IV. CÁC SẢN PHẨM TÀI TRỢ VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.2.1. Cơ sở lựa chọn phương thức thanh toán và sản phẩm tài trợ
Dựa vào những phần phân tích về Vĩ mô, Tổng quan ngành đá, Phân tích doanh nghiệp và ưu nhược điểm các phương pháp tài trợ Xuất khẩu. Nhóm 11 xin đưa ra khuyến nghị sử dụng phương thức thanh toán và tài trợ thương mại quốc tế dựa trên các tiêu chí sau:
Do VCS là công ty tự chủ được 70-95% nguồn nguyên liệu đầu vào qua các năm, và không phải đầu tư nhiều vào tài sản cố định, tất cả được công ty mẹ là Phenikaa cung cấp, nên không thường xuyên nhập khẩu. Do đó phạm vi bài nghiên cứu sẽ chỉ xoay quanh các sản phẩm tài trợ xuất khẩu
- Vị thế của doanh nghiệp trong giao dịch thương mại quốc tế: Vicostone luôn tự hào là công ty Xuất khẩu đá thạch anh lớn thứ 3 - 4 trên thế giới trong nhiều năm liên tiếp và luôn có uy tín và thương hiệu trên thương trường quốc tế. Hơn nữa do chiến tranh thương mại Mỹ Trung, đã làm mặt hàng đá thạch anh của Trung Quốc bị đánh hàng loạt thuế, làm cho lượng hàng hóa xuất từ Trung Quốc vào Mỹ gần như bằng không, điều này góp phần
làm cho VCS trở thành đối tác tiềm năng của thị trường tiêu thụ mạnh đá thạch anh là Mỹ. Tuy nhiên, do VCS đang chịu khá nhiều rủi ro trong TMQT quốc tế, như chính sách chống phá giá của Mỹ, ảnh hưởng đại dịch covid-19 và rủi ro tỷ giá biến động khó lường cùng với đó là hàng loạt nhưng công ty chế tạo đá với chất lượng thấp hơn và giá cả thấp cũng như rất nhiều loại sản phẩm thay thế làm bằng chất liệu khác đã và đang là mối e ngại của Vicostone. Do đó cũng đã làm giảm một phần vị thế của Vicostone với các đối tác nước ngoài. Như vậy, về vị thế doanh nghiệp, Vicostone hiện tại đang được đánh giá ở mức trung bình so với bên nhập khẩu
- Đặc điểm loại hàng hóa của Vicostone: Có những loại hàng hoá nên áp dụng phương thức thanh toán thích hợp với tính chất đặc thù của nó. Chẳng hạn như với những mặt hàng qua sử dụng một lần (hàng “second- hand”) thì nên áp dụng phương thức thanh toán chuyển tiền hay nhờ thu vì với loại hàng này việc định giá giá trị còn lại của hàng hoá là rất phức tạp, cần phải ưu tiên cho người mua quyền xem xét hàng hoá trước khi quyết định thanh toán. Hay đối với những mặt hàng đang có sự biến động mạnh về giá cả trên thị trường, thường là giảm giá hoặc trường hợp hàng hoá đó có xu hướng không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì nhà xuất khẩu nên áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C bởi vì trong trường hợp này nếu áp dụng nhờ thu hay chuyển tiền thì nhà xuất khẩu có thể gặp phải rủi ro do người mua không chịu thanh toán, từ chối nhận hàng. Tuy nhiên sản phẩm đá thạch anh của VCS, luôn được đánh giá cao về chất lượng, uy tín. Có có vị thế trên thị trường và đã khẳng định được tên tuổi qua nhiều năm.
- Đặc thù thị trường bạn hàng: tỉ trọng doanh thu của Vicostone luôn chiếm trên 90% doanh thu đến từ Châu Âu, Úc và Bắc Mỹ trong những năm gần đây. Các thị trường này luôn là những nơi có nền kinh tế phát triển và có những sự khắt khe nhất định trong việc kiểm định chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Trong đó có Châu Âu, và Úc có nền chính trị tương đối ổn định nên với những yếu tố này chúng ta có thể sử dụng phương thức thanh toán cho VCS phương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu là tương đối an toàn cho doanh nghiệp như chuyển tiền hoặc nhờ thu. Tuy nhiên thị trường Mỹ lại chiếm tỷ trọng rất cao đối với VCS, luôn giao động từ 60-70%, và Bắc Mỹ thời điểm hiện tại đang là nơi các quốc gia có nhiều bất ổn về chính trị hay là quốc gia đang có nhiều thay đổi về cơ chế
quản lý thì nguy cơ đối mặt với rủi ro về chính trị hay hay rủi ro do cơ chế quản lý sẽ rất cao. Rủi ro do cơ chế quản lý thường gặp khi môi trường pháp lý, nền kinh tế của một nước chưa ổn định, thường xuyên bị điều chỉnh. Khi một quốc gia thay đổi các chính sách về dự trữ ngoại hối, thuế, xuất nhập khẩu sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế đối với các bên liên quan. Trong thực tế, những thay đổi này thường khiến các ngân hàng và các bên liên quan không thể thực hiện được cam kết của mình, làm cho quá trình thanh toán bị ngưng trệ, thậm chí bị huỷ bỏ, gây thiệt hại cho các bên. Một ví dụ khác về rủi ro cơ chế quản lý, như rủi ro do chính sách tiền tệ của Mỹ thay đổi, đó là sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá. Khi lãi suất, tỷ giá thay đổi có thể khiến năng lực tài chính của một bên tăng lên và bên kia giảm đi. Nguyên nhân rủi ro nền kinh tế thường làm thay đổi giá trị đồng tiền của mỗi nước và là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ giá giữa các đồng tiền bị thay đổi. Khi nguy cơ đối mặt với những rủi ro này lớn thì các bên nên áp dụng phương thức thanh toán có độ an toàn cao như thanh toán bằng L/C thay cho nhóm chuyển tiền và nhờ thu
- Khả năng đáp ứng, hỗ trợ các phương thức thanh toán của NHTM: Xét ở góc độ NHTM thì sự lựa chọn phương thức thanh toán của khách hàng không phải luôn luôn được đáp ứng do khách hàng không tuân thủ đầy đủ quy định cụ thể cho từng phương thức thanh toán. Ngân hàng trên cơ sở đánh giá về uy tín cũng như năng lực tài chính của khách hàng để quyết định một phương thức thanh toán thích hợp. Khi ngân hàng đánh giá cao khả năng tài chính và uy tín của nhà nhập khẩu thì ngân hàng có thể áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C. Bởi vì khi áp dụng phương thức thanh toán này có nghĩa là ngân hàng đã thay mặt cho nhà nhập khẩu, cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu. Vì vậy, ngân hàng có thể gặp phải những rủi ro nhất định. Trong trường hợp nhà nhập khẩu lại không ký quỹ đủ 100% giá trị của L/C thì việc chấp nhận phát hành thư tín dụng đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể sẽ gặp phải rủi ro không thu hồi được tiền từ nhà nhập khẩu sau khi ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu. Mặc dù việc lựa chọn phương thức thanh toán là do các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu quyết định, nhưng không phải khi nào việc lựa chọn này cũng được ngân hàng chấp nhận vì khách hàng không đáp ứng được một số quy định của ngân hàng.