7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.3.3. Quá trình co rút và dãn nở của tre
Co rút và dãn nở là một đặc điểm của tre. Đó chính là nguyên nhân gây nên các hiện tượng biến hình, cong vênh, nứt nẻ…vì vậy, nghiên cứu tính chất co dãn của tre để tìm ra biện pháp phòng trừ là rất quan trọng.
Tre cũng như các loại vật liệu có cấu tạo sợi xốp khác, ở điều kiện môi trường ẩm sẽ hút ẩm và ngược lại ở trong môi trường khô ráo, nước trong nó sẽ thoát dần ra làm cho vật liệu trở nên khô ráo. Đây là hai quá trình dãn nở và co rút của tre.
Quá trình co dãn của tre làm cho lượng nước thấm trong tre thay đổi một cách đáng kể, còn lượng nước tự do giữ nguyên không thay đổi. Khi hiện tượng co rút xảy ra thì lượng nước thấm trong tre thoát ra bên ngoài làm cho độ ẩm của tre giảm xuống, lúc này khoảng cách giữa các mixen thu nhỏ lại, bề dày của vách tế bào bị thu hẹp, vị trí tương đối giữa các tế bào dồn sát lại làm cho kích thước của tre thu nhỏ lại, dẫn đến tính chất cơ lý của tre cũng thay đổi, khối lượng tre giảm dần, trong khi đó cường độ chịu lực tăng dần lên và đạt giá trị cực đại khi độ ẩm bằng không. Trái lại, khi tre khô kiệt hút hơi nước, lúc đó lượng nước thấm bắt đầu tăng lên, khoảng cách giữa các mixen nới rộng ra, bề dày vách tế bào tăng lên làm tăng khoảng cách tương đối giữa các tế bào.
Sở dĩ, lượng nước thấm hút vào trước và thoát ra sau là do sự tiếp xúc trực tiếp giữa một tế bào vật rắn là tre và một chất lỏng là nước gây nên sức bám bề mặt của nước lên tre tạo nên hiện tượng mao quản trong tre.
Co rút và dãn nở là hai quá trình ngược chiều nhau nhưng không hoàn toàn trùng nhau.