CHÍNH SÁCH ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về những thông tin cơ bản của nền kinh tế hoa kỳ (Trang 42 - 45)

1. Giai đoạn 1 (từ năm 2010 - 2020) trước khi đại dịch Covid bùng phát ● Chính sách tiền tệ:

- Những điểm nổi bật trong chính sách:

+ Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cơ bản, tăng dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại, thực hiện tín phiếu bắt buộc đối với một số tổ chức tín dụng chủ yếu, hạn chế việc chiết khấu các loại giấy tờ có giá.

+ Tháng 7 năm 2019, lần đầu tiên hạ lãi suất sau hơn 1 thập kỷ, trong bối cảnh gia tăng mối lo ngại về căng thẳng thương mại, kinh tế toàn cầu giảm tốc và sức ép lạm phát.

+ Với việc triển khai quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp tín dụng, tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng, gắn kết với các chương trình tín dụng ngành, lĩnh vực, tín dụng tăng trưởng rất tích cực.

- Về tín dụng: Chính sách tín dụng được điều hành theo hướng mở rộng nhằm tăng nguồn cung ứng vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tập trung vào triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách. Khống chế trần lãi suất cho vay với nông nghiệp nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; công nghệ cao. - Về tỷ giá hối đoái: Chính sách điều hành tỷ giá được điều hành theo hướng linh

hoạt nhằm đáp ứng những yêu cầu từ bối cảnh thương mại và đầu tư quốc tế, tăng cường ký kết các hiệp định thương mại tự do.

- Về lãi suất: Đã quyết định nâng lãi suất cơ bản từ mức 0-0,25% lên 0,25-0,5%, kết thúc thời kỳ lãi suất thấp nhất trong lịch sử khi cơ quan này tung ra các gói kích thích định lượng và giảm lãi suất ngắn hạn xuống mức gần bằng 0%(năm 2015).

● Chính sách tài khóa: - Những điểm nổi bật:

+ Chủ trương cắt giảm công chi, kéo lùi các dự án đầu tư chưa cấp thiết; rà soát lại danh mục đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.

+ Các gói kích cầu, các chương trình chi tiêu và cắt giảm thuế.

+ Chương trình cắt giảm ngân sách năm 2013 bao gồm các biện pháp cắt giảm chi tiêu tự động đối với các khoản chi ngân sách.

+ Luật ngân sách lưỡng đảng năm 2013 và luật ngân sách lưỡng đảng năm 2015. Tăng một số loại thuế cắt giảm chi tiêu ngân sách cho một số chương trình phúc lợi.

- Cán cân ngân sách: Chính quyền liên bang đã thâm hụt ngân sách 486 tỷ $ trong năm tài chính 2014, ít hơn 195 tỷ $ so với thâm hụt năm 2013, và là mức thâm hụt ít nhất kể từ năm 2008. Tương quan với quy mô của nền kinh tế, mức thâm hụt đó ước bằng 2,8% GDP, thấp hơn một chút so với mức bình quân trong 40 năm qua, và 2014 là năm thứ 5 liên tiếp thâm hụt ngân sách giảm tính theo phần trăm trên GDP kể từ đỉnh điểm 9,8% năm 2009.

- Đạo luật miễn giảm thuế: Tái cấp phép bảo hiểm thất nghiệp và tạo việc làm năm 2010.

- Đạo luật giảm thuế cho người đóng thuế ở Mỹ năm 2012:Mở rộng gia hạn nhiều khoản tín dụng thuế từ Đạo luật phục hồi và tái đầu tư năm 2009. Gia hạn trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp và điều chỉnh các khoản miễn trừ thuế tối thiểu thay thế theo tỷ lệ lạm phát.

2. Giai đoạn 2 (từ năm 2020-2021) thời kỳ đại dịch ● Chính sách tiền tệ:

- Điểm nổi bật:Cùng với việc ban hành các chính sách tiền tệ ứng phó với đại dịch Covid-19 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Quốc hội Mỹ đã thực thi biện pháp chưa từng có tiền lệ, $ cung cấp 500 tỷ USDcho Bộ Ngân khố nhằm thực hiện các chương trình của Fed thông quaĐạo luật Cứu trợ và an ninh kinh tế Coronavirus (CARES).

- Về chính sách lãi suất: Fed đã thực hiện cắt giảm mục tiêu đối với lãi suất Quỹ liên bang, tỷ lệ các ngân hàng trả để vay lẫn nhau qua đêm với 1,5 điểm phần trăm từ ngày 3/3/2020, dao động từ 0%-0,25%.

- Về hoạt động cho vay của các ngân hàng: Fed khuyến khích các ngân hàng tăng cường cho vay với việc nới lỏng các quy định về khả năng hấp thụ tổn thất. Đồng thời, Fed cũng gỡ bỏ các yêu cầu dự trữ của các ngân hàng (tỷ lệ phần trăm tiền gửi mà các ngân hàng phải giữ lại để đáp ứng nhu cầu tiền mặt). Nếu như trước đây các khoản vay mà Fed áp dụng đối với các ngân hàng thường được thực hiện qua đêm, thì nay Fed đã mở rộng thời hạn cho vay lên đến 90 ngày. Điều này giúp thị trường tín dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung của Mỹ được tiếp thêm sức mạnh để sớm phục hồi hậu Covid-19.

chứng khoán (biện pháp này cũng đã được Fed thực hiện để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng 2008-2009). Nhờ đó, danh mục chứng khoán nắm giữ của Fed tăng từ mức 3,9 nghìn tỷ USD vào giữa tháng 3/2020 lên mức hơn 7,5 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 6/2021. Bên cạnh đó, thông qua Đại lý chính Quỹ tín dụng (PDF), Fed đã cung cấp các khoản vay với mức lãi suất thấp (0,25%) cho 24 tổ chức tài chính lớn với thời hạn vay kéo dài 3 tháng; tài sản thế chấp là các cổ phiếu, thương phiếu và trái phiếu.

● Chính sách tài khóa:

- Cán cân ngân sách: Công bố của Bộ Tài chính Mỹ ngày 16/10 cho biết thâm hụt ngân sách của nền kinh tế đứng đầu thế giới đã tăng vọt gấp 3 lần lên con số kỷ lục 3,1 nghìn tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 30/9/2020, bởi Nhà Trắng đã phải vật lộn với đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng đã nhấn chìm nước Mỹ vào tình trạng suy thoái vừa qua. Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngân sách liên bang đã phải chi tăng rất nhiều để chống dịch và hỗ trợ nền kinh tế trong khi nguồn thu giảm mạnh vì tình trạng đóng cửa nền kinh tế và thất nghiệp diện rộng. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm tài khóa 2020 đã lên tới 16,1%, con số lớn nhất kể từ năm 1945 – thời kỳ mà nước Mỹ phải chi nhiều khoản khổng lồ cho các hoạt động quân sự nhằm chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ II.

- Về biện pháp hỗ trợ DN: Fed cung cấp các khoản cho vay trực tiếp tới các DN lớn thông qua Quỹ Tín dụng DN thị trường sơ cấp để các DN có tiền trả cho nhân viên và các nhà cung cấp. Các DN có thể giãn nợ ít nhất 6 tháng, song không được chi trả cổ tức hoặc thực hiện việc mua lại cổ phiếu. Thông qua Quỹ Tín dụng DN thị trường thứ cấp, Fed cũng thực hiện việc mua trái phiếu có sẵn của các DN, cũng như các quỹ hoán đổi đầu tư vào trái phiếu DN. Các biện pháp này cho phép DN tiếp cận tín dụng để duy trì hoạt động kinh doanh trong bối cảnh đại dịch vẫn đang tiếp diễn. Ước tính, các khoản hỗ trợ tín dụng này có thể lên tới 750 tỷ USD.

- Về các biện pháp hỗ trợ các hộ gia đình:Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh tháng 3/2020, Fed đã tái khởi động các chương trình hỗ trợ cho vay hộ gia đình với tài sản thế chấp là các chứng khoán mà các hộ gia đình nắm giữ (TAFT). Theo đó, chương trình TAFT cung cấp các khoản tín dụng hỗ trợ cho vay hộ gia đình lên tới 100 tỷ USD nhằm hỗ trợ các hộ gia đình vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

- Về cung cấp các khoản cho vay tới các chính quyền các tiểu bang và thành phố: Nếu như thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, Fed phản đối cho các tiểu bang và thành phố vay, thì cuộc khủng hoảng do đại dịch

Covid-19 gây ra, tổ chức này đã thay đổi quan điểm và trực tiếp cung cấp các khoản vay tới các chính quyền địa phương để giúp họ ứng phó với đại dịch. Theo đó, điều kiện được Fed cho vay vốn là các bang phải có tối thiểu 500.000 cư dân và các thành phố phải có ít nhất 250.000 cư dân.

- Về giảm thuế: Mỹ thực hiện một số chính sách cắt giảm thuế như: Hoàn trả 50% thuế liên quan đến tiền lương cho các DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 để khuyến khích giữ chân nhân viên; Nới lỏng các khoản khấu trừ thuế cho lãi vay và hoạt động thua lỗ, cũng như nới lỏng các quy tắc đối với quỹ hưu trí, cho phép mọi người rút tiền sớm hoặc hoãn rút tiền từ các tài khoản như Tài khoản Hưu trí Cá nhân (IRA) đã bị ảnh hưởng do rối loạn trên thị trường tài chính.

3. Kết luận

Trong viễn cảnh lạc quan, nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi theo mô hình chữ V với những dấu hiệu tích cực như số ca nhiễm Covid-19 giảm mạnh thời gian gần đây, chương trình tiêm chủng quốc gia đạt nhiều thành quả tích cực; cùng với $ hàng ngàn tỷ USD được chính quyền bơm ra nền kinh tế và lượng tiền mặt khổng lồ đang được tích trữ trong người dân. Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp nhằm tài khóa hồi phục kinh tế trong và sau đại dịch Covid-19 như: Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất; hỗ trợ doanh nghiệp tiền để trả lương trong trường hợp người lao động ngừng việc tạm thời... Đây là những chính sách và những giải pháp rất hay và hợp lý.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về những thông tin cơ bản của nền kinh tế hoa kỳ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)