CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT TỔNG QUAN
1.3. COMPOSITE POLYPROYLENE/TRẤU
1.3.1.2. Tính chất chung của polypropylene
Isotatic, syndiotatic PP: có khả năng kết tinh, tỷ trọng cao và cứng.
Atatic PP: khơng có khả năng kết tinh, đàn hồi như cao su, tỷ trọng thấp, độ bền kéo đứt kém khơng thích hợp cho gia cơng ép phun.
a. Tính chất cơ học
- Khối lượng phân tử nằm trong khoảng 80000 ÷ 200000. - Tỷ trọng thấp d = 0.9 ÷ 0.92 ( ≈ dVLDPE =0.9 ÷ 0.91). - Độ bền kéo đứt: σk (KG/cm2) = 300 ÷ 350.
- Độ bền nén: σn (KG/cm2) = 600 ÷ 700.
- Độ giãn dài: ε % = 300 - 800% (cao hơn PE). - Độ bền nhiệt (theo Vica) (0C): 105 ÷110. - Nhiệt độ gãy giịn thấp hơn PE (0C): -5 ÷ -15. - Độ cứng Brinel: 6 ÷ 6.5.
- Tính bám dính kém.
b. Tính chất nhiệt
- Nhiệt độ nóng chảy cao tnc= 160 ÷1700C - Ổn định ở 1500C khi khơng có ngoại lực - Chịu được nước sôi lâu, không bị biến dạng.
- Ở 1550C, PP vẫn còn ở thể rắn, nhưng đến gần nhiệt độ nóng chảy PP chuyển sang trạng thái mềm cao (như cao su).
- Khi giảm từ nhiệt độ nóng chảy đến 1200C, PP bắt đầu kết tinh. - Kháng nhiệt tốt hơn PE, đặc biệt tính chất cơ học tốt ở nhiệt độ cao. - Dòn ở nhiệt độ thấp.
- Dễ dàng bị phá huỷ bởi UV (do có H linh động ở cacbon bậc 3).
- Dễ cháy, PP cháy sáng với ngọn lửa màu xanh nhạt, có dịng chảy dẻo, có mùi cháy gần giống mùi cao su.
c. Độ bền hóa học
- Ở nhiệt độ thường, PP khơng tan trong các dung môi hữu cơ, ngay cả khi tiếp xúc lâu, mà chỉ trương trong các hydro cacbon thơm và clo hố. Nhưng ở nhiệt độ trên 800C thì PP bắt đầu tan trong hai loại dung môi trên.
- Polymer có độ kết tinh lớn bền hố chất hơn polymer có độ kết tinh bé. - PP thực tế xem như không hút nước, độ hút ẩm < 0.01%.
- Cách điện tần số cao tốt.
e. Các tính chất khác:
-Khơng mùi, khơng vị, khơng độc, giá thành thấp.