Giọng điệu mỉa mai, châm biếm

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG SA MẠC CỦA J.M.G. LE CLÉZIO (Trang 57 - 62)

Chương 2 : GIỌNG ĐIỆU ĐA SẮC THÁI

2.2. Giọng điệu giản dị và mỉa mai châm biếm

2.2.2. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm

Cùng với giọng điệu chân thành, giản dị, giọng điệu mỉa mai châm biếm góp phần làm cho Sa mạc có một sức hút lạ kỳ. Bởi giọng điệu mỉa mai châm biếm của nhân vật không chỉ biểu hiện một cách trực diện vào đối tượng châm biếm mà nó cịn ẩn dụ thông qua đối tượng “trung gian” – những con người chịu sự tác động hoặc bị hệ luỵ từ đối tượng châm biếm.

Trước hết, sự mỉa mai châm biếm được hướng tới chính quyền Ma Rốc và thực dân Pháp xâm lược. Chúng lén lút cấu kết, bắt tay nhau để mưu cầu lợi ích cho riêng mình và đẩy những người dân khốn khổ vào cảnh cơ cực, khốn cùng. Trong câu chuyện này Ma el Ainine là đối tượng bị tướng Moinier mỉa mai nhạo báng nhưng thực chất sự mỉa mai, nhạo báng lại hướng vào chính quyền của nhà vua Moulay Hifid (chính quyền bán nước). Trong khi các cư dân sa mạc hết lòng ca tụng vị thủ lĩnh Ma el Ainine của mình thì Moinier – thủ lĩnh của qn xâm lược khẳng định: “Khơng có gì ghê gớm” - lão chỉ là “một tên cuống tín, một thứ phù thuỷ, một kẻ làm ra mưa, đã lơi kéo theo mình tất cả những kẻ rách rưới ở Draa, ở Tindouf, tất cả bọn da đen ở Mauritanie” [16, tr. 438] và “Giờ đây lão đã hết thời rồi, lão ta không kham nỗi nữa đó là vấn đề tính từng tháng, có thể từng tuần lão ta buộc phải đầu hàng thôi, hoặc lão ta phải nhảy xuống biển hay mất tiệt trong sa mạc, khơng cịn ai ủng hộ lão ta nữa và lão ta biết rõ điều đó” [16, tr. 440]. Với giọng điệu mỉa mai, nhạo báng, Moinier cười nhạo Ma el Ainine là kẻ không thức thời, không biết lượng sức nên mới đem đám tàn quân và dân chúng đói khổ chống đối lại quân đội viễn chinh Pháp. Bề ngoài tưởng như giọng điệu nhạo báng nhằm vào Ma el Ainine để cười nhạo sự “mù mờ” và liều lĩnh của ơng, nhưng thực chất nó xốy sâu vào chế giễu, mỉa mai chính quyền vua Moulay Hifid

và những kẻ thực dân xâm lược, những kẻ luôn đặt tiền bạc, quyền lợi lên trên tất cả mà khơng màng đến nỗi khốn khổ thậm chí tính mạng của nhân dân. Vì tiền bạc và những thứ xa xỉ, phù phiếm họ nhẫn tâm nhìn nhân dân của mình cơ cực mà khơng cứu giúp: “Lão tù trưởng một mình bị giam hãm trong chiến luỹ của lão tại Smara mà khơng biết rằng khơng phải vũ khí mà chính là tiền bạc đã đánh bại lão; tiền của bọn chủ nhà băng đã chi trả cho chính đức vua Moulay Hifid và những quân phục đẹp đẽ của họ; tiền mà những tên lính cơ đốc tìm thấy trong các hải cảng bằng cách trích ra phần của chúng từ các món thuế hải quan; tiền từ những ruộng đất bị cướp đoạt, những vùng trồng cọ bị cưỡng chiếm, những khu rừng tặng không cho những ai biết chiếm đoạt chúng. Làm sao lão hiểu được điều đó” [16, tr. 445]. Cười nhạo Ma el Ainine vì ơng khơng biết rằng sau lưng ông đức vua Moulay Hifid và Chính phủ Pháp, Anh đã kí kết những hiệp ước nhượng đất nước cho Thực dân xâm lược. Vậy mà lão vẫn cố chống đối quân đội Pháp, vẫn cứ cầu xin sự giúp đỡ của những kẻ quyền thế chỉ luôn luôn hứa hẹn mà khơng giúp được điều gì: “Ít ra lão có biết rằng trong lúc lão mãi cầu nguyện và ban phước lành cho những con người sa mạc, thì các Chỉnh phủ Pháp và Anh đã kí một hiệp định hiến cho nước này một nước gọi là Ma Rốc và nước kia một nước gọi là Ai Cập (…) lão có biết rằng trong lúc hiệp ước Algesiras kết thúc cuộc thánh chiến ở miền bắc thì món nợ của đức vua Moulay Hifid đã lên tới 206.000.000 đồng tiền vàng và điều hiển nhiên là ông ta sẽ không bao giờ trả nỗi cho chủ nợ cả” [16, tr. 446].

Mượn lời của nhân vật (nhân vật đối địch với Ma el Ainine) với giọng điệu thản nhiên, chân thực, tác giả đã nhạo báng, mỉa mai chủ nghĩa thực dân, những kẻ cướp nước và bán nước, những kẻ tôn thờ “tôn giáo tiền bạc” và đặt lợi lộc lên trên tất cả nỗi thống khổ và tính mạng của nhân dân.

Cũng nhằm mỉa mai, chế giễu xã hội coi trọng vật chất, tác giả lại hướng sự chế giễu mỉa mai vào đối tượng thứ hai là xã hội hiện đại (cụ thể ở đây là thành phố Marseille - Pháp) thông qua giọng điệu của nhân vật Lalla và Radicz. Chúng tôi nhận thấy giọng điệu mỉa mai châm biếm của Lalla không biểu lộ trực tiếp mà nó ẩn sau thái độ bất cần thậm chí là coi khinh chủ nghĩa vật chất cũng như những hư danh phù phiếm mà xã hội hiện đại theo đuổi. Giọng điệu Lalla châm biếm nhẹ nhàng xã hội phương Tây nơi khơng có tình u và sự cảm thơng, nơi chỉ có ăn mày, đĩ điếm và chết chóc.

Giọng điệu châm biếm mỉa mai thể hiện ngầm ẩn, gián tiếp rõ nhất trong câu chuyện Radicz kể cho Lalla. Cậu kể cho Lalla vì sao cậu lại trở thành trẻ lang thang, trộm cắp, tại sao cậu ở với ông chủ nhưng ẩn trong câu chuyện của cậu là sự mỉa mai thâm thuý khi ơng mượn lời nói ngây thơ của cậu bé để mỉa mai cái mà người ta gọi là “làm ăn” thậm chí là “làm ăn nghiêm chỉnh”. Radicz coi cơng việc ăn xin và ăn cắp của mình như một chuyện thường tình, một công việc hằng ngày đã trở nên quen thuộc và điêu luyện “tụi này tới ngồi ở những chỗ mà ông chủ đã trả tiền, và tụi này ăn xin, buổi chiều thì đem tiền về, giữ lại chút đỉnh, còn lại đưa cho ông chủ để ông ta lo cái ăn”. Khi tuổi quá lớn để có thể đi xin, Radicz được ông chủ đào tào cho hành nghề “nghiêm chỉnh” khác đó là nghề ăn cắp. Với giọng điệu thản nhiên, Radicz kể cho Lalla nghe những “bài học”, những “chiêu thức” mà các cậu được “đào tạo” để hành nghề kiếm sống. Cậu tỏ ra là kẻ “ưu tú” trong quá trình “hành nghề” vì thế qua giọng kể của cậu chúng ta tưởng như cậu ta đang tự hào về tất cả những điều đó nhưng thực chất ẩn sâu bên trong giọng nói thản nhiên vô tư kia là sự cam chịu phục tùng số phận, một giọng điệu chát chúa và thương cảm cho số phận.

Chính giọng điệu than nhiên, bất cần và những suy nghĩ “vơ tư” của Radicz khiến mọi người giật mình nhìn lại thực tại cuộc sống của những đứa trẻ lang

thang. Bởi những đứa trẻ ấy đâu muốn lang thang phiêu bạt, chúng bị hoàn cảnh đưa đẩy, bị ném ra ngoài lề xã hội. Ánh mắt, nỗi buồn thường trực trên khuôn mặt của chúng là sự thức tỉnh lương tâm của mỗi con người về số phận của những đứa trẻ mồ cơi sống lang thang nói riêng, thực trạng tồn xã hội hiện đại nói chung.

Tiểu kết

Tìm hiểu giọng điệu trong Sa mạc, chúng ta nhận thấy Le Clézio rất có ý

thức trong việc tìm kiếm và lựa chọn cho mình một giọng điệu riêng biệt và thực tế cho thấy ông đã thành công với những lựa chọn ấy.

Với tài năng sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế, linh hoạt J.M.G Le Clézio đã xây dựng nên trong Sa mạc một hệ thống giọng điệu vô cùng đa dạng, đặc sắc. Mỗi một nhân vật có một tiếng nói, giọng điệu riêng nhưng tất cả được sử dụng đan xen một cách khéo léo, phù hợp với tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, nhận thức về vấn đề của mỗi người.

Mặc dù giọng điệu trong tác phẩm rất đa dạng và nó ln được chuyển biến một cách linh hoạt trong từng trang văn, từng đoạn văn nhưng nổi bật và xuyên suốt tác phẩm vẫn là giọng điệu trữ tình, đậm chất thơ (đây được xem

là giọng điệu đặc trưng trong các tác phẩm của Le Clézio). Trong Sa mạc

chúng ta thấy giọng điệu trữ tình lãng mạn khơng chỉ hiện rõ trong từng đoạn văn, từng trang viết của những phần ca ngợi các nhân vật huyền thoại vĩ đại, hay những phần nói về tình u đối với con người, thiên nhiên, vạn vật mà nó thể hiện cả những phần nói về sự thất bại của cuộc chiến đấu chống xâm lược hay nói đến nỗi khốn khổ của những con người bị xua đuổi khỏi mảnh quê hương. Bởi ở những trang văn viết về sự thất bại, khổ ải, chết chóc là những trang viết thấm đẫm cảm xúc, tình người. Ở đó sự thảm khốc, bi thương đã được giảm nhẹ và thay thế cho nó là bản hùng ca bi tráng về tình yêu mảnh đất cội nguồn, yêu quê hương, đất nước và con người.

Nói chung, chính sự đa dạng của các giọng điệu trong tác phẩm và việc sử dụng đan xen, lồng ghép một cách linh hoạt các kiểu giọng điệu tạo ra giọng điệu đa âm, đa sắc là sức hút kì diệu cho nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm. Sự đặc sắc của giọng điệu không chỉ thể hiện tài năng của tác giả mà nó cịn thể hiện nét riêng độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật cũng như việc thể hiện quan niệm, thái độ và hình thức ứng xử với hiện thực của nhà văn.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG SA MẠC CỦA J.M.G. LE CLÉZIO (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)