Huy động vốn cần thiết

Một phần của tài liệu Nhận dạng chiến lược kinh doanh của TH true milk và phân tích các chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 30 - 31)

Cuối năm 2017, TH True Milk đã tiến hành tham vấn các tổ chức tài chính để chuẩn bị cho kế hoạch IPO.

Bên cạnh nguồn vốn của các cổ đông, tập đoàn nhận được vốn vay từ ngân hàng BIDV và ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), chi nhánh Nghệ An và ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank).

TH Milk còn nhận được sự tư vấn đầu tư của ngân hàng Bắc Á, nơi bà Thái Hương là Tổng Giám đốc. Ngân hàng này từng là cổ đông, nắm giữ 7% cổ phần của công ty TH Food Milk theo báo cáo năm 2014.

Ngoài ra, TH Milk còn được hậu thuẫn từ Chính phủ Israel với gói đầu tư trị giá 100 triệu USD. Trong số 3 công ty vận hành mảng kinh doanh sữa, TH Milk Food có vốn điều lệ lớn nhất là 3.800 tỷ đồng, hai công ty còn lại có vốn điều lệ chỉ vài trăm tỷ.

Tại Nga, TH hiện đang thực hiện một tổ hợp sữa và nhiều dự án thực phẩm khác với tổng vốn 2,7 tỷ USD trong 10 năm, được chia làm 3 giai đoạn. Để huy động vốn cho các dự án tại Nga, tập đoàn TH đã ký thỏa thuận hợp tác với quỹ tài chính RDIF của Nga. Hai bên sẽ cùng đầu tư vào các dự án của tập đoàn tại Moscow và Kaluga với quy mô đầu tư khoảng 633 triệu USD.

Cơ cấu vốn còn phụ thuộc rất nhiều vào nợ vay. Cơ cấu vốn nợ vay khá cao khiến công ty chịu nhiều áp lực về lãi vay trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại.

TH True Milk phải gánh chịu khoản nợ khổng lồ. Cuối năm 2015, nợ phải trả của TH True Milk lên tới 8.152 tỷ đồng, cao gấp 3,6 lần vốn chủ sở hữu. Tới năm 2016, nợ phải trả vẫn cao gấp 3,2 lần so với vốn chủ sở hữu. Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2016, tổng nợ phải trả của TH True Milk dù giảm nhưng vẫn lên tới 7.621 tỷ đồng, chiếm tới 76,2% tổng nguồn vốn. Đặc biệt, lần lượt trong những năm 2014, 2015 và 2016, TH True Milk lần lượt phải rút hầu bao 590 tỷ đồng, 515 tỷ đồng và 564 tỷ đồng để trả nợ. Trong khi đó, lợi nhuận của các năm này chỉ là 27 tỷ đồng, 58 tỷ đồng và 130 tỷ đồng. Vài năm trước đó, TH True Milk thậm chí còn thua lỗ nặng nề như 2015 lỗ 421 tỷ đồng, năm 2016 lỗ 183 tỷ đồng.Khả năng thanh toán ngắn hạn

(Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn) của TH True Milk không thể đạt mức hoạt động tài chính “an toàn” khi: Trong các năm 2014, 2015 và 2016, chỉ số này của TH True Milk lần lượt đạt 0,6%, 0,45% và 0,64%...

Một phần của tài liệu Nhận dạng chiến lược kinh doanh của TH true milk và phân tích các chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 30 - 31)