ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về những thông tin cơ bản của nền kinh tế hoa kỳ (Trang 29 - 42)

Một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt xì hơi, thì cả thế giới đều bị cảm lạnh”.

Như một cỗ xe 4 bánh tràn đầy sinh khí kiên cường vượt qua vùng địa hình đầy hiểm trở, nền kinh tế Mỹ đã thoát hiểm một cách êm đềm trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21, dù đã gặp nhiều trở ngại lớn: sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán, các cuộc tấn công khủng bố, chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, các vụ scandal từ các tập đoàn tài chính, sự phá hủy tàn khốc trên diện rộng của bão lụt, giá năng lượng tăng cao và sự trượt dốc thảm hại của bất động sản.

Bằng nhiều biện pháp, Hoa Kỳ đã duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế giới.

● Một nền kinh tế dịch vụ:

Nền kinh tế quốc gia bao gồm sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước. GDP đánh giá sản lượng đầu ra được tạo bởi sức lao động và trí tuệ tại Hoa Kỳ.

Không giống như các lĩnh vực chính hoặc sản xuất tạo nên phần còn lại của nền kinh tế, lĩnh vực dịch vụ không tạo ra bất kỳ hàng hóa nào, cũng không chiết xuất hoặc trồng trọt bất kỳ vật liệu nào. Thay vào đó, nó được tạo thành từ các ngành cung cấp dịch vụ cho khách hàng của họ. Ví dụ, ngành vận tải và kho bãi không tạo ra bất kỳ sản phẩm nào và nó không khai thác hoặc chiết xuất bất kỳ nguyên liệu thô có thể sử dụng nào từ mặt đất. Tuy nhiên, hàng hóa được sản xuất hoặc tập kết trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế được vận chuyển và lưu kho bởi các công ty vận tải biển để giao cho khách hàng của họ trên khắp cả nước. Dịch vụ này, giống như nhiều ngành công nghiệp khác, làm tăng giá trị thương mại các sản phẩm và đóng góp vào nền kinh tế chung của Hoa Kỳ.

Nhìn chung, sự cải tiến của công nghệ hiện đại đã tạo ra sự tăng trưởng cho ngành dịch vụ, khiến nó ngày càng có giá trị. Trên thực tế, lĩnh vực dịch vụ có xu hướng tạo ra nhiều giá trị hơn cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ so với hai lĩnh vực khác của nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số tranh cãi về việc những ngành nào nên được đưa vào tính toán này. Một số ngành dường như chuyển đổi phân loại ngành từ tổ chức này sang tổ chức tiếp theo. Ví dụ, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ (BEA) phân loại ngành xây dựng với tư cách là một ngành sản xuất. Trong báo cáo của họ, nó có thể được tìm thấy với các ngành sản xuất hàng hóa và đóng góp của nó vào GDP được cộng thêm vào giá trị của ngành sản xuất. Mặt khác, Viện Quản lý Cung ứng (ISM) coi xây dựng là một phần của ngành dịch vụ.

Mỹ là quốc gia công nghiệp hóa cao độ với mức năng suất cao và công nghệ hiện đại. Các ngành kinh tế chính có thể kể đến như nông nghiệp (ngô, đậu nành, thịt bò và bông); sản xuất máy móc, hóa chất, thực phẩm và ô tô; thị trường dịch vụ đang bùng nổ tập trung vào các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản và cho thuê. Ngành nông nghiệp Mỹ là một trong những ngành lớn nhất trên thế giới. Chỉ riêng California đã có thể đáp ứng hơn 1/3 nhu cầu về rau củ và 2/3 trái cây và các loại hạt cho cả nước. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 0,9% GDP và chiếm 1,4% lực lượng lao động.

Với nhiều hoạt động sôi nổi, ngành công nghiệp đóng góp hơn 18,2% GDP và chiếm 19,2% lực lượng lao động. Bên cạnh đó, Mỹ còn là quốc gia dẫn đầu thế giới trong ngành hàng không vũ trụ và dược phẩm. Sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Mỹ trở thành quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất một số loại khoáng sản. Đây là quốc gia sản xuất khí đốt tự nhiên, nhôm, điện và năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới. Mỹ cũng là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba trên thế giới. Trong suốt nhiều năm qua, Mỹ đã phát triển ngành khai thác khí đá phiến trên quy mô lớn. Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đã đạt mức kỷ lục trong những năm gần đây (Reuters). Ngành sản xuất đã phải chịu áp lực trong nửa cuối năm 2019. Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gây ảnh hưởng tới thương mại giữa hai nền kinh tế và cả các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, ngành sản xuất đã tăng trưởng 1,8% trong năm 2019.

Nền kinh tế Mỹ chủ yếu dựa vào các ngành dịch vụ. Thị trường dịch vụ chiếm hơn 3/4 GDP (77%) và sử dụng tới hơn 79,40% lực lượng lao động của cả nước. Dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bất động sản và cho thuê có đóng góp lớn cho GDP - chiếm 18,2%; các dịch vụ giáo dục, y tế và hỗ trợ xã hội đóng góp 8.2%. Dịch vụ công cộng (cấp liên bang, tiểu bang và địa phương) chiếm khoảng 11% GDP của cả nước. 5,7%

● Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

Mỹ có tổng kim ngạch xuất khẩu khổng lồ và dịch vụ vượt trội. Trong năm 2019, mặc dù các cuộc chiến thương mại với Trung Quốc diễn ra căng thẳng, Mỹ đã xuất khẩu hàng hóa với tổng kim ngạch xuất khẩu là 1,650 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu năm 2019 của Mỹ tương đương với giá trị xuất khẩu năm 2018. Các thị trường xuất khẩu lớn của Mỹ bao gồm các nước thuộc khối liên minh Châu Âu, Canada, Mexico.

Để đạt được con số ấn tượng trên, Mỹ đã luôn duy trì chất lượng trên các sản phẩm, đặc biệt là máy móc. Hàng hóa chiếm 66% và đóng góp 1.7 nghìn tỷ USD, cụ thể như sau:

Hàng hóa sản xuất chiếm 547 tỷ USD với các mặt hàng có tỷ trọng cao như linh kiện máy bay (chiếm 132 tỷ USD), máy móc công nghiệp (57 tỷ USD), chất bán dẫn (50 tỷ USD), linh kiện viễn thông (36 tỷ USD), máy móc điện tử (44 tỷ USD) và dụng cụ y tế (38 tỷ USD).

Vật liệu công nghiệp chiếm 531 tỷ USD với các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao như các sản phẩm xăng dầu (122 tỷ USD), hóa chất (81 tỷ USD), dầu thô (41 tỷ USD), plastic (37 tỷ USD), vàng phi tiền tệ (19 tỷ USD).

Hàng hóa tiêu dùng chiếm 206 tỷ USD tập trung vào nguyên liệu dược phẩm (55 tỷ USD), điện thoại (27 tỷ USD), kim cương (20 tỷ USD). Xe hơi chiếm 10% với 162 tỷ USD.

Dịch vụ chiếu 34% còn lại với tổng giá trị 847 tỷ USD. Các mảng dịch vụ chiếm tỷ trọng cao như dịch vụ du lịch (306 tỷ USD), phí bản quyền và bằng cấp (129 tỷ USD), dịch vụ tài chính (131 tỷ USD) và các hợp đồng chính phủ/quân sự (21 tỷ USD).

● Các công ty lớn và nhỏ

Các công ty nhỏ – là những công ty có ít hơn 500 nhân viên – chiếm phần lớn trong nền kinh tế Mỹ. Chúng có thể thích ứng ngay với các điều kiện kinh tế và những nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng, thông qua những giải pháp kỹ thuật sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề trong sản xuất. Đóng góp của chúng trong GDP là 50,7% trong năm 2004. Cơ quan quản lý các công ty nhỏ Hoa Kỳ cho biết: “Trong số gần 26 triệu công ty tại Mỹ, đa số là các công ty rất nhỏ – 97,5% – có ít hơn 20 nhân viên. Các công ty này chiếm một nửa GDP và tạo ra 60 đến 80% tổng số việc làm mới trong trong thập kỷ qua”.

. Để tăng lượng tiền mặt có được, các công ty này bán cổ phần (quyền sở hữu tài sản) hoặc trái phiếu (một hình thức vay tiền) cho các nhà đầu tư. Các ngân hàng thương mại cũng trực tiếp cho các công ty lớn nhỏ vay tiền. Chính quyền trung ương và chính quyền các bang đưa ra những quy định chi tiết để đảm bảo hệ thống tài chính này hoạt động một cách lành mạnh và an toàn; đồng thời, cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin mà họ cần để đưa ra những quyết định sáng suốt.

Một tập đoàn lớn có thể sở hữu hàng triệu nhân viên trở lên, phần lớn các nhân viên này đều sở hữu cổ phần nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số giá trị cổ phiếu của công ty. Khoảng một nửa hộ gia đình Mỹ sở hữu cổ phiếu phổ thông một cách trực tiếp hoặc thông qua các quỹ tương hỗ, hay qua các kế hoạch đầu tư trợ cấp hưu trí.

công nghiệp lần thứ II, ngoài ra còn tham gia với vai trò chủ lực trong tất cả các cuộc cách mạng công nghệ còn lại.

Nước Mỹ còn là nơi phát minh hầu hết những công trình làm thay đổi thế giới, có thể kể đến như bóng đèn, Internet, transistor, dây chuyền lắp ráp tự động, bom nguyên tử, lần đầu tiên đưa con người lên mặt trăng, ứng dụng tia laser…

Hiện tại Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về công nghệ, có 11/20 tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới là của nước Mỹ; nếu xét về độ lớn vốn hóa, top 5 công ty dựa trên giá trị thị trường là Apple, Amazon, Microsoft, Alphabet và Facebook, đều của Mỹ. $ những “người dẫn đường” trong cuộc cách mạng 4.0.

● Vai trò của chính phủ

Nhiều người phàn nàn rằng sự điều tiết của chính phủ đối với nền kinh tế là quá ít ỏi và quá chậm chạp. Một số người khác lại cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn chưa hoàn toàn được tự do vì có quá nhiều hành vi điều tiết của chính phủ. Những ý kiến trái ngược này đã gây ra các cuộc tranh luận kéo dài trong lịch sử kinh tế Mỹ với tiêu điểm là vai trò của chính phủ.

Tầm quan trọng của sở hữu tư nhân phù hợp với niềm tin vào tự do cá nhân của nước Mỹ. Từ khi giành được độc lập, người Mỹ đã luôn tìm cách hạn chế quyền lực của chính phủ thông qua các cá nhân, kể cả vai trò của nó trong giải quyết các vấn đề kinh tế. Và đa số người Mỹ vẫn cho rằng sở hữu tư nhân là hình thức ưu việt hơn so với sở hữu nhà nước trong việc tạo ra sản lượng kinh tế cao nhất.

Mặc dù vậy, phần lớn người dân Mỹ vẫn muốn chính phủ phải đảm nhận một vài nhiệm vụ nào đó trong nền kinh tế, và hệ thống luật pháp của nước Mỹ đã tạo ra một cơ sở lành mạnh để vận hành các hoạt động kinh doanh. Các công ty – ít nhất là các công ty hợp pháp – cần phải được chính phủ cho phép hoạt động kinh doanh. Các tập đoàn cần phải được 1 trong 50 bang cho phép thành lập và hoạt động. (Hơn một nửa các tập đoàn của Mỹ được thành lập ở bang Delaware vì họ thích cơ chế quản lý

của bang này). Các công ty cần phải có các loại giấy đăng ký, giấy phép và giấy cho phép hoạt động do chính quyền địa phương cấp.

● Chính sách kinh tế vĩ mô

Chính quyền liên bang có vai trò tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm, đặc biệt là duy trì được một mức giá chung ổn định và một gánh nặng thuế có thể quản lý được. Cục Dự trữ Liên bang, ngân hàng trung ương độc lập của Mỹ, quản lý lượng cung tiền và sự sử dụng tín dụng (chính sách tiền tệ), trong khi Tổng thống và Quốc hội điều chỉnh chi tiêu ngân sách và chi tiêu thuế (chính sách tài khóa).

● Đầu tư nước ngoài

Nhiều nhà kinh tế cho rằng ngoài thách thức về sự phụ thuộc quá lớn vào dầu mỏ, nước Mỹ còn phải đương đầu với thách thức về các dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ đổ vào nước Mỹ khiến cho lãi suất tiết kiệm trong nước luôn bị duy trì ở mức thấp.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ trong những năm sau khủng hoảng đạt mức 736 tỷ USD, tương đương 15% tổng lượng vốn FDI của toàn

thế giới, theo số liệu thống kê của US Trust.

“Các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào Mỹ dường như có tốc độ tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng của nước Mỹ và cao hơn so với tốc độ tăng đầu tư nước ngoài tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới là do hệ thống tài chính Mỹ đã phát triển ở trình độ cao và dô tính ổn định của nền kinh tế Mỹ”, Trung tâm Nghiên cứu Quốc hội đã nhận định như vậy.

Theo Cơ quan Nghiên cứu Phục vụ Quốc hội (CRS), các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu khoảng 10% tổng tài sản tài chính của nước Mỹ, bao gồm cổ phiếu công ty, trái phiếu và cổ phiếu chính phủ. Họ cũng đầu tư trực tiếp vào các công ty thiết bị và

“Hoa Kỳ là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lớn nhất trên thế giới và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới”, theo CRS.

“Việc nước Mỹ sẽ đóng một vai trò ít quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu là một điều không thể tránh khỏi do những thay đổi về cấu trúc giữa các quốc gia trên thế giới”, Hội đồng Cạnh tranh đã nhận định như vậy. “Nhưng không có lý do gì để nước Mỹ không thể tiếp tục duy trì vị trí là quốc gia thịnh vượng nhất hành tinh”. b) Những vấn đề khác

● Đào tạo nguồn nhân lực

Ở Mỹ, với một chiến lược dài hạn, kinh phí cho giáo dục đại học của Mỹ đến từ các nguồn khác nhau, như các công ty, tổ chức nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, nhà từ thiện… Nguồn kinh phí dồi dào mang lại cho các trường khả năng xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, thuê giảng viên giỏi cũng như xây dựng quỹ hỗ trợ sinh viên. Trong giáo dục đại học ở Mỹ, tính cạnh tranh giữa các trường rất khốc liệt. Nếu sinh viên vào được các trường đại học tốt, nổi tiếng và học giỏi, cơ hội có việc làm sẽ tăng lên rất nhiều.

Để phát triển nguồn nhân lực, Mỹ rất coi trọng môi trường sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực. Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang lại cho Mỹ – nước duy nhất trên thế giới, cơ hội thu hút nguồn chất xám rất lớn, $ rất nhiều các nhà khoa học, bác học giỏi từ châu Âu và nhiều nước khác đã nhập cảnh vào Mỹ. Thực tế này trả lời cho câu hỏi, tại sao hiện nay Mỹ là một trong những nước có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực.

● Nguồn lực và sức mạnh

Hoa Kỳ là một trong những nước sản xuất năng lượng hàng đầu thế giới. Nước này từ lâu đã trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, cho đến khi bị Trung Quốc vượt qua vào đầu thế kỷ 21. Nó phụ thuộc vào các quốc gia khác về nhiều nguồn năng lượng - đặc biệt là các sản phẩm dầu mỏ. Đất nước này nổi tiếng với việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và nó vượt trội trong việc biến tài nguyên của mình thành các sản phẩm có thể sử dụng được.

฀ Khoáng chất

Với các cánh đồng sản xuất chính ở Alaska , California , Vịnh Mexico , Louisiana và Oklahoma, Hoa Kỳ là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ tinh chế hàng đầu thế giới và có trữ lượng khí tự nhiên quan trọng. Bắt đầu từ những năm 1990, khoan ngang và bẻ gãy thủy lực ( fracking ) của khí đá phiến cũng trở nên quan

trọng ở các bang như Ohio, Pennsylvania và Tây Virginia. Hoa Kỳ cũng nằm trong số các nước xuất khẩu than trên thế giới.

Quặng sắt được khai thác chủ yếu ở Minnesota và Michigan. Hoa Kỳ cũng có trữ lượng đồng, magie, chì và kẽm quan trọng. Sản xuất đồng tập trung ở các bang miền núi phía tây như Arizona, Utah, Montana, Nevada và New Mexico. Kẽm được khai thác ở Tennessee, Missouri, Idaho và New York. Khai thác chì tập trung ở Missouri. Các kim loại khác được khai thác ở Hoa Kỳ là vàng, bạc, molypden, mangan, vonfram, bauxite, uranium, vanadi và niken. Các khoáng chất phi kim loại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về những thông tin cơ bản của nền kinh tế hoa kỳ (Trang 29 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)