lọc máu chu kỳ.
- Bệnh thận giai đoạn cuối: Được định nghĩa là sự suy giảm chức năng thận
khơng hồi phục, đủ nghiêm trọng để gây tử vong trong trường hợp khơng lọc máu hoặc ghép thận. BTMT GĐC tương ứng với BTMT giai đoạn 5 theo phân loại của Hội thận học Quốc tế 2002 (KDOQI: Kidney Disease Improving Global Outcomes), người bệnh cĩ MLCT < 15 ml/phút/1,73 m2, hoặc những người cần điều trị thay thế thận bất kể MLCT nào [41].
- Điều trị bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối bằng lọc máu: Lọc máu ngồi cơ thể là quá trình lọc máu diễn ra ở ngồi cơ thể bằng máy TNT để lấy ra khỏi máu các sản phẩm cặn bã và nước dư thừa, dựa trên hai cơ chế cơ bản là khuyếch tán và siêu lọc [42],[43],[44]. Để tiến hành lọc máu ngồi cơ thể, người ta phải thiết lập hệ thống tuần hồn ngồi cơ thể gồm đường dẫn máu ra khỏi cơ thể đến quả lọc thận (đường động mạch), máu qua bộ lọc nhân tạo, đường dẫn máu từ bộ lọc trở lại cơ thể (đường tĩnh mạch). Quả lọc thận cĩ nhiều loại khác nhau, tuỳ theo hệ số siêu lọc cĩ thể phân ra 2 loại: quả lọc cĩ hệ số siêu lọc thấp (chỉ lọc được các chất cĩ phân tử lượng nhỏ như ure, creatinine và axit uric) và quả lọc cĩ hệ số siêu lọc cao (lọc được chất cĩ phân tử lượng trung bình như beta2-microglobulin).
Phương pháp lọc máu bằng TNT chỉ thay thế được một phần chức năng đào thải các sản phẩm cặn của chuyển hố, nước dư thừa và lập lại cân bằng điện giải, cân bằng kiềm toan, khơng thay thế được cho các chức năng nội tiết của thận. Do đĩ vẫn phải kết hợp với thuốc điều trị THA, thiếu máu.... Lọc máu bằng TNT được áp dụng rộng rãi trên các bệnh nhân BTMT GĐC, chống chỉ định trên bệnh nhân cĩ bệnh tim mạch nặng như: truỵ tim mạch, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim nặng, suy tim nặng; đang trong tình trạng sốc; rối loạn đơng máu - chảy máu…Bệnh nhân lọc máu chu kỳ, chất lượng cuộc lọc là quan trọng nhất, đảm bảo bệnh nhân được lọc máu tối ưu và đánh giá hiệu quả cuộc lọc đầy đủ [44],[45].