Kết quả hoạt tính kháng sinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẬN HÓA HỌC. CÓ TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT CỦA HẠT QUÁ BƠ Ở ĐĂK LÃK  (Trang 75 - 85)

6. Bố cục luận văn

3.6.2. Kết quả hoạt tính kháng sinh

Kết quả hoạt tính kháng sinh của hạt quả bơ ở nồng độ ức chế sự phát triển của vi sinh vật và nấm kiểm định - IC50 (µg/ml) thu được trình bày ở bảng 3.18, bảng 3.19 và bảng 3.20

Bảng 3.18. Kết quả hoạt tính kháng vi sinh vật Gram (+) của hạt quả bơ

STT Tên mẫu cắn của hạt quả bơ

IC50 (µg/ml) Gram (+) Lactobacillus fermentum Bacillus subtilis Staphylococcus aureus 1 Cắn hexan 74,67 > 128 29,43 2 Cắn metanol 128 > 128 117,17 3 Cắn etyl axetat 58,67 > 128 100,57

Bảng 3.19. Kết quả hoạt tính kháng vi sinh vật Gram (-) của hạt quả bơ

STT Tên mẫu cắn của hạt quả bơ

IC50 (µg/ml) Gram (-) Salmonella enterica Escherichia coli Pseudomonnas aeruginosa 1 Cắn hexan > 128 > 128 > 128 2 Cắn metanol > 128 > 128 > 128 3 Cắn etyl axetat > 128 > 128 > 128

Bảng 3.20. Kết quả hoạt tính kháng nấm của hạt quả bơ

STT Tên mẫu cắn của hạt quả IC50 (µg/ml) Nấm Candica albican 1 Cắn hexan > 128 2 Cắn metanol > 128 3 Cắn etyl axetat > 128

* Nhận xét: Từ bảng 3.18, 3.19 và 3.20 ta thấy, mẫu thử cắn hexan, cắn metanol, cắn etyl axetat của hạt quả bơ có hoạt tính kháng các chủng Lactobacillus fermentum với các giá trị IC50 tương ứng là 74,67; 128; 58,67 µg/ml và kháng chủng Staphylococcus aureus với các giá trị IC50 tương ứng là

29,43; 117,17; 100,57 µg/ml. Trong đó, cắn metanol đều có tính kháng 2 chủng với nồng độ cao hơn cắn etyl axetat và cắn hexan. Thành phần hóa học của cắn metanol có axit béo n-Hexandecanoic acid có hoạt tính kháng chủng Staphylococcus aureus rất cao. Hai mẫu cắn etyl axetat và cắn hexan có hoạt tính kháng chủng Staphylococcus aureus là do đều có chứa hợp chất Methyl (Z)-5,11,14,17-eicosatetraenoate, đây là este của axit béo cũng có khả năng kháng sinh cao. Tuy nhiên, cắn etyl axetat có hoạt tính kháng sinh cao hơn cắn hexan.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thu được một số kết quả sau:

1. Bằng phương pháp sấy khô, phương pháp tro hóa mẫu và phương

pháp hấp thụ nguyên tử AAS đã xác định được độ ẩm, hàm lượng tro và hàm lượng kim loại trong hạt quả bơ thu hái từ quả bơ ở Đăk Lăk cho thấy:

- Độ ẩm trung bình của hạt quả bơ là 76,80%. Hàm lượng tro của hạt

quả bơ là 20,50%.

- Hàm lượng kim loại Cu, Zn, Pb, As trong hạt quả bơ nằm trong giới hạn cho phép sử dụng của bộ y tế.

2. Tìm được điều kiện tối ưu cho quá trình chiết tách một số hợp chất

từ hạt quả bơ với các loại dung môi sau:

- Dung môi metanol: Chiết soxhlet với tỉ lệ khối lượng hạt quả bơ và thể tích dung môi metanol là 1/1,4 trong thời gian 6h.

- Dung môi etyl axetat: Chiết soxhlet với tỉ lệ khối lượng hạt quả bơ và thể tích dung môi etyl axetat là 1/1,2 trong thời gian 8h.

- Dung môi hexan: Chiết soxhlet Chiết soxhlet với tỉ lệ khối lượng hạt quả bơ và thể tích dung môi hexan là 1/1,4 trong thời gian 8h.

3. Thành phần hóa học của dịch chiết hạt quả bơ trong các dung môi

khác nhau:

- Dịch chiết metanol của hạt quả bơ có thành phần hóa học gồm các cấu tử chính: 1,3-Dicyclopentyl-2-n-dodecylcyclopentane và Squalene.

- Dịch chiết etyl axetat của hạt quả bơ có thành phần hóa học gồm các cấu tử chính: E-11-Methyl-12-tetradecen-1-ol acetat và Z,Z-4,15- Octadecandien-1-ol acetat.

- Dịch chiết hexan của hạt quả bơ có thành phần hóa học gồm các cấu tử chính: E-11-Methyl-12-tetradecen-1-ol- acetat và Stigmast-5-en-3-ol.

Squalene và Stigmast-5-en-3-ol là 2 hợp chất có nhiều ứng dụng trong y học cũng như thực phẩm.

4. Kết quả thử hoạt tính sinh học

- Khả năng chống oxy hóa DPHH của hạt quả bơ trong các dịch chiết là không có khả năng trung hòa các gốc tự do.

- Các mẫu thử cắn hexan, cắn metanol, cắn etyl axetat của hạt quả bơ có hoạt tính kháng các chủng Lactobacillus fermentum với các giá trị IC50 tương ứng là 74,67; 128; 58,67 µg/ml và kháng chủng Staphylococcus aureus với các giá trị IC50 tương ứng là 29,43; 117,17; 100,57 µg/ml. Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn gây mủ các vết thương, vết bỏng, gây viêm họng, nhiễm trùng có mutreen da và các cơ quan nội tạng. Lactobacillus fermentum là loại vi khuẩn đường ruột lên men có ích, thường có mặt trong hệ tiêu hóa của người và động vật. Các chất có hoạt tính kháng chủng Staphylococcus aureus là các axit béo và este của axit béo.

* KIẾN NGHỊ

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có kiến nghị sau:

- Tiếp tục nghiên cứu phương pháp tách chất và xác định cấu trúc của một số cấu tử chính trong các dịch chiết của hạt quả bơ.

- Nghiên cứu phương pháp tách các cấu tử có tính chất quí trong y học và thực phẩm như Squalene và Stigmast-5-en-3-ol

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Lê Văn Đăng (2005), Chuyên đề một số hợp chất thiên nhiên, Nhà xuất

bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

[2]. Hồ Viết Quý (1998), Các phương pháp phân tích hiện đại và ứng dụng

trong hóa học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[3]. Hồ Viết Quý (2000), Phân tích hóa lý, Nhà xuất bản giáo dục.

[4]. Phan Tống Sơn, Lê Đăng Doanh (dịch từ nguyên bản cuốn organikum organisch – chemisches grundpraktikum) (1997), Thực hành hóa học hữu cơ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Đình Triệu (2001), Các phương pháp phân tích vật lý và hoá lý, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

[6]. Bùi Xuân Vững (2010), Giáo trình phân tích công cụ trong hóa hữu cơ,

Đại học Đà Nẵng.

Tiếng Anh

[7]. K.E. Imafidon and F.C. Amaechina (2010), Effects of Aqueous Seed Extract of Persea americana Mill avocado on Blood Pressure and Lipid Profile in Hypertensive Rats, Department of Biochemistry,

Faculty of Life Sciences, University of Benin, Benin city and Department of Pharmacology, Faculty of Pharmacy, University of Benin, Benin City.

[8]. N'guessan Koffi, Amoikon Kouakou Ernest, Soro Dodiomon (2009), “Effect of Aqueous Extract of Persea Americana Seeds on the Glycemia of Diabetic Rabbits”, European Journal of Scientific Research.

[9]. João Jaime Giffoni Leite, Erika Helena Salles Brito, Rossana Aguiar Cordeiro, Raimunda Samia Nogueira Brilhante, José Júlio Costa Sidrim, Luciana Medeiros Bertini, Selene Maia de Morais and Marcos Fábio Gadelha Rocha1 (2009), Chemical composition, toxicity and larvicidal and antifungal activities of Persea americana (avocado) seed extracts, Revista da Sociedade Brasileira de Medicina Tropical

42 (2) :110-11.

[10]. Sam S. M, Akonye L. A, Mensah S. I, Esenowo G. J (2008), Extraction

and classification of lipids from seeds of Persea Americana Miller and Chrysophyllum albidum G. Don, Department of Plant Science and

Biotechnology, University of Port Harcourt and Department of Botany and Ecological Studies, University of Uyo.

[11]. Nwaoguikpe. R. N. and Braide. W (2011), “The effect of aqueous seed extract of persea americana (avocado pear) on serum lipid and cholesterol levels in Rabbits”, African Journal of Pharmacy and

Pharmacology Research.

[12]. Matthew Okonta, Lillian Okonta and Cletus Nze Aguwa (2007), Blood glucose lowering activities of seed of Persea americana on alloxan induced diabetic rats, Department of Clinical Pharmacy and Pharmacy Management, University of Nigeria, Nsukka, Nigeria.

[13]. Frank Settle (1997), Handbook of Instrumental Techniques for Analytical Chemistry, Prentice Hall PTR, Upper Saddle River, NJ

07458.

Trang web

[14]. http://www.bosap.net/2009/12/31/tong-quan-ve-cay-bo/ [15]. http://Caycanhviet-caycanhviet.vn

[17]. http://www.hort.purdue..edu/newcrop/morton/avocado-ars.html [18]. http://www.proguide.vn/bai-viet/gia-tri-dinh-duong-tu-qua-bo.aspx [19]. http://www.smegtz.org.vn/Download/Component%20III/2.VIETNAM ESE/1.Research%20and%20report/VN_Report%20Avocado%20VCA _v2.pdf [20]. http://suckhoe365.net/209/07/trai-b%c6%A1-sieu-sao-dinh- d%C6%B0%E1%BB%A1ng/

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU ... 1

1. Lý do chọn đề tài ... 13

2. Mục đích nghiên cứu ... 14

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ... 14

4. Phương pháp nghiên cứu ... 14

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài... 15

6. Bố cục luận văn ... 16

Chương 1. TỔNG QUAN ... 17

1.1. Giới thiệu về cây bơ ... 17

1.1.1. Nguồn gốc, phân bố ... 17

1.1.2. Phân loại ... 17

1.1.3. Đặc tính sinh thái của cây bơ ... 20

1.1.4. Giá trị dinh dưỡng ... 21

1.1.5. Giới thiệu về bơ Đăk Lăk ... 22

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ... 24

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ... 24

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ... 27

1.3. Các phương pháp phân tích ... 19

1.3.1. Phương pháp đo quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS ... 19

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 29

2.1. Nguyên liệu... 29

2.1.1. Thu hái nguyên liệu... 29

2.1.2. Xử lý nguyên liệu ... 29

2.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu ... 42

2.2.1. Hóa chất ... 42

2.2.2. Thiết bị nghiên cứu ... 42

2.3. Sơ đồ nghiên cứu ... 43

2.4. Phương pháp nghiên cứu ... 43

2.4.1. Các phương pháp xác định một số chỉ tiêu hóa lý ... 43

2.4.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chất ... 45

2.4.3. Phương pháp tách chất ... 46

2.4.4. Phương pháp xác định thành phần hóa học của các dịch chiết hạt quả bơ ... 48

2.4.5. Phương pháp thăm dò hoạt tính sinh học ... 48

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ... 39

3.1. Kết quả xác định các chỉ tiêu vật lý của hạt quả bơ ... 39

3.1.1. Độ ẩm ... 39

3.1.2. Hàm lượng tro ... 39

3.1.3. Hàm lượng kim loại ... 39

3.2. Kết quả ảnh hưởng của các loại dung môi ... 52

3.3. Kết quả khảo sát thời gian chiết tách ... 53

3.3.1. Bằng phương pháp chiết soxhlet ... 53

3.3.2. Bằng phương pháp chưng ninh ... 56

3.3.3. Kết quả so sánh phương pháp tách chất ... 58

3.4. Kết quả khảo sát tỉ lệ khối lượng chất chiết với thể tích dung môi ... 48

3.4.1. Trong dung môi metanol ... 48

3.4.3. Trong dung môi hexan ... 49

3.5. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của các dịch chiết hạt quả bơ... 62

3.5.1. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của dịch chiết metanol hạt quả bơ ... 63

3.5.2. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của dịch chiết etyl axetat hạt quả bơ ... 67

3.5.3. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của dịch chiết hexan hạt quả bơ ... 58

3.6. Kết quả thử hoạt tính sinh học... 73

3.6.1. Kết quả hoạt tính sinh học ... 75

3.6.2. Kết quả hoạt tính kháng sinh ... 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 80 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẬN HÓA HỌC. CÓ TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT CỦA HẠT QUÁ BƠ Ở ĐĂK LÃK  (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)