Hạn chế tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Trình bày hiệu quả của hoạt động đầu tư phân tích thực trạng hiệu quả đầu tư của một doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp đó thời gian tới (Trang 32 - 33)

Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên, hiệu quả đầu tư của Tập đoàn Hòa Phát cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định cụ thể là:

Thứ nhất, Hòa Phát kinh doanh với ngành nghề cốt lõi kinh doanh thép xây dựng và vật liệu cơ bản nên phụ thuộc khá nhiều vào hoạt động luân chuyển dòng tiền mặt, khi có ảnh hưởng bởi tin tức và tình hình chính trị, kinh tế thế giới, ảnh hưởng giá nguyên vật liệu toàn cầu có diễn biến xấu có thể làm chi phí sản xuất và giá thành mỗi dòng sản phẩm bị độn lên đáng kể (năm 2019 giá sắt tăng mạnh do thảm họa vỡ đập hồ chứa chất thải khoáng sản tại Brazil - quốc gia xuất khẩu quặng sắt hàng đầu thế giới đã làm ảnh hưởng tới giá cổ phiếu cũng như ghi nhận doanh thu sụt giảm của Hòa Phát dù theo số liệu Hòa Phát vẫn có sự tăng trưởng nhẹ).

Thứ hai, việc mở rộng quá nhanh và nâng công suất các nhà máy lên có thể tiềm ẩn những rủi ro dư cung trong ngắn hạn tại thị trường trong nước cho Hòa Phát, thị trường thép xây dựng nội địa Việt Nam tiêu thụ khoảng 9-10 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, khi dự án Dung Quất đi vào hoạt động hoàn toàn vào năm 2021, sản lượng thép xây dựng Hòa Phát có thể cung ứng ra thị trường lên đến hơn 5,1 triệu tấn/năm, tăng 2,7 triệu so với năm 2019. Với một lượng thép lớn như thế cung ra thị trường trong khoảng thời gian chỉ hơn 2 năm thì thị trường thép xây dựng nội địa khó có thể hấp thụ ngay lập tức và hiện tượng thừa cung sẽ diễn ra, trong giai đoạn này, Hòa Phát nên cân đối được tình hình sản xuất kinh doanh và cập nhật tin tức, kiểm soát và đưa ra các phương án phòng ngừa phù hợp có thể giảm thiểu tối đa rủi ro.

Thứ ba, kế hoạch tài chính, công tác lập kế hoạch tài chính, còn thiếu xác thực và kém hiệu quả, dẫn đến không thể mang tính hướng đích cho hoạt động tài chính trong thực tế. Việc yếu kém trong kế hoạch, đã làm cho hoạt động tài chính của tập đoàn nhiều trường hợp rơi vào thế bị động. Mặt khác dưới sự biến đổi rất phức tạp của thị trường, cũng như môi trường kinh tế vĩ mô, thì công tác lập kế hoạch thực sự dự báo tài chính cũng chưa đáp ứng được.

Thứ tư, hoạt động phân tích tài chính Bên cạnh những kết quả đạt được, công.

tác phân tích tài chính tại tập đoàn cũng còn nhiều hạn chế:

Công tác tổ chức phân tích tài chính còn thiếu khoa học, tập đoàn chưa có một quy trình cụ thể cho công tác phân tích mà phân tích được xem như một công việc

kiêm nhiệm thêm của phòng tài chính kế toán. Nội dung phân tích tài chính còn đơn điệu chưa đầy đủ, các chỉ tiêu phân tích thiếu tính hệ thống. Những nhận xét được đưa ra mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá chủ quan mà chưa so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, lĩnh vực cũng như chưa đưa ra giải pháp và kế hoạch để cải thiện tình hình tài chính tốt hơn.

Nguyên nhân

DoTập đoàn chưa thực sự chú trọng công tác phân tích tài chính, không có một đội ngũ cán bộ chuyên trách để thực hiện, chưa có một quy chế tổ chức phân tích tài chính cụ thể. Hiện nay ở nước ta chưa có số liệu cụ thể thống kê về hệ thống chỉ tích không có cơ sở để so sánh doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động để có thể đưa ra các nhận xét khách quan và chính xác hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả quản lý tài chính của ban giám đốc. Nhà nước và các cơ quan quản lý chưa đưa ra hướng dẫn và yêu cầu cụ thể về nội dung phân tích tài chính cho các doanh nghiệp, nên hoạt động phân tích tài chính được tiến hành chủ yếu xuất phát từ nhu cầu quản lý của Ban Giám đốc và các đối tác liên quan.

Một phần của tài liệu Trình bày hiệu quả của hoạt động đầu tư phân tích thực trạng hiệu quả đầu tư của một doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp đó thời gian tới (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)