LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)

Một phần của tài liệu Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 môn ngữ văn đề 31 đến 38 (Trang 31 - 35)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)trình bày suy nghĩ của anh/ chị về giá trị của niềm tin trong cuộc sống. trình bày suy nghĩ của anh/ chị về giá trị của niềm tin trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.

Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: "Người cộng sản không thèm kêu van…”. Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!

Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy, bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?

Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “giết”! Tiếng chân người đạp lên trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!” Cụ Mết, đúng rồi, cụ Mết, đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng

đá Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về…

Tiếng anh Prôi nói, trầm tĩnh:

- Tnú! Tnú! Tỉnh dậy chưa? Đây này, chúng tôi giết hết rồi. Cả mười đứa, đây này! Bằng giáo, bằng mác. Đây này!

Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ, xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đó.

(Trích Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD, 2019, tr 71- 72) Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính sử thi của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

MA TRẬN TT Kĩ năng TT Kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng % Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng

cao Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Số câu hỏi Thời gian (phút) 1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30 2 Viết đoạn văn nghị luận xã hội 5 5 5 5 5 5 5 10 01 25 20 3 Viết bài nghị luận văn học 20 10 15 10 10 20 5 35 01 75 50 Tổng 40 25 30 20 20 30 10 45 06 120 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý:

- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.

- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3,0

1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,75

2 Theo đoạn trích, sự đánh giá cao nhất về một người là độ tin cậy. 0,75

3 - Câu nói Tin cậy là phẩm chất quan trọng hơn trí tuệ có thể hiểu: niềm tin haysự tin cậy và an tâm bạn mang lại cho người khác đó là một cảm giác đáng quý sự tin cậy và an tâm bạn mang lại cho người khác đó là một cảm giác đáng quý hơn trí tuệ bạn sở hữu.

- Câu nói nhấn mạnh giá trị của niềm tin trong cuộc sống mỗi người.

(Thí sinh có thể lí giải khác miễn sao hợp lí)

1,0

4 (Thí sinh thể nêu thông điệp hợp lí và lí giải)Gợi ý: Gợi ý:

- Hãy trở thành một người đáng tin cậy. Vì đó là cách bạn đem lại cảm giác an toàn, yên tâm cho người khác và cho chính mình.

0,5

1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về giá trị của niềmtin trong cuộc sống. tin trong cuộc sống.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị của niềm tin trong cuộc sống. 0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấnđề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giá trị của niềm tin đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giá trị của niềm tin

trong cuộc sống.Có thể theo hướng:

- Giúp tạo ra động lực để phát triển tiềm năng của bản thân, không ngừng cố gắng thực hiện những kế hoạch đã vạch ra.

- Giúp khơi dậy ước mơ và hoài bão trong mỗi con người.

- Giúp mỗi người suy nghĩ tích cực và lạc quan, nhìn nhận cuộc sống đa chiều, bớt lo âu và tuyệt vọng, truyền nguồn năng lượng sống tươi mới tới mọi người.

- Giúp mỗi người bứt phá khỏi giới hạn an toàn của bản thân vươn đến những điều lớn lao hơn, từ đó biết nắm bắt cơ hội tiến đến cánh cửa tương lai.

Bản word từ website Tailieuchuan.vn

1,0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

2 Phân tích nhân vật Tnú qua đoạn trích trên. Từ đó, nhận xétnghệ thuật xâydựng nhân vật mang tính sử thi của nhà văn Nguyễn Trung Thành. dựng nhân vật mang tính sử thi của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát

được vấn đề.

0,25

b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích nhân vật Tnú; nhận xétnghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính sử thi của nhà văn.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

*Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm Rừng xà nu và nhân vật Tnú qua đoạn trích.

* Phân tích nhân vật Tnú qua đoạn trích

- Đoạn văn tái hiện lại một thời khắc bi thương nhưng vô cùng thiêng liêng, hào hùng của Tnú. Tnú không cứu được vợ con. Mai đã chết, còn Tnú thì bị bắt, bị trói chặt bằng dây rừng. Trước sự hung hãn của bọn thằng Dục, Tnú không hề run sợ, anh không kêu van bởi lẽ Người Cộng sản không thèm

kêu van. Bọn thằng Dục lấy nhựa xà nu tẩm vào giẻ, quấn lên mười đầu ngón

tay Tnú. Rồi nó châm lửa.

- Tnú hiện lên với đôi bàn tay đau thương: Một ngón tay... Hai ngón, ba

ngón. ... Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.

+ Đôi bàn tay từng cầm tay Mai sau những ngày vượt ngục trở về, đôi bàn tay dũng cảm khi Tnú đặt lên bụng và nói Cộng sản ở đây này.

+ Giờ đây, đôi bàn tay ấy đang cháy, cháy bằng nhựa xà nu- một loại nhựa đượm lửa rất nhanh. Đốt bàn tay Tnú, bọn thằng dục muốn dùng máu lửa và súng đạn để khuất phục Tnú, xóa bỏ giấc mộng cầm giáo mác của dân làng Xô Man.

-> Từ đó, nhà văn phản ánh tội ác tày trời trời của bọn Mĩ Diệm và tay sai trong những năm tháng miền Nam chìm trong lửa đạn.

- Tnú hiện lên với lòng căm thù và sự dũng cảm sâu sắc:

+ Thái độ của Tnú khi bị đốt 10 đầu ngón tay: nhắm mắt lại rồi mở mắt

ra trừng trừng nhìn bọn giặc, cái nhìn trừng trừng cho thấy lòng dũng cảm, sự

căm thù của Tnú còn cao hơn cả nỗi đau và cái chết.

+ Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa, không kêu lên. Vì Tnú đã nén nỗi đau vào lòng, lúc này Tnú văng vẳng câu nói của anh Quyết:

Người Cộng sản không thèm kêu van. Ýchí của người cách mạng vững như sắt

như đồng, không gì lay chuyển được, kể cả nỗi đau và cái chết. Tnú đau bởi lửa đang thiêu đốt cả gan ruột anh. Tnú gọi anh Quyết Anh Quyết ơi - nhưng đó là tiêng gọi trong tim - Tnú không kêu, Tnú cắn răng chịu đựng mà máu hận sôi trào: Không! Tnú sẽ không kêu! Không!

- Tnú hiện lên với tiếng thét lớn: Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét

của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn.

+ Tiếng thét không phải là tiếng kêu đau, đó là tiếng căm hờn kêu gọi người Xô Man xông lên giết kẻ thù.

+ Tiếng thét của Tnú và tiếng giết của cụ Mết là lời hiệu triệu người dân Xô Man đứng lên làm cách mạng.

- Đánh giá:

+ Cuộc đời bi tráng của Tnú là minh chứng cho chân lí cách mạng

Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo (phải dùng bạo lực cách mạng

tiêu diệt bạo lực phản cách mạng).

+ Câu văn ngắn, gấp, diễn tả chi tiết nỗi đau của Tnú; hình ảnh sinh động khiến người đọc như hình dung được lửa xà nu giật mạnh trên bàn tay Tnú; nghệ thuật đặc tả chi tiết đôi bàn tay; nghệ thuật xây dựng nhân vật mang

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính sử thi của nhà văn Nguyễn Trung Thành

- Tnú là cá nhân anh hùng kết tinh cao độ phẩm chất và vẻ đẹp của con người Tây Nguyên thậm chí của con người Việt Nam trong chiến đấu: Yêu quê hương, căm thù giặc, trung thành với cách mạng, gan dạ, dũng cảm...

- Bi kịch của Tnú là bi kịch của người Xô Man khi chưa giác ngộ chân lí. Tnú không thể cứu được vợ con khi chỉ có một bàn tay không cũng như người làng Xô Man khi chưa giác ngộ chân lí, bà Nhan, anh Sút bị hi sinh, bị treo đầu trên ngọn vả. Tnú chỉ được cứu khi dân làng Xô Man đã cầm vũ khí đứng lên. Con đường đấu tranh cách mạng của Tnú từ tự phát đến tự giác cũng là con đường đấu tranh của làng Xô Man nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

TỔNG ĐIỂM 10

---Hết---

Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 -Môn Ngữ Văn - Đề 36 (N7) (Bản word có lời giải) Môn Ngữ Văn - Đề 36 (N7) (Bản word có lời giải)

Một phần của tài liệu Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 môn ngữ văn đề 31 đến 38 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w