Một số kết quả thu được

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ANCHOR MODELING VÀ KHUNG NHÌN THỰC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐIỂM HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT BA GIA TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 65 - 69)

6. Bố cục luận văn

3.1. Một số kết quả thu được

Sau khi xây dựng CSDL AM, trên hình 3.1 mô tả truy vấn tính điểm trung bình từng môn học cho học sinh ở học kỳ 1. Để tính được điểm trung bình từng môn, ta phải tính tổng điểm hệ số 1, cộng với tổng điểm hệ số 2 nhân 2, cộng với điểm hệ số 3 nhân 3 sau đó chia cho tổng hệ số.

Hình 3.2. Truy vấn tính điểm trung bình các môn học trên SQL Server

Sau khi thực hiện truy vấn tính điểm trung bình từng môn như trong hình 3.1, ta thực hiện tính điểm trung bình các môn như trong hình 3.2. Trong hình 3.2, ta thực hiện truy vấn tính điểm trung bình các môn và kết quả truy vấn được sắp xếp theo tên từ A đến Z.

Hình 3.4. Truy vấn tính điểm trung bình các môn có ứng dụng KNT

Trên hình 3.3, hình 3.4 và hình 3.5 ta thực hiện các truy vấn tính điểm trung bình từng môn, tính điểm trung bình các môn và xếp loại học lực trên CSDL AM có ứng dụng KNT. Truy vấn trả về kết quả chính xác, thời gian thực hiện các truy vấn nhanh rất nhiều so với các truy vấn tính điểm trung bình môn, truy vấn tính trung bình các môn và truy vấn xếp loại trên CSDL AM không ứng dụng KNT.

Hình 3.6. Truy vấn xem điểm theo thời gian

Để thêm mới một bản ghi, tương ứng là một giá trị cho một thuộc tính của thực thể, trong bảng CSDL AM sẽ được thêm mới một bản ghi. Với các thuộc tính và quan hệ biến thiên có thể tồn tại thao tác cập nhật. Để cập nhật một bản ghi, tương ứng cho một thuộc tính của thực thể từ giá trị cũ về giá trị mới, một bản ghi mới sẽ được thêm vào bảng CSDL AM và bản ghi với giá trị cũ vẫn được giữa nguyên.

Các giao diện hiển thị truy vấn trên hình 3.6 và hình 3.7 mô tả chức năng quản lí điểm theo thời gian, nghĩa là người dùng muốn chọn thời điểm nào để xem điểm của học sinh cũng được. Trên hình 3.6 cho hiển thị tất cả các điểm hệ số 1 lần 1 môn toán ở học kỳ 1 của học sinh có mã số 1. Các điểm hệ số 1 lần 1 môn toán ở học kỳ 1 của học sinh có mã số 1 mặc dù đã được thay đổi nhiều lần nhưng khi cần ta đều chọn ra được. Còn trong hình 3.7 hiển thị điểm hệ số 1 lần 1 môn toán ở học kỳ 1 của học sinh có mã số 1 tại thời điểm hiện tại hiện tại.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ANCHOR MODELING VÀ KHUNG NHÌN THỰC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐIỂM HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT BA GIA TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)