Lễ trưởng thành

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận - chương 3 pot (Trang 25 - 26)

III. Những lễ thức trong giai đoạn trưởng thành

1. Lễ trưởng thành

Lễ trưởng thành là lễ đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời đứa trẻ. Các tôn giáo có lễ trưởng thành nhằm đánh dấu mốc thành niên con người, trở thành một tín đồ tôn giáo. Trong giáo lý Bàlamôn có các lễ đeo dây thiêng (Upanayana) cho các cậu con trai thuộc những đẳng cấp cao khi mới 10 đến 12 tuổi. Nhưng người Chăm Ahiêr không có lễ thức trưởng thành theo đúng nghĩa là cái mốc để đứa trẻ đó nhập đạo thành tín đồ Bàlamôn. Chúng tôi đã gặp các vị cả sư để tìm hiểu về lễ trưởng thành, lễ thượng thọ nhưng đều được trả lời là họ chưa bao giờ làm những lễ ấy cả. Các vị còn cho biết, lễ trưởng thành cho con trai, con gái thì chỉ có ở bên

đạo Bàni. Ở một số vùng Chăm còn duy trì lễ cúng gà khi đứa trẻ 15 tuổi, thần được cầu cúng là Pô ău lóa 15 thun ngap bal hwak manuk ka Po Aw lwah. Đây là một lễ thức ảnh hưởng từ người Chăm Bàni. Đối với những đứa trẻ đã làm lễ tra còng bán khoán cho ông thầy, khi đến 18 tuổi phải làm lễ tháo còng Tauh kaong. Nếu không làm lễ này, đứa trẻ vẫn mang nợ, người Chăm gọi là Thrraiy Kađaung

tawak, có nghĩa là “nợ vướng còng mang” (xem ảnh 1, tr).

Cũng như chúng tôi đã trình bày ở chương I, các vị chức sắc Bàlamôn ở người Chăm chủ yếu là làm chủ lễ nghi lễ tang ma, lễ nhập kút và các nghi lễ cúng thần linh trên tháp, hầu như không làm chủ lễ cho con người khi đang còn sống như sinh đẻ, trưởng thành và cưới xin. Đây rõ ràng là một dị biệt đối với giáo lý Bàlamôn mà chúng tôi sẽ so sánh, phân tích ở chương sau.

Mặc dù không coi trọng các lễ thức tiền hôn nhân, người Chăm Ahiêr lại đặc biệt chú ý tới các nghi lễ liên quan tới hôn nhân. Khi cô gái hay chàng trai sắp sửa lập gia đình, cha mẹ phải đến trình với người trưởng tộc. Bà trưởng tộc (Planla; akauk

gơp - trưởng tộc hay chủ họ) làm một lễ nhỏ gồm trầu, cau, rượu, nến sáp cúng tổ

tiên (On prauh) để hạ chiet atơw của dòng họ xuống, báo cho tổ tiên biết trong dòng họ đã có người trưởng thành. Đến khi dựng vợ gả chồng cũng phải làm nghi thức như vậy.

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận - chương 3 pot (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)