ cấu tổ chức quản lý

Công ty vẫn duy trì cơ cấu tổ chức quản lý như trước. Theo đó các bộ phận chức năng sẽ đảm trách các nhiệm vụ được giao ở một quyền hạn và phạm vi nhất định và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc. Ban giám đốc sẽ lấy ý kiến và thông tin từ các bộ phận chức năng này để đưa ra các quyết định nhằm quản trị các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, Ban giám đốc cùng phòng kế hoạch vật tư trực tiếp chỉ đạo các phân xưởng sản xuất thực hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra. Như vậy, cơ cấu tổ chức của công ty được phân chia theo chức năng rất phù hợp với loại hình hoạt động của công ty, kinh doanh chuyên một mặt hàng bánh kẹo. Tính đến thời điểm T5/2004, công ty có tổng cộng 7 phòng ban: phòng Hành chính quản trị, phòng Tổ chức, phòng Kế hoạch vật tư, phòng Tài vụ, ban Bảo vệ tự vệ, ban Xây dựng cơ bản, phòng Kĩ thuật.

Đến tháng 6/2004, công ty dự kiến tách phòng Kế hoạch vật tư thành 2 phòng chức năng riêng biệt. phòng Marketing và phòng kế hoạch sản xuất. Như vậy, chức năng marketing sẽ được chú trọng nhiều hơn. Công ty sẽ phát triển được các chính sách marketing của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm như các chính sách về sản phẩm, giá, phân phối và khuyếch trương sản phẩm.

Các công tác phân tích môi trường giúp đỡ các nhà quản trị trong công ty xác lập được các điểm mạnh, điểm yếu của công ty mình khi hoạch định các chiến lược kinh doanh.

a) Điểm mạnh

- Công ty Bánh kẹo Hải Châu có nguồn nhân lực mạnh, ngày càng có trình độ chuyên môn cao do được bồi dưỡng, đào tạo, đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong quá trình sử dụng các máy móc trang thiết bị hiện đại nên chất lượng công việc được đảm bảo. Do vậy mà công ty có thể ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Công ty sở hữu nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại lại trong thời kỳ hết khấu hao nên có khả năng sản xuất ra các loại sản phẩm có chi phí rẻ mà chất lượng mẫu mã được đảm bảo tốt. Ngoài ra các dây chuyền này rất đa dạng nên sản xuất được nhiều sản phẩm đa dạng khác nhau, đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng.

- Công ty có nguồn vốn lưu động khá lớn nên đáp ứng được các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh .

b) Khó khăn

Khó khăn thật sự bắt đầu đối với công ty là hàng năm phải trả lãi suất ngân hàng lớn do đầu tư chiều sâu từ năm 1991 đến năm 2000.

- Chức năng marketing của công ty chưa được chú trọng nhiều nên chưa thực sự khai thác được các thông tin có lợi từ bên ngoài, chưa nắm bắt được đầy đủ các nhu cầu đa dạng của khách hàng, cũng như những thay đổi của khách hàng trong tiêu dùng bánh kẹo.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Bánh kẹo Hải Châu doc (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)