Đánh giá chất lượng nguồn nước đầu vào 29

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí và đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng (Trang 39 - 58)

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2 

3.1.2. Đánh giá chất lượng nguồn nước đầu vào 29

a, Nguồn nước mặt

Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước hồ Yên Lập

Đối với nguồn nước mặt hồ Yên Lập thì chất lượng nước có thể thay đổi và dựa trên những thay đổi của khí hậu, cũng như những quy chế quản lý và vận hành cống thuỷ lợi trong hệ thống tưới của hồ. Chất lượng nước cũng phụ thuộc vào các hoạt động của dân cư sinh sống trong lưu vực hồ Yên Lập và kênh N2. Kết quả khảo sát chất lượng nước hồ Yên Lập vào tháng 8 năm 2013 và tháng 12 năm 2013 thể hiện trong bảng 3-5.

30

Bảng 3- 5: Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước hồ Yên Lập

Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT Đợt 1- T8/2013 Đợt 2 - T12/2013 TT Thông số Đơn vị A1 A2 NM4 NM5 NM4 NM5 1 Nhiệt độ 0C - - 26,6 27,5 21,8 22,0 2 pH - 6-8,5 6-8,5 7,5 7,2 6,8 6,7 3 DO mg/l ≥6 ≥5 6,6 5,9 6,0 6,0 4 Độđục mg/l - - 10,6 12 9,4 10,5 5 TSS mg/l 20 30 15 17 11 12 6 BOD mg/l 4 6 6,8 10,1 6,9 11,6 7 COD mg/l 10 15 10,4 15,1 9,8 12,3 8 NH4+ mg/l 0,1 0,2 0,588 0,63 0,464 0,485 9 PO43- mg/l 0,1 0,2 0,293 0,305 0,309 0,329 10 Coliform MPN/100ml 2500 5000 16 30 20 30 Ghi chú:

- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- Cột A1: Nước mặt sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác

- Cột A2: Nước mặt sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp.

Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước mặt sông Vàng Danh

Nước sông Vàng Danh cũng thay đổi đặc tính chất lượng theo mùa: vào mùa mưa lũ, chất lượng nước bẩn hơn so với mùa khô. Kết quả khảo sát chất lượng nước sông Vàng Danh vào tháng 8 năm 2013 và tháng 12 năm 2013 thể hiện trong bảng 3-6.

31

Bảng 3- 6: Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước sông Vàng Danh

Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT Đợt 1- T8/2013 Đợt 2 - T12/2013 TT Thông số Đơn vị A1 A2 NM1 NM2 NM3 NM1 NM2 NM 3 1 Nhiệt độ 0C - - 27,3 26,8 27,0 20,9 20,4 21,6 2 pH - 6-8,5 6-8,5 6,4 6,3 6,4 6,2 6,2 6,6 3 DO mg/l ≥6 ≥5 6,0 6,9 6,5 5,9 6,1 5,9 4 Độđục mg/l - - 9 10 37 5 4 14,2 5 TSS mg/l 20 30 7 12 66 4 5 42 6 BOD mg/l 4 6 4,7 4,4 15,8 4,1 4,1 12,7 7 COD mg/l 10 15 5,3 7,6 27,8 4,7 6,2 21,4 8 NH4+ mg/l 0,1 0,2 0,05 6 0,09 8 1,02 2 0,04 9 0,08 4 1,24 7 9 PO43- mg/l 0,1 0,2 0,02 5 0,01 7 0,40 2 0,02 9 0,04 1 0,51 4 10 Coliform MPN/100ml 2500 5000 3 6 2700 2 2 130 Ghi chú:

- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- Cột A1: Nước mặt sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác

- Cột A2: Nước mặt sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp

 Đánh giá chất lượng nước mặt hồ Yên Lập và sông Vàng Danh

Từ kết quả phân tích các thông số chất lượng nguồn nước hồ Yên Lập và sông Vàng Danh ở trên, tiến hành lập các biểu đồ so sánh, đánh giá từng thông số chất lượng và tiến hành tính toán chỉ số WQI theo Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tính toán chỉ số chất lượng nước ban hành kèm quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01/7/2011

32

của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. Kết quả cụ thể thể hiện trong các biểu đồ 3-2 đến biểu đồ 3-22, cụ thể như sau:

Nhiệt độ:

Biều đồ 3- 2: Nhiệt độ nước sông Vàng Danh, hồ Yên Lập

Nhiệt độ nguồn nước mặt đầu vào của hệ thống nước cấp tập trung thành phố Uông Bí có sự dao động không đáng kể giữa các nguồn cấp nước nhưng dao động khá lớn giữa 2 đợt trong năm, kết quả khảo sát cho thấy nhiệt độ nguồn nước mặt có sự thay đổi nhiều giữa mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ nước giảm vào mùa khô và tăng vào mùa mưa.

pH:

33

Giá trị pH của nguồn nước sông Vàng Danh thấp hơn hẳn so với giá trị pH của nguồn nước hồ Yên Lập. Giá trị pH của nguồn nước sông Vàng Danh khá ổn định và không có sự dao động đáng kể giữa các thời điểm lấy mẫu trong năm, cho thấy độ pH của nguồn nước sông Vàng Danh gần như không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, không phụ thuộc theo mùa. Tuy nhiên, giá trị pH lại có sự thay đổi, tuy không lớn giữa thượng nguồn và vị trí trung nguồn – nơi cấp nước đầu vào cho nhà máy xử lý nước Vàng Danh. Giá trị pH của nguồn nước hồ Yên Lập dao động tương đối giữa các đợt lấy mẫu, điều đó cho thấy pH của nguồn nước hồ Yên Lập phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thay đổi theo mùa. Sự giao động giá trị pH khá đồng đều giữa điểm lấy mẫu gần nguồn cấp và điểm lấy mẫu xa nguồn cấp, cũng như giữa mùa mưa và mùa khô.

DO:

Biều đồ 3- 4: Giá trị DO của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập

Hàm lượng ôxi hòa tan trong nguồn nước sông Vàng Danh có sự dao động lớn giữa các điểm khu vực đầu nguồn với khu vực đập Lán Tháp (nơi cấp nước cho nhà máy xử lý nước Vàng Danh) và giữa mùa khô với mùa mưa: Tại khu vực đầu nguồn sông Vàng Danh hàm lượng ôxi hòa tan trong nước cao hơn hẳn tại khu vực đập Lán Tháp. Qua đó, nhận thấy có sự giảm về hàm lượng ô xi hòa tan trong nước của sông Vàng Danh theo dòng chảy xuôi về phía hạ nguồn và hàm lượng ôxi hòa tan trong nước sông Vàng Danh giảm vào mùa khô. Hàm lượng ôxi hòa tan trong nguồn nước hồ Yên Lập

34

lại có sự dao động ngược hẳn so với nguồn nước sông Vàng Danh, vào mùa khô hàm lượng ôxi hòa tan tăng, vào mùa mưa hàm lượng ôxi hòa tan giảm.

BOD:

Biều đồ 3- 5: Giá trị BOD của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập

Hàm lượng BOD trong nước sông Vàng Danh tại các vị trí đầu nguồn thấp, không có sự thay đổi nhiều giữa các mùa trong năm. Tuy nhiên, hàm lượng BOD của nguồn nước sông Vàng Danh tại vị trí cấp nước đầu vào của hệ thống xử lý nước cấp tập trung cao hơn hẳn so với vị trí đầu nguồn, có sự thay đổi rõ rệt về giá trị giữa mùa mưa và mùa khô. Qua đó cho thấy sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước sông Vàng Danh xuôi về phía hạ nguồn là tương đối lớn. Đối với nguồn nước hồ Yên Lập, hàm lượng BOD trong nước tại vị trí xa nguồn cấp của hồ cao hơn so với vị trí gần nguồn cấp của hồ. Theo mùa thì hàm lượng BOD trong nước xa nguồn có xu hướng tăng, trong khi hàm lượng BOD trong nước tại vị trí gần nguồn không có sự thay đổi lớn.

35  COD:

Biều đồ 3- 6: Giá trị COD của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập

Hàm lượng COD trong nước tại các vị trí đầu nguồn sông Vàng Danh nhỏ và tương đối ổn định theo mùa. Về phía hạ nguồn sông, tại vị trí đập Lán Tháp hàm lượng COD trong nước sông cao hơn hơn và không ổn định giá trị theo mùa: giá trị cao vào mùa mưa và thấp vào mùa khô. Hàm lượng COD trong nguồn nước hồ Yên Lập có xu hướng tăng theo chiều vận chuyển nước đầu vào trên hệ thống kênh dẫn và dao động theo mùa: giá trị COD trong nước mặt hồ Yên Lập, tại công trình thu của nhà máy nước Đồng Mây vào mùa mưa cao hơn mùa khô.

N-NH4+:

36

Hàm lượng amoni trong nước sông Vàng Danh có sự dao động lớn giữa nước đầu nguồn và hạ nguồn. Hàm lượng amoni trong nước mặt suối Uông Thượng Tây, suối Uông Thượng Đông, thượng nguồn sông Vàng Danh thấp và sự biến đổi theo mùa rất nhỏ. Trong khi đó, hàm lượng amoni trong nước mặt sông Vàng Danh - tại khu vực đập Lán Tháp tương đối cao và dao động khác biệt theo mùa. Hàm lượng amoni trong nước hồ Yên Lập đầu nguồn cao hơn so với nước đầu nguồn sông Vàng Danh. Tuy nhiên, nước cấp đầu vào hệ thống nước cấp tập trung lấy từ nguồn sông Vàng Danh lại có hàm lượng amoni cao hơn hẳn nước cấp đầu vào lấy từ nguồn hồ Yên Lập.

P-PO43-:

Biều đồ 3- 8: Giá trị photphat của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập

Hàm lượng photphat trong nguồn nước sông Vàng Danh – phía thượng nguồn rất thấp, giá trị trung bình theo năm dao động từ 0,027 ÷ 0,029 mg/l. Hàm lượng photphat trong nguồn nước hồ Yên Lập- tại đầu nguồn cấp cao gấp 10 lần so với nước đầu nguồn sông Vàng Danh. Mặc dù vậy nhưng hàm lượng photphat của nước đầu vào hệ thống nước cấp tập trung thành phố Uông Bí lấy từ nguồn nước hồ Yên Lập thấp hơn so với lấy từ nguồn nước sông Vàng Danh.

37  TSS:

Biều đồ 3- 9: Hàm lượng TSS của nước mặt sông Vàng Danh, hồ Yên Lập

Hàm lượng các chất rắn lơ lửng trong nước cấp đầu vào lấy từ nguồn nước sông Vàng Danh khá cao và cao gấp 3,7 lần hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cấp đầu vào lấy từ nguồn nước hồ Yên Lập.

Độđục

Biều đồ 3- 10: Giá trịđộđục của nước mặt sông Vàng Danh, hồ Yên Lập

Độđục của nước sông Vàng Danh và hồ Yên Lập đều thay đổi theo các mùa khác nhau. Vào mùa mưa, độ đục của hai nguồn nước trên đều gia tăng. Tuy nhiên, nguồn

38

nước sông Vàng Danh tăng mạnh, so với mùa khô thì độ đục của nước sông Vàng Danh vào mùa mưa tăng hơn 2 lần, trong khi đó độđục nước hồ Yên Lập tăng nhẹ.  Coliform:

Biều đồ 3- 11: Hàm lượng coliform trong nước mặt sông Vàng Danh, hồ Yên Lập

Dựa trên các giá trị quan trắc đã đo tính toán được chỉ số chất lượng nước WQI đối với các thông số chất lượng cho các điểm quan trắc nguồn nước sông Vàng Danh và hồ Yên Lập như trong các bảng 3-7, 3-8, 3-9, 3-10 và biểu đồ 3-12.

39

Bảng 3- 7: Bảng tính chỉ số WQI của sông Vành Danh – Đợt tháng 8/2013

Địa điểm

quan trắc WQIDO WQIBOD WQICOD WQIN-NH4 WQIP-PO4WQITSSWQI Độđục WQI coliform WQI pH WQI

NM1 79 92 100 100 100 100 93 100 100 97 NM2 99 96 100 100 100 100 92 100 100 98

NM3 90 48 54 25 37 42 46 100 100 61

Bảng 3- 8: Bảng tính chỉ số WQI của hồ Yên Lập – Đợt tháng 8/2013

Địa điểm

quan trắc WQIDO WQIBOD WQICOD WQIN-NH4 WQIP-PO4WQITSSWQI Độđục WQI coliform WQI pH WQI

NM4 91 73 98 46 52 100 91 100 100 88 NM5 76 64 75 44 49 100 88 100 100 83

40

Bảng 3- 9: Bảng tính chỉ số WQI của sông Vành Danh – Đợt tháng 12/2013

Địa điểm

quan trắc WQIDO WQIBOD WQICOD WQIN-NH4 WQIP-PO4WQITSSWQI Độđục WQI coliform WQI pH WQI

NM1 66 98 100 100 100 100 100 100 100 98 NM2 68 99 100 100 100 100 100 100 100 98

NM3 67 56 32 24 25 60 85 100 100 67

Bảng 3- 10: Bảng tính chỉ số WQI của hồ Yên Lập – Đợt tháng 12/2013

Địa điểm

quan trắc WQIDO WQIBOD WQICOD WQIN-NH4 WQIP-PO4WQITSSWQI Độđục WQI coliform WQI pH WQI

NM4 69 72 64 53 49 100 93 100 100 84 NM5 69 60 58 51 46 100 91 100 100 81

41

Biều đồ 3- 12: Thang điểm WQI của nước sông Vàng Danh, hồ Yên Lập

Đánh giá chung nguồn nước mặt:

Chỉ số WQI được sử dụng đểđánh giá định lượng về chất lượng nước và khả năng sử

dụng của nguồn nước đó cho từng mục đích sử dụng. Từ kết quá đánh giá từng thông số và tính toán chỉ số WQI của nguồn nước mặt sông Vàng Danh và hồ Yên Lập cho thấy:

- Chất lượng nước sông Vàng Danh ở đầu nguồn có chất lượng rất tốt và dùng trực tiếp cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Chất lượng nước sông Vàng Danh – tại khu vực đập Lán Tháp, hiện đang là nguồn cung cấp nước đầu vào cho nhà máy nước Vàng Danh, nhà máy xử lý nước cấp sinh hoạt tập trung của thành phố Uông Bí chỉở mức độ trung bình và đang có dấu hiệu ô nhiễm, chất lượng nước không đảm bảo để sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, chỉ phù hợp sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác. - Chất lượng nguồn nước đầu vào của nhà máy nước Đồng Mây là nước hồ Yên Lập

có chất lượng tốt, sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần có biện pháp xử lý phù hợp.

b, Nước ngầm các giếng khoan

42

Đối với nước ngầm: Nhìn chung, nguồn nước ngầm tại các lỗ khoan – nguồn cấp nước

đầu vào của hệ thống cấp nước tập trung thành phố Uông Bí có độ khoáng hóa thấp, nước thuộc loại siêu nhạt đến nhạt, loại hình hóa học của nước chủ yếu là : bicacbonat – clorur – calci . Kết quả khảo sát chất lượng nước ngầm các lỗ khoan 462, 462A, 458 vào tháng 8 năm 2013 và tháng 12 năm 2013 thể hiện trong bảng 3-11.

Bảng 3- 11: Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước ngầm các lỗ khoan 462, 462A, 458 Kết quả Đợt1 - Tháng 8/2013 Đợt 2 - Tháng 12/2013 T T Thông số Đơn vị QCVN 09:2008/BTNMT NN1 NN2 NN3 NN1 NN2 NN3 1 pH - 5,5-8,5 5,68 6,23 5,87 5,41 6,08 6,02 2 Độ cứng mg/l 500 3,36 4,26 3,84 4,65 4,02 4,16 3 TS mg/l 1500 15 17 14 28 11 22 4 COD mg/l 4 7,2 8,4 7,7 6,7 10,5 6,24 5 NH4+ mg/l 0,1 0,015 0,13 0,081 0,017 0,095 0,056 6 NO3- mg/l 15 2,3 4,18 2,1 2,18 3,61 2,53 7 As mg/l 0,05 0,0038 0,0024 0,0031 0,0027 0,0021 0,0035 8 Hg mg/l 0,001 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 9 Pb mg/l 0,01 0,0104 0,0088 0,0126 0,0122 0,0095 0,0144 10 Cd mg/l 0,005 <0,0007 <0,0007 <0,0007 <0,0007 <0,0007 <0,0007 11 Fe mg/l 5 0,0301 0,0142 0,0288 0,0413 0,0264 0,0311 12 Coliform MPN/ 100ml 3 0 0 0 0 0 0 Ghi chú:

43

Đánh giá chất lượng nước ngầm các giếng khoan

Theo kết quả quan trắc chất lượng nước hàng năm từ 2006-2011 cho thấy chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang có chiều hướng suy giảm, nhất là những khu vực hoạt động khai thác than mạnh mẽ như Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả. [13]

Từ kết quả khảo sát chất lượng nước ngầm các lỗ khoan 458, 462, 462A, biểu diễn kết quả khảo sát các thông số chất lượng nước ngầm bằng các biểu đồ từ biểu đồ 3-13 đến biểu đồ 3-21, ta có thểđánh giá chất lượng nguồn nước ngầm – một nguồn cung cấp nước

đầu vào hệ thống nước cấp tập trung thành phố Uông Bí theo cụ thể như sau:

pH:

Biều đồ 3- 13: Giá trị pH của nước ngầm các lỗ khoan 458, 462, 462A

Nước ngầm tại các lỗ khoan có độ pH thấp, giá trị pH biến động theo vị trí lỗ khoan và theo mùa không đáng kể. Giá trị pH đo được tại các lỗ khoan đều nằm trong giới hạn cho

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí và đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng (Trang 39 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)