Cơ cấu Hội đồng quản trị

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 94)

7. Kết cấu của luận án

4.1.1. Cơ cấu Hội đồng quản trị

4.1.1.1. Quy mô Hội đồng quản trị

HĐQT của các công ty trong giai đoạn 2007 - 2017 có số lượng thành viên ít nhất là 3 và nhiều nhất là 11, con số này phù hợp với các quy định của QTCT về số lượng thành viên HĐQT trong giai đoạn nghiên cứu (điều 150 Luật doanh nghiệp 2014). Có thể thấy, công ty có quy mô HĐQT gồm 5-6 thành viên là nhóm phổ biến nhất. Phù hợp với thực tế bởi vì đa số các CTNY trên TTCK Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa. Quy mô HĐQT nhỏ giúp các công ty hiệu quả hơn trong vấn đề giao tiếp và phối hợp. Công ty có HĐQT gồm 7-8 thành viên cũng khá phổ biến nhưng số lượng so với nhóm công ty gồm 5-6 thành viên thì thấp hơn khá nhiều. Công ty có HĐQT gồm 3-4 thành viên và 9-11 thành viên không phổ biến và có số lượng rất hạn chế.

Biểu đồ 4.1. Số lượng thành viên HĐQT của các CTNY trong giai đoạn 2007 - 2017

2016 2017 2014 2015 9-11 Công ty 450 400 350 300 250 200 150 100 50 0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 3-4 5-6 7-8

công ty theo các nhóm quy mô HĐQT có xu hướng biến động khá giống nhau và không có sự chênh lệch đáng kể. Mức độ CNRR trung bình giảm trong giai đoạn 2007 – 2010 và biến động nhẹ trong giai đoạn 2011 – 2017. Có thể thấy, mức độ CNRR của nhóm HĐQT gồm 3-4 và 5-6 thành viên nhìn chung cao hơn nhóm 7-8 và 9-11 thành viên. Điều này góp phần hỗ trợ cho lập luận các công ty có quy mô HĐQT nhỏ hơn thường có các quyết định ủng hộ CNRR của công ty cao hơn.

Rủi ro tổng thể Rủi ro đặc thù 0.3 0.3 0.25 0.25 0.2 0.2 0.15 0.15 0.1 0.1 0.05 0.05 0 0 3-4 5-6 7-8 9-11 3-4 5-6 7-8 9-11

Biểu đồ 4.2. Mức độ CNRR trung bình của các CTNY theo quy mô HĐQT trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu 4.1.1.2. Tỷ lệ thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị

Nghiên cứu có đề cập tác động của quy định số lượng thành viên độc lập chiếm tỷ lệ tối thiểu 1/3 trong HĐQT của các CTNY. Do đó, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập của các công ty được xem xét theo hai nhóm bao gồm nhóm có tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT ít hơn 1/3 và nhóm có tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT đạt ít nhất 1/3 trong cả giai đoạn nghiên cứu.

Có thể thấy, số lượng công ty có tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT chiếm tỷ lệ ít nhất 1/3 còn hạn chế so với số công ty chưa đạt đủ tỷ lệ 1/3 trong cả giai đoạn 2007 -2017. Bên cạnh đó, nhóm công ty có thành viên độc lập trong HĐQT ít hơn 1/3 có mức độ CNRR cao hơn so với nhóm có thành viên độc lập trong HĐQT đạt tỷ lệ ít nhất 1/3. Tương tự xu hướng của mức độ CNRR trung bình của các CTNY theo quy mô HĐQT,

nghiên cứu với hai xu hướng nhỏ đó là giảm nhiều hơn trong giai đoạn 2007 – 2010, biến động và giảm nhẹ trong giai đoạn 2011 – 2017.

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập của các CTNY trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

Biểu đồ 4.4. Mức độ CNRR theo tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT của các CTNY trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

Công ty 600 500 400 300 200 100 0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Dưới 1/3 Tối thiểu 1/3

Tối thiểu 1/3 Dưới 1/3 0.3 0.25 0.2 0.15 0.1 0.05 0 Rủi ro đặc thù Tối thiểu 1/3 Dưới 1/3 0.3 0.25 0.2 0.15 0.1 0.05 0 Rủi ro tổng thể

4.1.1.3. Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm các chức danh trong ban giám đốc

Biểu đồ 4.5 cho thấy số lượng công ty có thành viên HĐQT không kiêm nhiệm các chức vụ trong ban giám đốc có xu hướng giảm qua các năm nhưng đến năm 2017 thì tăng lên. Số lượng thành viên HĐQT kiêm nhiệm các chức danh trong ban giám đốc tăng qua các năm là do quy định định hạn chế thành viên HĐQT kiêm nhiệm ban giám đốc (bao gồm chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Tổng giám đốc) chỉ ở mức độ khuyến khích các công ty thực hiện chứ chưa có sự bắt buộc trong giai đoạn 2007 – 2017. Số công ty có tỷ lệ kiêm nhiệm trên 50% có xu hướng tăng trong giai đoạn 2007 – 2012 và bắt đầu giảm trong giai đoạn 2013 – 2017, ngược lại với xu hướng này thì số công ty có tỷ lệ kiêm nhiệm dưới 1/3 và 1/3 - 50% tăng dần lên trước khi giảm tại năm 2017.

Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ kiêm nhiệm trong ban giám đốc của thành viên HĐQT của các CTNY trong giai đoạn 2007 – 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

Biểu đồ 4.6 thể hiện mức độ CNRR theo tỷ lệ thành viên HĐQT kiêm nhiệm các chức danh trong ban giám đốc cho thấy mức độ CNRR của các nhóm tỷ lệ kiêm nhiệm có xu hướng giảm và biến động khá giống nhau. Xu hướng giảm này tương tự như xu hướng giảm mức độ CNRR khi xem xét với quy mô HĐQT và tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập với hai giai đoạn giảm mạnh (2007 – 2010) và biến động giảm nhẹ (2011 – 2017).

Đáng lưu ý, nhóm công ty không có thành viên kiêm nhiệm lại có mức rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù cao hơn so với các nhóm có thành viên HĐQT kiêm nhiệm trong ban

Trên 50% 1/3 đến 50%

Dưới 1/3 Không kiêm nhiệm

Công ty 450 400 350 300 250 200 150 100 50 0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

không kiêm nhiệm và có tỷ lệ kiêm nhiệm. Tỷ lệ trung bình các chức danh trong ban giám đốc do thành viên HĐQT kiêm nhiệm có tỷ lệ gần 40% trong giai đoạn nghiên

cứu.

Biểu đồ 4.6. Mức độ CNRR theo các nhóm tỷ lệ thành viên HĐQT kiêm nhiệm trong ban giám đốc của các CTNY trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu 4.1.1.4. Tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị

Biểu đồ 4.7. Số lượng thành viên HĐQT nữ của các CTNY trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

Dưới 1/3 Trên 50% Không kiêm nhiệm

1/3-50% 0.1 0.08 0.06 0.04 0.02 0 Rủi ro đặc thù

Không kiêm nhiệm Dưới 1/3 1/3-50% Trên 50% Rủi ro tổng thể 0.25 0.2 0.15 0.1 0.05 0 Công ty 300 250 200 150 100 50 0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 0 1 2 3 4 5 6

0.35 0.14 0.3 0.12 0.25 0.1 0.2 0.08 0.15 0.06 0.1 0.04 0.05 0.02 0 0 0 1 2 3 0 1 2 3 4 5 6

Biểu đồ 4.8. Mức độ CNRR theo số lượng thành viên nữ trong HĐQT của các CTNY trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

Biểu đồ 4.7 cho thấy số lượng thành viên nữ trong HĐQT giao động trong khoảng từ 0 đến 6 thành viên. Có thể thấy, số công ty không có thành viên nữ trong HĐQT là rất phổ biến. Trong số các công ty có thành viên nữ trong HĐQT, phổ biến nhất là nhóm công ty có 1 thành viên nữ, tiếp theo là nhóm các công ty có từ 2 đến 3 thành viên nữ. Một số rất ít công ty có 4 thành viên nữ trong HĐQT, trong khi đó mẫu dữ liệu ghi nhận được chỉ có 1 công ty có 5 thành viên HĐQT nữ trong năm 2016 (mã CK: TTF), công ty có 6 thành viên nữ trong HĐQT được ghi nhận xuất hiện 1 lần trong năm 2008 (mã DHG) và 2017 (mã RIC).

Qua biểu đồ 4.8 có thể thấy nhóm công ty không có thành viên nữ trong HĐQT có rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù trong giai đoạn 2007 – 2011 thấp nhưng sang giai đoạn 2012 – 2017 lại có xu hướng cao hơn nhóm công ty có 1 đến 3 thành viên HĐQT nữ. Trong các nhóm phân chia theo sự hiện diện của thành viên HĐQT nữ, các công ty không có sự hiện diện của thành viên HĐQT là nữ có mức độ CNRR cao hơn so với nhóm công ty phổ biến có từ 1 đến 3 thành viên nữ trong HĐQT. Đối với nhóm công ty có 4 thành viên HĐQT là nữ, mức độ CNRR qua các năm nhìn chung là thấp hơn các nhóm trên, tuy nhiên giai đoạn 2013 – 2015 lại có mức rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù cao hơn các nhóm 0 và 1-3 thành viên nữ. Nhóm có 5 hoặc 6 thành viên nữ trong HĐQT, số lượng công ty chỉ có một công ty và chỉ xuất hiện trong một năm nhất định. Do đó, mức độ CNRR trung bình phụ thuộc rất lớn vào mức độ CNRR của công ty trong năm đó. Kết quả là mối liên hệ giữa thành viên HĐQT nữ và mức độ CNRR trong các nhóm công ty này không được thể hiện rõ ràng.

cao hơn liên quan đến mức độ CNRR thấp hơn.

4.1.2. Cấu trúc sở hữu

4.1.2.1. Sở hữu nhà nước

Luật doanh nghiệp 2020 có nội dung nhấn mạnh về công ty có vốn sở hữu nhà nước trên 50%, đồng thời số liệu trong mẫu nghiên cứu biến thiên trong khoảng từ [0%, 97%]. Do đó, tác giả phân chia các công ty có sở hữu nhà nước thành các nhóm có mức sở hữu nhà nước trong công ty thấp nhất là 0%, nhóm các công ty có mức sở hữu kiểm soát nhà nước từ 51%, các công ty có sở hữu nhà nước còn lại được đưa vào các nhóm có mức sở hữu nhà nước tương ứng, mỗi nhóm cách nhau 10%.

Số liệu ở bảng 4.1 và hình vẽ ở biểu đồ 4.9 cho thấy số lượng các công ty ở các nhóm tỷ lệ sở hữu của nhà nước có sự thay đổi nhẹ qua các năm trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2017. Nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu của nhà nước ở mức 0% tăng dần qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, số công ty có sở hữu nhà nước 0% tại năm 2007 là 129 công ty sau đó liên tục tăng lên qua các năm, đến năm 2017 là 236 công ty. Xu hướng gia tăng số lượng công ty có sở hữu nhà nước 0% đã cho thấy từ năm 2007 đến 2017 nhà nước có xu hướng thoái vốn và tiến tới rút vốn hoàn toàn khỏi một số công ty làm cho số lượng công ty có sở hữu nhà nước ở mức 0% liên tục tăng lên. Đây là xu hướng hợp lý trong bối cảnh nhiều công ty có sở hữu nhà nước được cho là hoạt động kém hiệu quả và nhà nước đẩy mạnh quá trình rút vốn khỏi các công ty. Ngoài ra, công ty có sở hữu nhà nước ở mức 0% còn bao gồm cả các CTCP không có vốn của nhà nước, do số CTNY mới tăng lên nên cũng góp phần làm cho số công ty trong nhóm sở hữu nhà nước 0 % tăng lên.

Đối với nhóm các công ty có tỷ lệ sở hữu của nhà nước trên 50%, đây thường là những công ty thuộc các nhóm ngành hoạt hoạt động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nên nhà nước thường nắm giữ tỷ lệ số vốn góp khống chế trên 50%. Do khoảng biến thiên tỷ lệ sở hữu nhà nước của nhóm này lớn [50%, 97%] nên tổng số lượng công ty ở nhóm này khá cao. Tuy nhiên, xu hướng biến động và giảm từ số lượng 178 công ty năm 2007 xuống còn 137 công ty tại năm 2017 cũng đã phản ánh xu đúng hướng giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các công ty trong giai đoạn nghiên cứu.

Đối với nhóm các công ty có sở hữu nhà nước từ trên 0% đến 50%, số lượng công ty trong các nhóm chênh lệch không đáng kể và chỉ biến động tăng/giảm số công ty trong các nhóm với số lượng từ 20 đến dưới 50 công ty trong từng nhóm.

trong giai đoạn 2007 – 2017 ĐVT: Công ty Tỷ lệ sở hữu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 > 50% 178 175 169 164 162 165 171 165 148 142 137 > 40-50% 31 34 38 42 42 45 36 31 45 40 40 > 30-40% 41 46 43 44 42 43 40 35 38 36 37 > 20-30% 37 38 39 43 37 39 34 33 40 37 37 > 10-20% 42 45 49 40 44 43 39 29 37 33 30 > 0-10% 20 21 25 31 33 37 27 25 34 28 28 0% 129 127 130 152 160 151 160 180 203 229 236

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

Biểu đồ 4.9. Biến động số lượng CTNY tại các mức sở hữu nhà nước trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

> 20% - 30% > 10% - 20% > 50% > 0% - 10% > 40% - 50% > 30% - 40% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2008 0% 2007 0 50 100 150 200 Công ty 250

4.1.2.2. Sở hữu nước ngoài

Số liệu trong mẫu nghiên cứu biến thiên trong khoảng từ [0%, 99%]. Khoản 2 Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định “đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%”. Do đó, tác giả tiến hành phân chia nhóm các công ty trong mẫu nghiên cứu dựa trên phần trăm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thấp nhất là 0%, các nhóm các công ty có mức sở hữu nước ngoài từ trên 0% đến 49%, mỗi nhóm cách nhau 10%, các công ty còn lại được đưa vào các nhóm có mức sở hữu nước ngoài trên 50%.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các CTNY Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017 được thể hiện qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.10 có thể được chia làm hai nhóm xu hướng.

- Nhóm xu hướng thứ nhất:

Hai nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 0% và từ trên 0% đến 10% có xu hướng biến động ngược chiều và giải thích cho nhau. Cụ thể, số công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài 0% tại năm 2007 là 201 công ty đã giảm xuống còn 64 công ty năm 2012. Điều này cho thấy trong giai đoạn 2007 – 2012 có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia sở hữu các CTNY Việt Nam, làm cho số lượng công ty có sở hữu nước ngoài 0% giảm xuống. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu nắm giữ tỷ lệ sở hữu ở mức dưới 10%. Điều này được khẳng định qua xu hướng tăng của nhóm tỷ lệ công ty có sở hữu nước ngoài từ trên 0% đến 10% đã tăng từ 103 công ty lên đến 346 công ty trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012. Giai đoạn 2013 – 2017 số lượng các CTNY có tỷ lệ sở hữu nước ngoài 0% lại có xu hướng biến động tăng trở lại từ 70 công ty năm 2013 lên đến 141 công ty năm 2015 sau đó giảm dần xuống còn 118 công ty tại năm 2017. Xu hướng ngược lại được thể hiện ở nhóm sở hữu nước ngoài từ trên 0% đến 10% khi số công ty trong nhóm này từ 275 công ty năm 2013 giảm xuống còn 232 công ty năm 2015 và tăng trở lại lên đến 252 công ty năm 2017.

- Nhóm xu hướng thứ hai:

Ở các nhóm có tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn lại gần như ổn định trong giai đoạn 2007 – 2017 khi thể hiện xu hướng biến động khá giống nhau qua các năm và có số lượng công ty trong các nhóm không chênh lệch nhiều. Số lượng các công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ trên 10% đến 49% biến động không đáng kể qua các năm, tỷ lệ sở hữu càng cao số lượng các công ty trong nhóm càng ít.

Đối với nhóm công ty có sở hữu nước ngoài lớn hơn 50% chỉ có cao nhất 6 công ty trong năm 2016 và thấp nhất 0 công ty năm 2015. Điều này là bởi vì quy định về góp

49%, nhóm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn 50% không được khuyến khích

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w