Nước thải dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp. Các loại hóa chất sử dụng như: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất oxi hóa … Các chất này hịa tan dưới dạng ion và các chất kim loại nặng đã làm tăng thêm tính độc hại khơng những trong thời gian trước mắt mà còn về lâu dài sau này đến môi trường sống. Công nghệ dệt nhuộm sử dụng một lượng nước thải lớn phục vụ cho các công đoạn sản xuất đồng thời thải ra một lượng nước thải rất lớn tương ứng bình quân khoảng 12 – 300 m3/tấn vải. Trong số đó hai nguồn nước cần giải quyết chính là từ cơng đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy.
Nước thải tẩy giặt có pH lớn từ 9 – 12, hàm lượng chất hữu cơ cao (COD = 1000 – 3000 mg/l) do thành phần các chất tẩy gây nên. Độ màu của nước tẩy khá lớn ở những giai đoạn tẩy ban đầu và có thể lên đến 10.000 Pt – Co, hàm lượng cặn lơ lửng SS có thể đạt đền trị số 2000 mg/l , nồng độ này giảm dần ở cuối chu kì xả và giặt . Thành phần của nước thải chủ yếu bao gồm: thuốc nhuộm thừa, chất hoạt động bề mặt, các chất oxi hóa, sáp xút, chất điện ly. Thành phần nước thải nhuộm thì khơng ổn định và đa dạng, thay đổi ngay trong từng nhà máy khi nhuộm các loại vải khác nhau.
Nước thải công nghệ dệt nhuộm gây ra ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường sống: độ màu, pH, TS, COD, nhiệt độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn . Hàm lượng chất bề mặt đôi khi quá cao, khi thải vào nguồn nước như sông , kênh rạch tạo màng nội trên bề mặt, ngăn cản sự khuếch tán của oxi vào môi trường gây nguy hại chi hoạt động của thủy sinh vật, mặt khác một số các hóa chất chứa kim loại như crôm, nhân thơm, các phần chứa độc tố khơng những có thể tiêu diệt thủy sinh vật mà cịn gây hại trực tiếp đến dân cư ở khu vực lân cận gây ra một số bệnh nguy hiểm như ung thư. Mặt khác, do độ màu quá cao, việc xả thải liên tục vào nguồn nước đã làm cho độ
màu tăng dần, dẫn đến hiện trạng nguồn nước bị vẫn đục, chính các thuốc nhuộm thừa có khả năng hấp thụ ánh sáng, ngăn cản sự khuếch tán của ánh sáng vào nước, do vậy thực vật dần dần bị hủy diệt, sinh thái nguồn nước có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế việc xử lý nước thải nhuộm là việc làm hết sức cần thiết.
Để đánh giá chất lượng nước thải người ta dựa trên nhiều thông số quan trọng như COD, BOD, chỉ tiêu E.Coli,… trong đó một thơng số quan trọng và hay thường gặp đó là COD.
Khái niệm COD (nhu cầu oxi hóa học) là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ trong nước thành CO2 và nước. Một số thông số về tiêu chuẩn COD trong nước thải công nghiệp ở Việt Nam là:
Nước thải loại A: COD ≤ 50 mg/l, có thể đổ vào các thủy vực thường được dùng làm nguồn nước cho mục đích sinh hoạt.
Nước thải loại B: 50 mg/l < COD ≤ 80 mg/l, được đổ vào các thủy vực nhận nước thải khác trừ các nguồn nước cho mục đích sinh hoạt.
Nước thải loại C: 80 mg/l < COD ≤ 400 mg/l, chỉ được phép thải vào
các nơi được quy định như hồ chứa nước thải được xây riêng, cống dẫn đến nhà máy xử lý nước thải tập trung,…
Trong nghiên cứu này, tôi tiến hành xử lý sơ bộ nước thải của nhà máy dệt Thủy Dương, Thành Phố Huế.