GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Nghiên cứu hoàn thiện các vấn đề thuộc phạm trù phương pháp luận khoa học giáo dục, đảm bảo tiếp cận với xu thế phát triển mới mẻ, đa dạng của giáo dục và Giáo dục học: kế thừa những tư tưởng giáo dục tiến bộ, hội nhập với xu thế phát triển giáo dục của thế giới, mở rộng và nâng cao tầm bao quát của tư tưởng giáo dục, mở rộng hệ thống khái niệm giáo dục (đề cao tính nhân văn, tính quốc tế...)
2. Xác định đối tượng nghiên cứu của khoa học giáo dục nói chung và của Giáo dục học nói riêng.
Trước đây đối tượng nghiên cứu khoa học giáo dục là quá trình vận động và phát triển giáo dục trong các nhà trường công lập. Ngày nay cần bổ sung nghiên cứu quá trình giáo dục trong các loại hình nhà trường khác như bán công, dân lập, nội trú, bán trú... và các loại hình giáo dục từ xa, giáo dục thường xuyên, giáo dục tình thương...
3. Nghiên cứu hoàn thiện nội dung của Giáo dục học
- Nhiều phạm trù lý luận vốn có trở nên quá đơn giản không đáp ứng với thực tiễn phức tạp hiện nay, không bao hàm đầy đủ các nội dung khoa học mới, thành tựu lý luận mới của Giáo dục học như: mục đích giáo dục, giáo dục gia đình, giáo dục trẻ chưa ngoan, công nghệ giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân.
- Nhiều vấn đề lý luận trong Giáo dục học đại cương cũng như trọng Giáo dục học chuyên ngành cần được nghiên cứu tiếp tục.
4. Nghiên cứu vận dụng các phương tiện kỹ thuật mới trong dạy học, bổ sung và hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu Giáo dục học
Cần lưu ý áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, sử dụng những phương tiện kỹ thuật mới, phương pháp nghiên cứu mới để nâng cao chất lượng các công trình khoa học đồng thời đào tạo các nhà khoa học trẻ tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu hiện đại trên thế giới.
5. Nghiên cứu một số vấn đề nổi bật về lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện không ngừng hệ thống giáo dục quốc dân
Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò, vị trí, tác dụng của giáo dục trong giai đoạn mới. Xác định mối tương quan biện chứng giữa giáo dục với sự phát triển kinh tế xã hội. Phương thức tổ
văn hóa... Vấn đề giáo dục nhân cách con người – mối liên quan giữa các chuẩn mực, giá trị đang hình thành trong xã hội với những khuôn mẫu mà nhà trường đang giáo dục học sinh. Việc kết hợp giữa giáo dục văn hóa với giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề. Các định hướng ảnh hưởng lớn đến việc điều chỉnh, xây dựng lại cấu trúc của hệ thống giáo dục quốc dân để bảo đảm hiệu quả giáo dục, làm cho giáo dục thực sự gắn với quá trình kinh tế - xã hội năng động hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Võ Văn Nam, Nguyễn Thị Bích Hồng, Giáo trình Giáo dục học đại cương