4. Ý nghĩa của luận văn
1.3.3. Các hình thức liên kết sản xuất
Hình thức cấu trúc tổ chức liên kết kinh tế là sự kết hợp những chủ thể kinh tế tham gia vào liên kết. Nó chỉ ra “người chơi” trong thể chế liên kết và mối quan hệ giữa họ. Trong kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân “người chơi” chính là doanh nghiệp với nông dân.
* Tập trung trực tiếp
Đây là hình thức cơ bản, điển hình, chặt chẽ nhất trong các hình thức cấu trúc nông nghiệp hợp đồng. Theo đó, doanh nghiệp trực tiếp ký kết hợp đồng với từng hộ nông dân không qua bất kỳ trung gian nào, nhằm giảm chi phí giao dịch, ổn định các nguồn cung cấp nguyên liệu, tăng khả năng quản lý kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên thách thức của nó là doanh nghiệp phải đối diện với hàng ngàn, hàng vạn nông hộ nhỏ là đối tác trực tiếp, nên chi phí quản lý vùng nguyên liệu cao, trách nhiệm xã hội lớn, việc thương thảo hợp đồng với nông dân khó thực thi nên thiên về áp đặt một chiều.
* Đa thành phần (đa chủ thể)
Hình thức đa chủ thể chính là mô hình liên kết 4 nhà: Nhà nước – nhà nông – nhà khoa học và doanh nghiệp. Trong hình thức đa chủ thể, vai trò của doanh nghiệp và nông dân là quan trọng nhất. Thách thức lớn nhất của hình thức này là sự phức tạp trong việc phối hợp hành động và khó có khả năng duy trì lâu dài của liên kết.
* Hạt nhân trung tâm (Trang trại hạt nhân)
Trang trại hạt nhân tương tự như hình thức tập trung nhưng bên mua sản phẩm là doanh nghiệp nắm quyền sở hữu đất đai chuồng trại, vườn cây. Bên bán sản phẩm là nông dân phụ thuộc chỉ thực hiện hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm và bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp.
Hình thức hợp đồng trong trường hợp này thường là hình thức gia công hoặc hợp tác kinh doanh, phân chia sản phẩm hoặc khoán sản phẩm cho hộ gia đình.
Thách thức của hình thức này là bị giới hạn quy mô thực hiện bởi đất đai và phạm vi vùng lân cận.
* Trung gian.
Trung gian là hình thức doanh nghiệp ký hợp đồng mua sản phẩm của nông dân thông qua các đầu mối trung gian như: Hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm nông dân, người đại diện cho một số hộ nông dân hoặc một doanh nghiệp khác.
Vấn đề trung gian là ai thì người đó phải phục tùng chính sách kinh tế của doanh nghiệp, chỉ có thể là đại lý ủy thác của doanh nghiệp để ký lại hợp đồng với nông dân và không có quyền tụ chủ. Về phương diện quản trị hợp đồng phải do doanh nghiệp quản lý chỉ đạo chung. Mọi hình thức trung gian mà theo đó chỉ đi mua gom nông sản về để bán lại cho doanh nghiệp thực chất đó chỉ là trung gian trong cơ chế thị trường.
* Phi chính thức.
Phi chính thức là hợp đồng miệng giữa nông dân với doanh nghiệp. Hình thức này thường chỉ áp dụng trong cùng cộng đồng, sản xuất ở quy mô nhỏ. Mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp là mối quan hệ thân tình, láng giềng rất chặt chẽ nên hợp đồng mua bán được đảm bảo.
Đây là hình thức liên kết giữa các cơ sở chế biến thủ công, chế biến thủ công quy mô nhỏ với nông dân nuôi trồng nguyên liệu xung quanh.