4. Cấu trúc của khóa luận
3.4. Xác định cấu trúc của chất sạch B1
+ Phổ ESI-MS của B1 (Hình 3.15) có pic ion giả phân tử ở m/z = 271 [M+Na]+, suy ra khối lượng phân tử của B1 là 248 ứng với công thức phân tử C11H20O6.
Hình 3.15. Phổ khối của chất B1
+ Phổ 1H NMR của B1 (Hình 3.16) có các tín hiệu sau:
- Có 3 proton liên kết với cacbon sp2 là δH 5,13; dd; J = 1,0 và 11,0 Hz; δH
5,23; dd; J =1,0; 17,5Hz và δH 6,06; dd; 11,0; 17,5 Hz căn cứ vào hằng số tách
spin-spin thì đây là hệ ABX.
- Ngoài ra còn hai nhóm metyl có độ chuyển dịch hóa học ở δH 1,39; s và 1,35; s.
Hình 3.16. Phổ 1H NMR của hợp chất B1
- Phân tích 1H NMR và 13CNMR (Hình 3.17) thấy rõ sự tồn tại của phân tử đường -glucozơ.
-Ngoài ra, phổ 13C NMR của B1 còn có các tín hiệu của nhóm exo-metylen ở
δC 114,3 và 145,2 ppm.
Hai nhóm metyl ở δC 26,6 và 27,7 ppm
Hình 3.17. Phổ 13C NMR của hợp chất B1
So sánh phổ NMR với hợp chất 2-metylbut-3-en-2-yloxy--D-glucopyranosid trong tài liệu [8],
Bảng 3.10. Dữ liệu phổ của B1
Vị trí Hợp chất 1, đo trong CD3OD [17], trong C5D5N
1 H 13C 1H 13C 1 2 3 4 5 1’ 2’ 3’ 4’ 5’ 6’ 5,13;dd; 1,0; 11,0 5,23; dd; 1,0; 17,5 6,06; dd; 11,0; 17,5 1,39; s 1,35; s 4,35; d; 7,5 3,15; m 3,34; m 3,32; t; 8,8 3,34; m 3,66; dd; 5,5; 12,0 3,88; m 114,3 145,2 79,0 26,6 27,7 99,4 74,9 78,0 71,6 77,4 62,7 5,08; d; 1,3; 11 5.15; dd; 1,3;18 6,18; dd; 11; 18 1,48; s 1,40; s 4,88; d; 7,5 3,65, t, 7,5 113,5 145,4 77,8 26,7 28,1 99,8 75,3 78,1 71,8 78,8 62,9
Từ so sánh ở Bảng 3.10, Chúng tôi kết luận cấu trúc của B1 là như sau: HO O O HO HO OH CH2 1 5 4 1' 3' 5' 6' H3C CH3 3 2' 4' 2 Cấu trúc của B1
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết của lá cây Mơ tam thể (Paederia scandens)”, đã thu được các kết quả như sau:
1. Điều chế được cao tổng methanol (67.892 gam tương ứng 8,48% theo mẫu khô kiệt) và các cao phân đoạn chiết tách từ tổng cao methanol là: cao n-hexane 18.368 gam tương ứng 27.05 % tổng cao, cao diethyl ether 15.477 gam tương ứng 22.80% tổng cao, cao dichloromethane 10.585 gam tương ứng 15.59% tổng cao, cao chloroform 7.125 gam tương ứng với 10.490% tổng cao, cao ethyl acetate 4.544 gam tương ứng 6.690% tổng cao, cao ethanol 3.925 gam tương ứng 5.780% tổng cao và cao buthanol 3.430 gam tương ứng 5.050%.
2. Bằng phương pháp GC–MS đã định danh được 27 cấu tử có trong các dịch chiết lá mơ tam thể. Trong đó, có một số cấu tử chiếm thành phần lớn như: Stigmasterol, β-Sitosterol, Campesterol, 2-methoxyl-4-vinylphenol và coumaran.
Một số cấu tử chiếm thành phần lớn có nhiều ứng dụng trong thực tế thuộc các nhóm chất chính: nhóm Phytosterol gồm có Stigmasterol, β-Sitosterol và Campesterol, axit palmitic.
2. Quá trình phân lập cao n – hexan và sử dụng phương pháp sắc ký bản mỏng, sắc kí cột, phân tích phổ khối lượng, phổ cộng hưởng từ hạt nhân một và hai chiều đã xác định được cấu trúc của hợp chất B1 là 2-methylbut-3-en-2-yloxy-β-D- glucopyranosid .
Kiến nghị
Do thời gian nghiên cứu có hạn, thông qua kết quả của đề tài, tôi mong muốn đề tài được phát triển rộng hơn về một số vấn đề như sau:
– Lá mơ tam thể có chứa một số chất có ứng dụng trong y học như:
β- Sitosterol, Campesterol với hàm lượng tương đối cao. Vì vậy, cần nghiên cứu tách, làm giàu các cấu tử này bằng các phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
– Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxy hóa đối với một số dịch chiết của lá mơ tam thể nhằm tăng giá trị sử dụng của cây dược liệu này.
– Thử hoạt tính sinh học và dược liệu của một số phân đoạn có chứa các cấu tử có dược tính cao, từ đó phát triển một số chế phẩm phục vụ cho mục đích y học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1] Trần Ngọc Ninh (1987), “Góp phần vào việc thống kê những loài thực vật có ích thuộc họ cà phê (Rubiaceae Juss) ở Việt nam”, Tạp chí Sinh học, 9, 40-44.
Tiếng Anh
[2] Birgitta Bremer, Torsten Eriksson (2009), “Time tree of Rubiaceae: phylogeny and dating the family, subfamilies, and tribes”,International Journal of Plant Sciences, 170(6), 766-793.
[3] cay-thuoc-quy/cay-mo-tam-the-dieu-tri-benh-duong-ruot, ngày cập nhật 8/2018.
[4] Dang Ngoc Quang, Toshihiro Hashimoto, Masami Tanaka, Nguyen Xuan Dung, Yoshinori Asakawa (2002), “Iridoid glucosides from roots of Vietnamese Paederia scandens”, Phytochemistry, 60, 505-514.
[5] Dang Ngoc Quang (2009), “Anthraquinones from the roots of Paederia scandens”, Journal of Chemistry (Vietnam), 47, 95-98.
[6] Dang Ngoc Quang and Le Huy Nguyen (2009), “Anthraquinones and cumarin from the roots of Paederia scandens”, Journal of Chemistry (Vietnam), 47, 428-431.
[7] Goevarts R, M Ruhsam, L Andersson, E Robbrecht, D Bridson, A Davis, I Schanzer, B Sonke´(2006), World checklist of Rubiaceae, Royal Botanic Gardens, Kew.
[8] G. V. Shevchuk, A. S. Shashkov, and V. Ya.Chirva (1994). “Glycosides of (+)- Syringaresinol and 2-methylbut-3-en-2-yl β-D-glucopyranoside from the leaves of Nolina microcarpa”, Chemistry of Natural Compounds, 30, 699-703.
[9] Inouye, H., Saito, S., Taguchi, H. and Endo, T (1969), “Zwei neue iridoidglucoside aus gardenia jasminoides: gardenosid und geniposid”,
[10] Inouye, H., Inouye, S., Shimokawa, N. and Okigawa, M. (1969), “Studies on monoterpene glucosides. VII, Iridoid glucosides of Paederia scandens”.
Chemical Pharmaceutical Bulletin, 17,1942-1948.
[11] Inouye, H., Okigawa, M. and Shimokawa, N. (1969), “Studies on monoterpene glucosides. VIII. Artefacts formed during extraction of asperuloside and paederoside”, Chemical Pharmaceutical Bulletin, 17, 1949-1954.
[12] J. Koyama, I. Morita, K. Tagahara, M. Ogata, T. Mukainaka, H. Tokuda, H. Nishino (2001), “Inhibitory effects of anthraquinones and bianthraquinones on Epstein-Barr virus activation”, Cancer lett, 170, 15-18.
[13] Kapadia, G. J., Shukla, Y. N., Bose, A. K., Fujiwara, H. and Lloyd, H. A (1979). “Revised structure of paederoside, a novel monoterpene S- methyl thiocarbonate”, Tetrahedron Letters, 22, 1937-1938.
[14] M. Miyagoshi, S. Amagaya, and Y. Ogihara (1987). “The structural transformation of gardenoside and its related iridoid compounds by acid and –glucosidase”, Planta medica, 462-464.
[15] R. F. Schinazi, C. K. Chu, J. R. Babu, B. J. Oswald, V. Saalmann, D. L. Cannon, B. F. Eriksson, M. Nasr (1990), “Anthraquinones as a new class of antiviral agents against human immunodeficiency virus”, Antiviral research, 13, 265-272.
[16] Shukla, Y. N., Lloyd, H. A., Morton, J. F. and Kapadia, G. J (1976), “Iridoid glucosides and other constituents of Paederia foetida”, Phytochemistry, 15, 1989-1990.
[17] T. S. Wu, D. M. Lin, L. S. Shi, A. G. Damu, P. C. Kuo, Y. H. Kuo (2003). “Cytotoxic anthraquinones from the stems of Rubia wallichiana Decne”. Chem Pharm Bull, 51, 948-450.
[18] https://nilp.vn/la-mo-long-chua-benh-da-day/, ngày cập nhật 2/11/2018.
[19] Phạm Luận (2014), “ các phương pháp phân tích sắc ký và chiết tách”, 35, 123- 150.