Trình độ học vấn của lao động huyện Ba Chẽ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 72)

4 Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế

3.1.3. Trình độ học vấn của lao động huyện Ba Chẽ

3.1.3.1. Tình hình biết đọc biết viết:

Biết đọc biết viết là khả năng đọc và viết một đoạn văn đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày bằng tiếng quốc ngữ, tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngồi. Câu hỏi về tình trạng biết đọc biết viết được hỏi đối với những người chưa hoàn thành bậc tiểu học (tức là chưa học hết lớp 5), và giả thiết tất cả những người học trên bậc học đó đều biết đọc biết viết. Tỷ lệ biết chữ là một trong những số đo chung nhất phản ánh đầu ra của giáo dục, được định nghĩa là số phần trăm những người biết chữ của một độ tuổi nhất định trong tổng dân số của độ tuổi đó.

Bảng 3.10: Tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên chia theo giới tính và đơn vị hành chính của huyện Ba Chẽ

Huyện Ba Chẽ Thị trấn Ba Chẽ Xã Thanh Sơn Xã Thanh Lâm Xã Đạp Thanh Xã Nam Sơn Xã Lương Mông Xã Đồn Đạc Xã Minh Cầm

phần trăm so với năm 2009 (80,8%). Vẫn còn một bộ phận chiếm 14,3% dân số từ 15 tuổi trở lên khơng biết đọc, biết viết.

3.1.3.2. Trình độ học vấn của lao động:

Học vấn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng dân số. Trình độ học vấn được phân tổ theo năm nhóm, gồm: (1) Chưa tốt nghiệp tiểu học; (2) Tốt nghiệp tiểu học; (3) Tốt nghiệp THCS; (4) Tốt nghiệp THPT và (5) Trên THPT. Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, số người có trình độ học vấn từ THPT trở lên của huyện Ba Chẽ chiếm 27,6% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên, tăng 5,0% so với năm 2009 (22,6%).

Khu vực thành thị và khu vực nơng thơn có sự chênh lệch về trình độ học vấn cao nhất của dân số từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ học vấn thấp (chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp tiểu học và tốt nghiệp THCS) ở khu vực thành thị thấp hơn so với nông thôn; ngược lại, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ học vấn cao hơn (tốt nghiệp từ THPT trở lên) ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nơng thơn. Trong đó, tỷ lệ người từ

15 tuổi trở lên chưa tốt nghiệp tiểu học ở khu vực nông thôn cao hơn 3,5 lần so với thành thị (lần lượt là 25,9% và 7,4%); tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ trên THPT của khu vực thành thị lại cao hơn 5,1 lần so với khu vực nông thôn (lần lượt là 46,5% và 9,1%).

Như vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng tốt ở khu vực thị trấn đã tạo cơ hội cho người dân nơi đây được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục dễ dàng. Điều này làm cho người dân khu vực thành thị có ưu thế hơn so với khu vực nông thôn gồm các xã khác ở những cấp học có trình độ cao hơn. Đó cũng là điểm đến hấp dẫn hơn trong việc thu hút người nơi khác tới sinh sống và làm việc.

Bảng 3.11: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên phân theo trình độ học vấn, giới tính và các đơn vị hành chính trên địa bàn huyện Ba Chẽ.

Tồn huyện Nam Nữ Thành thị Nơng thôn Thị trấn Ba Chẽ Xã Thanh Sơn Xã Thanh Lâm Xã Đạp Thanh Xã Nam Sơn Xã Lương Mông Xã Đồn Đạc Xã Minh Cầm

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Chẽ năm 2019)

Từ bảng trên ta có thể thấy được thị trấn là địa phương có mức độ phát triển kinh tế cao của huyện và là nơi thu hút những người có trình độ học vấn cao đến học tập và làm việc. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp THPT và

Xã Thanh Sơn là xã có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp THPT thấp nhất huyện là 7,7% và xã Nam Sơn là xã có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp trên THPT thấp nhất huyện là 3,3%.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w