Chất lượng nước đầu ra 54

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí và đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng (Trang 64)

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2 

3.1.6. Chất lượng nước đầu ra 54

a, Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước đầu ra

Nước đầu ra của hệ thống cấp nước tập trung của thành phố Uông Bí là nước đã qua xử lý của các trạm cấp nước Vàng Danh, trạm cấp nước Đồng Mây. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu chất lượng nước cấp đầu ra tại các trạm xử lý vào đợt tháng 8/2013 và tháng 12/2013 được thể hiện trong bảng 3-12.

55

Bảng 3- 12: Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước cấp đầu ra

Kết quả Đợt 1- Tháng 8/2013 Đợt 2- Tháng 12/2013 TT Thông số Đơn vị QCVN 02:2009/BYT NCSH1 NCSH2 NCSH1 NCSH2 1 pH - 6,0-8,5 6,9 7,2 6,8 7,0 2 Mầu sắc TCU 15 10 6 8 4

3 Mùi vị - Không có mùi lạ có mùi lạ có mùi lạ có mùi lạ có mùi lạ

4 Độđục NTU 5 6,8 3,3 6 3 5 Độ cứng mg/l 350 13,4 4,86 14,2 5,26 6 Clo dư mg/l 0,3-0,5 0,633 0,404 0,568 0,487 7 Chỉ số Pecmanganat (Độ ô xi hóa) mg/l 4 5,4 2,7 4,1 3,3 8 NH4+ mg/l 3 0,084 0,031 0,059 0,046 9 As mg/l 0,01 <0,0003 <0,0003 <0,0003 <0,0003 10 Fe mg/l 0,5 0,4517 0,0137 0,3125 0,0109 11 E.coli VK/100ml 0 0 0 0 0 12 Coliform VK/100ml 50 3 0 4 0 Ghi chú:

- QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước cấp sinh hoạt

- “kpht”: không phát hiện thấy.

Chất lượng nước cấp đầu ra được đánh giá thông qua các thông số chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc giá về chất lượng nước sinh hoạt. So sánh các giá trị mẫu nghiên cứu với giá trị giới hạn của quy chuẩn kỹ thuật thể hiện qua các biểu đồ 3-22 đến biểu đồ 3-29, cụ thể như sau:

56

Biều đồ 3- 22: Giá trị pH của nước cấp đầu ra

Giá trị pH của nước cấp đầu ra của hai nhà máy xử lý nước : Vàng Danh và Đồng Mây khá tương đồng, ổn đinh theo mùa, không có nhà máy nào có giá trị pH vượt giới hạn chất lượng nước sinh hoạt theo quy định của Bộ Y tế.

Biều đồ 3- 23: Độ màu của nước cấp đầu ra

Độ màu của nguồn nước cấp đầu ra có sự dao động về giá trị và khác nhau giữa các thời điểm trong năm, cũng như giữa các nhà máy xử lý nước. Nước cấp đầu ra nhà máy xử lý nước Vàng Danh có độ màu cao hơn so với nước cấp đầu ra nhà máy xử lý nước Đồng Mây. Tuy nhiên, so với giá trị giới hạn chất lượng thì màu sắc của nước sau xử lý tại cả hai nhà máy đều đạt yêu cầu theo QCVN 02:2009/BYT.

77 TT Tên giải pháp Đánh giá - Chủ trương quản lý nghành cấp nước của tỉnh Quảng Ninh - Phương án cổ phần hóa và quản lý tổ chức của Công ty cổ phần cấp nước Quảng Ninh

- Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

78

3.3.2 Lựa chọn giải pháp

Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá các Điểm mạnh (Strengths) – Điểm yếu (Weaknesses) – Cơ hội (Opportunities) – Thách thức (Threats) của từng giải pháp đề xuất nhận thấy các giải pháp thuộc nhóm giải phát kỹ thuật có nhiều điểm mạnh, cơ hội hơn sơ với các giải pháp quản lý đề xuất. Tuy nhiên, thách thức đối với từng giải pháp kỹ thuật hay quản lý đề xuất là gần tương đương nhau. Do vậy, lựa chọn các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nguồn nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí như sau:

1: Thay thế nguồn nước Vàng Danh bị ô nhiễm bằng nguồn nước suối Mười Hai Khe. 2: Xây dựng đập dâng Mười Hai Khe

3: Xây dựng nhà máy nước Mười Hai Khe 4: Nâng cấp và cải tạo nhà máy nước Đồng Mây

5: Bảo vệ nguồn nước cấp đầu vào bằng việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải xả vào lưu vực nguồn nước cấp đầu vào cho hệ thống cấp nước tập trung. Xây dựng các mô hình sản xuất sạch hơn đối với cơ sở sản xuất nằm trong lưu vực của nguồn nước

6: Tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nước đầu vào, đầu ra 7: Xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn cho nhà máy nước Đồng Mây.

8: Tiến hành các dự án điều tra cơ bản và hệ thống chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm và nước cấp sinh hoạt của toàn thành phố.

9: Xây dựng các quy hoạch cấp nước của thành phố Uông Bí. 10: Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý đồng bộ từ trên xuống dưới.

79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đề tài “Đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí và đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng” là một đề tài khoa học vềđiều tra, khảo sát, nghiên cứu và đánh giá hiện trạng chất lượng nước cấp tập trung thành phố Uông Bí, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng nước. Kết quả của đề tài được khái quát như sau:

- Hệ thống nước cấp tập trung của thành phố sử dụng 3 nguồn nước đầu vào là nước sông Vành Danh (lấy tại đập Lán Tháp), nước ngầm các lỗ khoan 458, 462 và 462A, nước mặt hồ Yên Lập (thông qua kênh dẫn N1). Chất lượng nguồn nước từ sông Vàng Danh không đạt yêu cầu đối với nguồn nước cấp sinh hoạt, chỉ có chất lượng nước ngầm các lỗ khoan và nước hồ Yên Lập đạt yêu cầu cho cấp nước sinh hoạt.

- Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước đầu vào của hệ thống là hoạt động khai thác than và dân sinh tại lưu vực nước, trong đó nước sông Vàng Danh đã chịu tác động mạnh mẽ và lâu dài bởi các yếu tố trên, còn nước hồ Yên Lập mới bước đầu chịu tác động bởi hoạt động khai thác than.

- Nước cấp đầu ra của nhà máy nước Vàng Danh có chất lượng kém hơn so với nước cấp đầu ra của nhà máy nước Đồng Mây. Đồng thời chất lượng nước cấp đầu ra của nhà máy Vàng Danh hiện chưa đảm bảo chất lượng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

- Thành phố Uông Bí có 2 nhà máy xử lý nước cấp là nhà máy nước Vàng Danh và nhà máy nước Đồng Mây. Hệ thống phân phối gồm 3 cấp đường ống, trong đó đường ống cấp 1 có tổng chiều dài 33444m, đường ống cấp 2 có tổng chiều dài 30065m, đường ống cấp 3 có tổng chiều dài là 156333m.

- Hệ thống nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí quản lý theo mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành do Xí nghiệp nước Uông Bí quản lý toàn bộ.

80

- Lựa chọn 10 giải pháp cụ thể để thực hiện nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng nguồn nước cấp trung trung của thành phố Uông Bí, trong đó có 8 giải pháp kỹ thuật và 2 giải pháp quản lý, bao gồm:

1: Thay thế nguồn nước Vàng Danh bị ô nhiễm bằng nguồn nước suối Mười Hai Khe. 2: Xây dựng đập dâng Mười Hai Khe

3: Xây dựng nhà máy nước Mười Hai Khe 4: Nâng cấp và cải tạo nhà máy nước Đồng Mây

5: Bảo vệ nguồn nước cấp đầu vào bằng việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải xả vào lưu vực nguồn nước cấp đầu vào cho hệ thống cấp nước tập trung. Xây dựng các mô hình sản xuất sạch hơn đối với cơ sở sản xuất nằm trong lưu vực của nguồn nước

6: Tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nước đầu vào, đầu ra 7: Xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn cho nhà máy nước Đồng Mây.

8: Tiến hành các dự án điều tra cơ bản và hệ thống chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm và nước cấp sinh hoạt của toàn thành phố.

9: Xây dựng các quy hoạch cấp nước của thành phố Uông Bí. 10: Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý đồng bộ từ trên xuống dưới.

2. Kiến nghị:

Trên cơ sở kết quả của đề tài nghiên cứu có thểđề xuất các đề tài nghiên cứu cụ thể và sâu hơn nhằm nâng cao tính khả thi và thực hiện hiệu quả các biện pháp đảm bảo chất lượng nước cấp tập trung phục vụ cho sinh hoạt của người dân toàn thành phố như sau:

- Nghiên cứu, đánh giá chất lượng và trữ lượng nguồn nước mặt suối Mười Hai Khe - Nghiên cứu khả năng tiếp nhận nguồn thải của hệ thống sông, hồ dùng cho

mục đích cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Uông Bí.

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2008), Xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

2. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ (2004), Chất lượng nước sông hồ và bảo vệ môi trường nước, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Phạm Văn Nhị (2013), Sử dụng chỉ số WQI để đánh giá chất lượng nước sông Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT).

5. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

chất lượng nước ngầm (QCVN 09:2008/BTNMT)

6. Bộ Y tế (2009), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BTNMT)

7. Bộ Y tế (2011), Báo cáo chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ

sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011-2015

8. Cục quản lý môi trường Y tế (2011), Báo cáo đánh giá nghành nước sạch và vệ sinh môi trường quốc gia lần thứ nhất ở Việt Nam.

9. Công ty thi công cấp nước Quảng Ninh (2010),Đề án khai thác nước dưới

đất tại khu 7, phương Vàng Danh, thành phố Uông Bí.

10. Tổng cục môi trường (2011), Ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số

chất lượng nước tại Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 1 tháng 7 năm 2011

11. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2010), Quy hoạch cấp nước các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

12. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020 và định hướng đến năm 2030

82

13. Uỷ ban nhân dân thành phố Uông Bí (2012), Báo cáo Quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế xã hội thành phố Uông Bí thời kỳ 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030

Tài liệu tiếng Anh

14. Daniel D. Chiras (1991)- Environmental Science

15. Kala Vairavamoorthy, Sunil D. Gorantiwar, Assela Pathirana (2008),

Managing urban water supplies in developing countries – Climate change and water scarcity scenarios.

16. Hinrichsen, Salem, Blackburn (2002), Meetinh the urban Challenge, Population report, Serial M, No. 16, Baltimor, The Jonhs Hopkins Bloomberg School of Public Health, Population Information Program.

17. UNICEF (2006), Multiple Indicator Cluster Survey.

18. UNESCO (2003), Water for people water for life, the United Nation World Development Report, United Nation Educational, Scienetific and Cultural Organisation, New York, USA.

19. United Nation (2006), The Millenium Developmenr Goals Report 2006, New York.

20. Singh (2000), Tapping traditional systems of resource managament Habitat Debate, UNCHS 6(3).

83

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Sơđồ mạng điểm quan trắc

Phụ lục 2: Bảng tính chỉ số WQI của từng thông số chất lượng nước mặt sông Vàng Danh, hồ Yên Lập

Phụ lục 3: Các biên bản của hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, bản nhận xét của các phản biện, bản giải trình sửa chữa.

84

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Họ và tên: Đinh Thị Huệ Chi Điện thoại: 0982172325

Địa chỉ email: dinhhuechi@gmail.com

Đơn vị công tác hiện tại (nếu đồng ý cung cấp):

Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường Quảng Ninh

Từ khoá: (tối đa là 10 từ khoá)

Hiện trạng chất lượng nước cấp tập trung thành phố Uông Bí Keywords (less than 10 keywords):

Conditions of concentrated water supply in Uong Bi City

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí và đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)