Khuyến nghị cụ thể các sản phẩm tài trợ thương mại cho VCS

Một phần của tài liệu Các sản phẩm tài trợ thương mại phù hợp cho VICOSTONE trong bối cảnh hiện nay (Trang 28 - 31)

IV. CÁC SẢN PHẨM TÀI TRỢ VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.2.2. Khuyến nghị cụ thể các sản phẩm tài trợ thương mại cho VCS

4.2.2.1. Tình hình tài chính tác động đến quyết định sử dụng sản phẩm tài trợ thương mại của VCS

- Những yếu tố tài chính của VCS có thể làm ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc sử dụng Tài trợ thương mại Quốc tế : Các hệ số vòng quay khoản phải thu khách hàng và hệ số hàng tồn kho đều ở mức nhỏ hơn 1 chu kỳ 1 năm, làm cho số ngày luân chuyển hàng tồn kho và số ngày thu được tiền của doanh nghiệp là quá lớn từ 400 ngày đến 793 ngày cho mỗi chu kỳ thu tiền và bán hết hàng tồn kho. Những lí do trên một phần là do đặc thu ngành hàng của VCS là xuất khẩu sang các nước có yêu cầu khắt khe về chất lượng cũng như các điều kiện trong thanh toán. Các nhà nhập khẩu, đại lý phân phối sản phẩm của Vicostone thường muốn nhận hàng và bán được hàng rồi mới thanh toán (Trả sau) chứ không thanh toán ngay khi nhận được hàng (thời gian thu tiền bình quân >400 ngày). Hơn nữa các chỉ số thanh khoản của VCS như chỉ số thanh toán nhanh và chỉ số thanh toán bằng tiền mặt luôn ở mức thấp dưới 0.5 qua các năm, thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của VCS tương đối yếu do lượng tiền mặt doanh nghiệp dữ không nhiều. Một phần có thể giải thích bởi VCS để quá nhiều hàng tồn kho (2 nghìn tỷ), và để lại ít tiền mặt, hơn nữa là luôn trong tình trạng cho các bên phân phối, khách hàng ở Châu Âu, Úc và Bắc Mỹ bán hàng và thu được tiền xong mấy thanh toán (Phải thu khách hàng luôn ở mức cao).

- Điều này chứng tỏ VCS cũng chưa hoặc rất ít sử dụng đến các sản phẩm tài trợ thương mại trước đây, vì họ chỉ mất chưa đến 2 tuần để có thể hoàn thành một đơn hàng kể từ lúc đưa hàng lên tàu (trích trong “báo cáo phát triển bền vững VCS năm 2019), nhưng luôn tốn trên 1 năm để bán hết hàng tồn kho và thu được tiền từ khách hàng. Trong tình hình hiện tại có thể hoàn toàn phù hợp, do doanh nghiệp giữ hàng để không bị mất giá trên thị trường và chưa có ý định mở rộng quy mô sản xuất, và mở rộng thị phần của mình. Do đó về lựa mặt lựa chọn sản phẩm tài trợ thương mại quốc tế ở thời điểm hiện tại của VCS không có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên từ giai đoạn 2021-2025, khi đại dịch covid, và tình hình chính trị ở các khu vực xuất khẩu của VCS bắt đầu vào giai đoạn tăng trưởng. Nhu cầu thu tiền mặt và mở rộng quy mô của VCS bắt đầu tăng và việc sử dụng những sản

phẩm tài trợ là cần thiết, đặc biệt là các sản phẩm chiết khấu nhanh các bộ chứng từ, và hối phiếu của phương thức Nhờ thu hay Thư tín dụng L/C.

4.2.2.2. Khuyến nghị sản phẩm tài trợ thương mại cho VCS

Dựa vào những yếu tố trên đã phân tích, để đưa ra khuyến nghị sản phẩm tại trợ phù hợp với VCS chúng ta cần phải linh hoạt giữa các yếu tố: thời điểm giao dịch, tình hình kinh tế, tỷ giá hối đoái và sự thay đổi của nó trong ngắn và trung hạn, tình hình kinh tế và sử ổn định chính trị của các quốc gia đối tác, quy mô của doanh nghiệp, cũng như khả năng cung cấp dịch vụ của ngân hàng thương mại trong nước để đưa ra những sự lựa chọn hợp lí nhất cho doanh nghiệp.

Đối với riêng VCS thì có tỉ lệ thanh toán nhanh và tỉ lệ thanh toán hiện thời luôn ở mức dưới 50% tức là khả năng thực hiện các khoản nợ ngắn hạn là tương đối thấp, lượng hàng tồn kho luôn xấp xỉ bằng nợ ngắn hạn chứng tỏ để có thể xoay vòng vốn thì doanh nghiệp cần tiền sớm, nên những phương án tài trợ được lựa chọn cũng đã cân nhắc đến các yếu tố như tính tin cậy của các đối tác bạn hàng doanh nghiệp, khả năng quay vòng vốn và chi trả những khoản nợ trong ngắn hạn

- Đối với hàng hóa xuất khẩu sang khu vực Úc và Châu Âu: Trong ngắn hạn, tức thời điểm đầu tháng 12 chúng tôi khuyến nghị VCS sử dụng Chiết khấu có truy đòi hối phiếu hoặc chiết khấu có truy đòi bộ chứng xuất khẩu theo phương thức Nhờ thu, do các ưu nhược điểm đã nói ở trên và tính tin cậy giữa VCS và các đối tác lâu năm, và đều là những kênh phân phối chuyên nghiệp có uy tín trên thị trường nội địa và quốc tế. Từ tháng 6 2021 trở đi khi đại dịch Covid ở các khu vực như Châu Âu, Úc được kiểm soát ổn định, việc kinh doanh của VCS bắt đầu trong giai đoạn phát triển, và gia tăng công suất sản xuất khi đó có thể ưu tiên sử dụng các sản phẩm chiết khấu nhanh theo phương thức nhờ thu, hoặc chiết khấu nhanh L/C trong trường hợp giao dịch với những nhà phân phối mới hay tiếp cận tập khách hàng mới.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu sang khu vực Bắc Mỹ: thị trường Bắc Mỹ có phần phức tạp hơn phải linh động giữa hai sản phẩm Chiết khấu có truy đòi hối phiếu/ bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức Nhờ thu Chiết khấu có truy đòi hối phiếu/bộ

chứng xuất khẩu theo L/C, những sản phẩm trên sẽ được lựa chọn một cách linh hoạt thuộc vào tình hình chính trị khu vực, chính sách tiền tệ của Mỹ trong thời gian tới, tình hình đại dịch COVID-19 …

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO, VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

5.1. Tài liệu tham khảo

1) OECD : Triển vọng kinh tế toàn cầu đang cải thiện hơn http://tapchitaichinh.vn/tai- chinh-quoc-te/oecd-trien-vong-kinh-te-toan-cau-dang-cai-thien-hon-

327935.html#:~:text=OECD%20d%E1%BB%B1%20ki%E1%BA%BFn%20n%E1%BB %81n%20kinh,%2C2%25%20v%C3%A0o%20n%C4%83m%20t%E1%BB

%9Bi.&text=Trong%20khi%20%C4%91%C3%B3%2C%20kinh%20t%E1%BA%BF, %2C5%25%20trong%20n%C4%83m%20nay.

2) Báo cáo thường nhiên Vicostone 2019

3) NGUT.GS.TS. Đinh Xuân Trình, PGS.TS. Đặng Thị Nhàn và ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương (2020). Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và ngân hàng sử dụng L/C trong thanh toán quốc tế tuân thủ UCP 600 2007 ICC, nhà xuất bản tài chính.

4) Eric Bishop (2004). Finance of international trade, Elsevier Butterworth- Heinemann.

5) Nguyễn Diệu Linh (2017). Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh giao dịch 3, Luận án Thạc sỹ, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

6) Nguyễn Thị Cẩm Anh (2016). Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB) - thực trạng và giải pháp, Luận án Thạc sỹ, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

7) Bùi Đức Giang (2016). Ngân hàng bối rối với bảo lãnh thuế xuất, nhập khẩu, https://www.thesaigontimes.vn/149335/Ngan-hang-boi-roi-voi-bao-lanh-thue-xuat-nhap- khau.html, xem 09/12/2020. 8) https://portal.vietcombank.com.vn/Corporate/BusinessCustomers/Pages/home.aspx ?dev cechannel=default , xem 09/12/2020. 9) https://www.bidv.com.vn/vn/doanh-nghiep , xem 09/12/2020. 10) https://www.techcombank.com.vn/khach-hang-doanh-nghiep , xem 09/12/2020. 11) https://www.exim.gov/what-we-do/export-credit-insurance, xem 09/12/2020.

Một phần của tài liệu Các sản phẩm tài trợ thương mại phù hợp cho VICOSTONE trong bối cảnh hiện nay (Trang 28 - 31)