Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của Tập đoàn thời gian

Một phần của tài liệu Trình bày hiệu quả của hoạt động đầu tư phân tích thực trạng hiệu quả đầu tư của một doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp đó thời gian tới (Trang 33 - 35)

tới

3.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của tập đoàn

- Thứ nhất, nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư của tập đoàn: Nghiêm túc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về đầu tư; khẩn trương rà soát, sửa đổi, những quy định của pháp luật về đầu tư còn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tăng cường quản lý đầu tư, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị đầu tư; tăng cường công tác rà soát để bảo đảm các chương trình, dự án bố trí trong kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm được triển khai theo quy định của Luật Đầu tư ; quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư trung hạn.

Gần đây, ngày 17/3/2022, đại diện Tập đoàn Hòa Phát xác nhận, đang thực hiện đầu tư 6 dự án tại KKT Dung Quất, với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 149.000 tỷ đồng. Trong đó, dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 1, diện tích trên 340 ha, công suất thiết kế 4 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư 60.000 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ dự án đã đi vào hoạt động, riêng giai đoạn 2 đang vận hành thử nghiệm từ quý I/2021. Dự án đã thu hút khoảng 13.600 lao động, trong đó 80% là người địa phương. Năm 2022, Tập đoàn có kế hoạch tối ưu hóa công suất khu liên hợp lên 6 triệu tấn/năm.

- Thứ hai, tăng cường đánh giá hiệu quả đầu tư. Hàng năm Tập đoàn cần tổ chức đánh giá hiệu quả đầu tư, đồng thời công khai minh bạch các kết quả đánh giá, để kịp thời rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng đầu tư của tập đoàn; tăng cường việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát quá trình thực hiện đầu tư. Tập đoàn Hòa Phát nên hoàn thiện bộ máy đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp và hiệu quả đầu tư. Bộ máy này phải có tính độc lập tương đối và gồm những chuyên gia giỏi, có tâm và đạo đức công vụ.

+ Hoàn thiện bộ máy kế toán của tập đoàn.

+ Thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính của tập đoàn trước khi công bố.

+ Thường xuyên cập nhật các văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể công tác kế toán cho tập đoàn.

+ Tuân thủ các nguyên tắc nhất quán trong lập báo cáo tài chính.

- Thứ ba, tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.

+ Rủi ro kinh tế: tập đoàn phải thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế vĩ mô nhằm kịp thời phát hiện và kịp thời đưa ra các biện pháp ngăn chặn các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.

+ Rủi ro pháp luật: tập đoàn cần phải chủ động cập nhật liên tục sự thay đổi các quy định pháp luật mới trong lĩnh vực kinh doanh, cũng như các văn bản pháp lý khác chi phối đến hoạt động của Tập đoàn từ đó có thể đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp, giảm thiểu tác động xảy ra, đảm bảo công tác thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tập đoàn được diễn ra thuận lợi, bên cạnh đó hoạt động kinh doanh của Tập đoàn cũng được duy trì ổn định.

+ Rủi ro lãi suất: tạo lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống các NHTM để có mức lãi suất đi vay cạnh tranh, chủ động hạn chế vốn lưu động bằng cách đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho thông qua dự báo chính xác hơn lượng hàng tồn kho và nguyên vật liệu cần thiết, đẩy mạnh hình thức bán hàng thanh toán trực tiếp để giảm số ngày một vòng quay các khoản phải thu, tăng cường số ngày một vòng quay các khoản phải trả. Đối với các khoản vay dài hạn phục vụ đầu tư phát triển, cần cố gắng phối hợp giữa tiến độ xây dựng và tiến độ giải ngân để tăng mức độ hoạt động của vốn vay.

+ Rủi ro tỷ giá: Tập đoàn cần cố gắng tận dụng lợi thế của mình là nâng cao năng lực khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có, qua đó giảm bớt tỷ trọng của nguyên vật liệu nhập khẩu, Tập đoàn cần chủ động xây dựng kế hoạch nhập khẩu và dự trữ ngoại

tệ phục phụ hoạt động này. Mối quan hệ tốt đẹp đã được tạo lập với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cũng góp phần đảm bảo nguồn cung ngoại tệ khi cần.

+ Rủi ro về vốn, thanh toán và thu hồi công nợ: Tập đoàn cần xây dựng sử dụng các công cụ để giảm thiểu rủi ro như trích lập dự phòng ngay tại Tập đoàn và sử dụng các công cụ phái sinh.

+ Rủi ro tiến độ triển khai dự án: Tập đoàn cần chủ động kiểm soát tiến độ triển khai dự án của mình. Bên cạnh đó, các dự án cần triển khai gối đầu nhau để kế hoạch kinh doanh cũng như tốc độ quay vòng vốn hạn chế bị phụ thuộc vào dự án riêng lẻ.

+ Rủi ro khác: Mua bảo hiểm, ban hành quy chế và quy định về an toàn lao động.

3.2. Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Trình bày hiệu quả của hoạt động đầu tư phân tích thực trạng hiệu quả đầu tư của một doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp đó thời gian tới (Trang 33 - 35)