Thiết bị đo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ và nhiệt độ đến biến dạng tạo hình khi dập vuốt chi tiết dạng cốc từ vật liệu SPCC 100 (Trang 90 - 92)

3 2 6 1 Thiết bị và sơ đồ đo chiều cao tạo hình của chi tiết dạng cốc trụ

1 Thiết bị đo chiều cao tạo hình chi tiết dạng cốc trụ

Để xác định chiều cao rách của chi tiết dạng cốc trụ sau khi dập cần độ chính xác nên nghiên cứu sử dụng thước đo độ cao Mitutoyo 192-132 của Nhật Bản tại Khoa cơ khí -Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên như Hình 3 11 Thước đo độ cao Mitutoyo đảm bảo đầy đủ các chức năng cần thiết, thông qua các thông số kỹ thuật như sau

Hình 3 11 Thước đo độ cao Mitutoyo 192-132

Kết quả đo sẽ được hiển thị thông qua màn hình điện tử, giúp quá trình làm việc đảm bảo nhanh chóng hơn

- Thước đo độ cao đồng hồ Mitutoyo 192-132 giúp đo độ sâu chi tiết với phạm vi lên đến 600mm và độ chính xác là ± 0,05mm

- Cho phép người sử dụng thay đổi kích thước dễ dàng vì được chế tạo trục đôi Thang chia tỷ lệ đúng tuyệt đối Hiển thị giá trị đo là hệ metric

2 Sơ đồ đo chiều cao tạo hình (HR) chi tiết dạng cốc trụ

Hình 3 12 Sơ đồ đo chiều cao tạo hình chi tiết dạng cốc trụ

Để đảm bảo độ tin cậy trong quá trình đo chiều cao tạo hình của chi tiết dạng cốc trụ Nghiên cứu tiến hành đo mẫu theo sơ đồ như Hình 3 12 như sau: Chi tiết dạng cốc được đặt trên bàn máp, vị trí đo chiều cao sẽ ngược chiều với vị trí vết rách

3 2 6 2 Thiết bị đo chiều dày của chi tiết dạng cốc trụ

Để đo chiều dày của chi tiết dạng cốc trụ sau khi dập vuốt có một số phương pháp đo như:

- Đo chiều dày bằng thước kẹp điện tử, đối với phương pháp này chi tiết dạng cốc trụ được cắt theo biên dạng để đo tại các vị trí đánh dấu Do chi tiết có chiều dày nhỏ nên khi đo với lực kẹp khác nhau dẫn đến độ tin cậy không cao

- Đo chiều dày bằng thiết bị siêu âm, chi tiết dạng cốc có hai vị trí có bán kính nhỏ (bán kính cong của chày và bán kính lượn của cối) dẫn đến đầu siêu âm không tiếp xúc được tại các vị trí bán kính cong này

- Đo chiều dày bằng thiết bị kính hiểm vi Đối với phương pháp này cho phép phân tích nguyên tố trong vùng có kích thước micromet

Trong nghiên cứu này đã sử dụng thiết kính hiểm vi Axiovert 40 MAT (Hình 3 13) thuộc Viện hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam để đo chiều dày của chi tiết dạng cốc Các mẫu trước khi đo được chuẩn bị như Hình 3 14

Hình 3 13 Thiết bị đo (kính hiểm vi Axiovert 40 MAT)

Cắt mẫu Đúc mẫu Mài mẫu

Hình 3 14 Các bước chuẩn bị mẫu trước khi đo chiều dày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ và nhiệt độ đến biến dạng tạo hình khi dập vuốt chi tiết dạng cốc từ vật liệu SPCC 100 (Trang 90 - 92)