Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân dòng bố mẹ tổ hợp ngô lai lá đứng vnua36 tại gia lâm, hà nội (Trang 40 - 43)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các trà gieo khác nhau đến sinh trưởng, phát triển, năng suất nhân dòng bố mẹ (D6, D3) ở vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân 2017

Công thức thời vụ thí nghiệm:

- Vụ Thu Đơng 2016: gieo với 3 trà: 2/8; 12/8; 22/8 ký hiệu T1,T2 và T3 - Vụ Xuân 2017: gieo với 3 trà: 15/1; 25/1; 5/2 ký hiệu T4, T5 và T6

+ Thiết kế thí nghiệm: thí nghiệm ngẫu nhiên theo khối, 3 lần nhắc lại trong một vụ với 2 vật liệu (dịng D6, D3) và 3 trà gieo. Tổng số ơ thí nghiệm là 18 ơ. Diện tích ơ thí nghiệm: 3m x 5m= 15m2. Mỗi ô gieo thành 4 hàng trên luống đơn dài 5 m. Khoảng cách trồng: hàng x hàng: 70 cm, khoảng cách cây x cây: 20 cm, tương ứng với mật độ 7,1 vạn cây/ha.

+ Cách ly trong nhân dòng bằng bao craff : Bao cách ly cờ và bắp tất cả các cây trước khi trỗ cờ phun râu.

+ Phân bón : 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 150 N + 90 P2O5+ 90 K2O cho 1 ha, trên loại đất phù sa không được bồi đắp và cho nhóm ngơ có thời gian sinh trưởng ngắn đến trung ngày.

+ Kỹ thuật làm đất, chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh: áp dụng theo QCVN 01-56:2011/BNNPTNT.

+ Kỹ thuật nhân dòng bố, mẹ bằng phương pháp sib hàng, hỗn phấn toàn bộ

số cây trên một hàng, thụ phấn cho các bắp ở hàng khác và ngược lại. Trồng dòng bố và dòng mẹ trong khu vực nhà lưới cách ly với khu ruộng sản xuất 500 m. Cách ly giữa các cây bằng bao cách ly và thực hiện thụ phấn cưỡng bức.

+ Khử cây lẫn, cây sâu bệnh ở 4 giai đoạn: cây con, xoẵn nõn, trỗ cờ và thu

hoạch bắp.

* Sơ đồ thí nghiệm thời vụ: Ngẫu nhiên các cơng thức thí nghiệm theo IRRISTAT5.0 ở phần phụ lục và áp dụng cho cả vụ Thu đơng 2016 và Xn 2017.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu mật độ và phân bón thích hợp cho nhân dịng bố, mẹ của tổ hợp lai VNUA36

Nghiên cứu xác định mức phân bón và mật độ trồng thích hợp cho nhân dòng bố mẹ đạt năng suất cao nhất được tiến hành trên đất phù sa sông Hồng không được bồi dắp hàng năm trong vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân 2017 tại khu thí nghiệm đồng ruộng, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện nông nghiệp Việt Nam. Ba cơng thức mật độ và phân bón như sau:

PB1: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh+ 150 kg N + 110 kg P2O5 + 110 kg K2O/ha PB2: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 160 kg N + 110kg P2O5 + 110 kg K2O/ha PB3: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 170 kg N + 110 kg P2O5 + 110 kg K2O/ha MĐ1: 50 x 20 cm (10 vạn cây/ha)

MĐ2: 60 x 20 cm (8,3 vạn cây/ha) MĐ3: 70 x 20 cm (7,1 vạn cây/ha)

Thời vụ gieo trồng: 19/09/2016 (Thu Đông 2016)

12/02/2017 (Xuân 2017)

Thí nghiệm bố trí ơ lớn ơ nhỏ (split-plot Design), ơ lớn là phân bón và ơ nhỏ là mật độ với 3 lần nhắc lại. Tổng số ơ thí nghiệm: 2 dòng x 3 lần lặp lại x 3 PB x 3MĐ = 54 ơ. Diện tích ơ phụ là 15m2, diện tích ơ chính là 45 m2. Tổng diện tích ơ thí nghiệm là 810 m2 (chưa kể rãnh và hàng bảo vệ). Nhân và duy trì dịng bố, mẹ được bằng phương pháp half-sib, hỗn phấn toàn bộ số cây trên một hàng, thụ phấn cho các bắp ở hàng khác và ngược lại, cách ly bằng bao craff (bao cờ và bao bắp).

Khử cây lẫn, cây khác dạng và cây sâu bệnh ở 4 giai đoạn: cây con, xoẵn nõn, trỗ cờ và thu hoạch bắp.

- Kỹ thuật chăm sóc áp dụng theo QCVN 01-56:2011/BNNPTNT. Sau khi trồng 5 – 7 ngày, kiểm tra, dặm tỉa kịp thời những cây khuyết. Khi ngơ có 3 – 5 lá tiến hành vun xới nhẹ, làm cỏ và bón thúc lần 1. Khi ngơ có 7 – 9 lá tiến hành

xới xáo, bón thúc lần 2 kết hợp vun cao chống đổ. Thường xuyên theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh để có biện pháp phịng trừ kịp thời. Tưới nước đảm bảo đất đủ ẩm.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:

D3 NL1 NL2 NL3 D6 NL1 NL2 NL3 P2M1 P3M1 P2M2 P2M1 P3M1 P2M2 P2M2 P3M3 P2M1 P2M2 P3M3 P2M1 P2M3 P3M2 P2M3 P2M3 P3M2 P2M3 P1M2 P1M2 P3M1 P1M2 P1M2 P3M1 P1M3 P1M3 P3M2 P1M3 P1M3 P3M2 P1M1 P1M1 P3M3 P1M1 P1M1 P3M3 P3M1 P2M3 P1M1 P3M1 P2M3 P1M1 P3M3 P2M2 P1M2 P3M3 P2M2 P1M2 P3M2 P2M1 P1M3 P3M2 P2M1 P1M3

Thí nghiệm 3: Đánh giá con lai F1 kiểm nghiệm chất lượng hạt nhân dòng

Thí nghiệm đánh giá con lai F1 nhằm kiểm tra chất lượng nhân dòng của các biện pháp kỹ thuật nhân dịng. Thí nghiệm gồm tổ hợp VNUA36 (G2) và một giống ngô lai đối chứng LVN14 (G1) với 5 mật độ; được bố trí theo kiểu ơ lớn ô nhỏ (split- plot desing), ô lớn là giống, ô nhỏ là mật độ. Thí nghiệm 3 lần lặp lại, diện tích ơ thí nghiệm 14 m².

Lượng phân bón sử dụng: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 100N + 70P2O5 + 90K2O Kg/ha.

Công thức mật độ gồm:

M1: Khoảng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm tương ứng = 57.000 cây M2 : Khoảng cách hàng 60cm, cây cách cây 25 cm tương ứng =66.000 cây M3 : Khoảng cách hàng 70cm, cây cách cây 20 cm tương ứng =71.000 cây M4 : Khoảng cách hàng 60cm, cây cách cây 20 cm tương ứng =83.000 cây M5 : Khoảng cách hàng 60cm, cây cách cây 15 cm tương ứng =110.000 cây.

Sơ đồ thí nghiệm: NL1 NL2 NL3 G2M1 G1M3 G2M5 G2M2 G1M1 G2M1 G2M4 G1M4 G2M4 G2M5 G1M2 G2M3 G2M3 G1M5 G2M2 G1M2 G2M3 G1M3 G1M3 G2M4 G1M5 G1M5 G2M2 G1M4 G1M1 G2M1 G1M2 G1M4 G2M5 G1M1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân dòng bố mẹ tổ hợp ngô lai lá đứng vnua36 tại gia lâm, hà nội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)