Những người nhập cư

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG SA MẠC CỦA J.M.G. LE CLÉZIO (Trang 71 - 75)

Chương 3 : NHỮNG NHÂN VẬT ĐẶC BIỆT

3.2. Nhân vật “ngoài lề”

3.2.1. Những người nhập cư

Có lẽ ở bất kỳ xã hội nào, con người ta cũng hướng tới những thành tựu khoa học kỹ thuật, nhằm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và xu hướng rời bỏ quê hương xứ sở để đến những thành phố hiện đại, tìm kiếm cuộc sống sung túc trở thành đề tài hấp dẫn để các nhà văn nhà viết kịch khai

thác. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố trên con đường tìm kiếm “hạnh phúc” tại thành phố “mơ ước”; bị đối xử tệ bạc và bị gạt ra “bên lề xã hội”, những con người nhập cư nhận ra đâu mới là thế giới thực sự giành cho họ, đâu là thiên đường thực sự của hạnh phúc song họ vẫn phải cam chịu cuộc sống vất vưởng bởi sự giam hãm của không gian tù túng và họ không thể quay về. Đây cũng chính là điều Clézio muốn nhấn mạnh trong câu chuyện kể về những người nhập cư tại thành phố Marseille – Pháp.

Nếu câu chuyện thứ nhất của tác phẩm kể về cuộc hành hương về miền đất hứa của các bộ tộc trên sa mạc Sahara mà Nour là nhân chứng; thì ở câu chuyện thứ hai – câu chuyện kể về cuộc sống của những người nhập cư vào nước Pháp và Lalla là nhân chứng (kể từ điểm nhìn của Lalla).

Trong trí tưởng tượng của những cư dân các nước nghèo, thành phố phương Tây hiện đại thật huyền ảo, lấp lánh. Nó thu hút mọi người khơng chỉ bởi vẻ đẹp mà có lẽ người ta hy vọng sẽ được “đổi đời”, thốt khỏi cuộc sống nghèo đói, khổ cực để tận hưởng cuộc sống hiện đại này. Nhưng người ta thật sự “vỡ mộng” khi tận mắt chứng kiến sự huyền diệu của “những thành phố lớn màu trắng bên bờ biển với những con đường có những cây cọ hai bên, với những khu vườn chạy dài tới tận những đồi cao, đầy ắp những loài hoa, những cây cam, những cây lựu và những cái tháp cao như những ngọn núi, những đại lộ dài tưởng đến vô tận (…) và ánh sáng đủ màu ở mặt tiền các cửa hàng” [16, tr. 103-104] đã biến mất. Giờ đây trước mắt họ là một thế giới âm u, tăm tối với những bức tường đen đúa, giữa những cặn bã rác rưởi hơi thối, nơi “có thể chẳng có tình u, ở bất luận đâu, chẳng có lịng thương hại, chẳng có sự dịu dàng” [16, tr. 367]. Những con người cùng khổ nhập cư vào thành phố dường như bị đối xử như những con vật. Họ là những kẻ ăn mày nhem nhuốc, đói khổ, nhếch nhác khơng được chú ý, thậm chí người ta có thể dẫm lên thân thể bất kỳ lúc nào. Để câu chuyện khách quan, người kể chuyện

đã di chuyển điểm nhìn vào nhân vật Lalla, để tự cô khám phá và cảm nhận tất cả sự khốn cùng của những kẻ phải sống “bên lề” xã hội tiêu thụ. Độc giả theo bước chân Lalla đi lang thang trong thành phố, khám phá từng góc khuất của nó và phơi bày ra một hiện thực đau xót. Trước tiên đó là ở nhà ga xe lửa – là “cánh cửa” mở vào thế giới cùng khổ của những người nhập cư đến từ khắp nơi trên thế giới với đủ sắc tộc, màu da. Rời khỏi nhà ga, Lalla nhìn thấy những người nhập cư trở thành những kẻ vô gia cư nhếch nhác, đói khổ đặc biệt là những đứa trẻ trơng như những con vật bị bỏ rơi: “(...) Cô trông thấy những đứa trẻ bơ vơ, mặt mày bẩn thỉu, tóc tai dựng đứng, mặc những bộ quần áo cũ quá rộng so với thân thể gầy nhom của chúng, chúng bước nhanh như thể để đi tới nơi nào đó và cái nhìn của chúng thì lấm lét và xấu xí như những con chó lạc lồi” [16, tr. 311- 312].

Những con người nhập cư khốn khổ ln bị cái chết rình rập không chỉ bởi bị người ta dẫm đạp, bị đói rét, bệnh tật mà cịn bị đe doạ bởi không gian của những ngơi nhà, những căn phịng trơng như nấm mộ khủng khiếp. Để miêu tả không gian thành phố Marseille, nhà văn sử dụng ngôn ngữ dung dị và những từ ngữ ẩn dụ mang nét đặc trưng từ cái nhìn mơ phỏng rất trẻ thơ của Lalla, thành phố được so sánh với “những gã khổng lồ có đơi mắt mở to”, “đôi mắt vằn tia máu”, “đơi mắt độc ác”, “những tịa nhà là những tên khổng lồ ăn thịt người hiện lên với sức mạnh tàn bạo, ma quái, ám ảnh” [16, tr. 312]; những con người nhập cư khốn khổ, họ phải sống những ngôi nhà như những nấm mộ, trơng họ “như những bóng ma” sống giả mà chết thật: “những kẻ bất hạnh đang còn sống trong những căn nhà đổ nát kia, trong những căn hộ giống như những nấm mộ kia, trong khi khoảng trống len vào qua những cửa sổ há hốc, cái lạnh của đêm dài siết lấy những khung ngực, làm mờ mắt các lão già và trẻ con” [16, tr.357]. Rời bỏ xứ sở nơi mình sinh ra, những người nhập cư từ khắp các phương trời tìm đến nước Pháp giàu có khơng phải để

được hưởng thụ của nền văn minh tiến tiến, sự giàu có của nước phát triển mà họ đến đây để làm tù nhân của thành phố, chịu sự khinh rẻ, sỉ nhục. Họ phải cam chịu cuộc sống tủi khổ như vậy với hy vọng “một ngày nào đó, họ có thể bỏ đi, đi nơi khác, trở về với hàng xóm của họ …gặp lại những người họ đã bỏ lại, cha mẹ, con cái, bạn bè nhưng đó là điều khơng thể được. Những con đường chật chội với những bức tường cũ kỹ, những căn hộ tối ám, những căn phòng ẩm thấp, với bầu khơng khí đề nặng lên ngực…tất cả giữ chân họ lại, quấn chặt họ, biến họ thành tù nhân và họ khơng thể thốt ra được” [16, tr. 334] và “họ sẽ chết trong những đất nước mà họ không quen biết kia, xa cách với hàng xóm họ, xa cách với gia đình họ. Họ tới những đất nước xa lạ kia, nơi sẽ cướp đi cuộc đời họ, nghiền nát họ, huỷ hoại họ” [16, tr. 316].

Kể về cuộc sống cơ cực của những người nhập cư, nhà văn không chỉ dùng những từ ngữ ẩn dụ để miêu tả sự khủng khiếp không gian thành phố - nơi huỷ hoại con người mà chính cuộc sống ở xã hội tiêu thụ, nơi thiếu vắng tình người, sự quan tâm lẫn nhau đã góp phần làm tha hoá những con người nghèo khổ, túng quẫn. Họ hoặc là những người thất nghiệp sống cảnh tha hương cầu thực như những kẻ ăn mày bẩn thỉu hoặc là những kẻ bán thân, bán mạng để kiếm sống tại “những thành phố đầy vực thẳm kia, những thành phố của ăn mày và đĩ điếm, nơi những con đường là cạm bẫy, những ngôi nhà là mồ mả” [16, tr. 418]. Như để tô đậm thêm nỗi khổ, sự cô đơn, cô độc của những người nhập cư, ngoài việc miêu tả sự lạnh lùng của xã hội tiêu thụ - nơi thiếu vắng tình yêu và sự thương hại, nhà văn đề cập đến sự tha hố của người nhập cư như nghiện ngập, cướp bóc và đánh đập hành hung nhau. Chính những khám phá này đã giúp độc giả nhận ra bản chất thực sự của xã hội tiêu thụ hiện đại và tìm thấy giá trị đích thực của cuộc sống đó là tình yêu và sự tự do. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Lalla từ bỏ tất cả danh vọng, tiền bạc để trở về với sa mạc thân yêu của mình.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG SA MẠC CỦA J.M.G. LE CLÉZIO (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)