Để có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ điều tra thì cần phải xác định được một số loại chỉ tiêu quan trọng như: Tổng giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), chi phí trung gian (IC)... Bảng 4.5 thể hiện kết quả, hiệu quả của các hộ sản xuất phân theo nhóm.
Người tiêu dùng sản phẩm Sản phẩm tương nếp
Thương lái thu gom (40%)
Bảng 4.5 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất tương nếp của các nhóm hộ theo quy mô (Tính bình quân cho 100 lít tương thành phẩm)
Chỉ tiêu ĐVT Quy mô
lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ Tính cho 100 lít tương thành phẩm Giá bình quân 1.000đ/lít 22,84 21,76 20,9
1. Giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 2.284,38 2.176,09 2.090,48 2. Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 924,91 903,3 884,32 3. Gia trị gia tăng (VA) 1.000đ 1.359,47 1.272,79 1.206,16
4. Khấu hao TSCĐ 1.000đ 20,93 18,32 17,12
5. Công lao động Công 7,2 7,3 7,8
6. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000đ 1.338,54 1.254,47 1.189,04 7. GO/IC Lần 2,47 2,41 2,36 8. VA/IC Lần 1,47 1,41 1,36 9. MI/IC Lần 1,45 1,39 1,34 10. VA/1 CLĐ 1.000đ/LĐ 188,81 174,35 154,64 11. MI/1 CLĐ 1.000đ/LĐ 185,91 171,85 152,44
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Bảng 4.5 cho ta thấy, giá trị gia tăng (VA) và thu nhập hỗn hợp (MI) là hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức độ sinh lời trong qua quá trình sản xuất.
Tổng giá trị sản xuất (GO)/100 lít tương thành phẩm thu được từ sản xuất tương nếp của nhóm hộ quy mô lớn là 2.284,38 nghìn đồng, hộ có quy mô trung bình là 2.176,09 nghìn đồng thấp hơn hộ quy mô lớn là 108,29 nghìn đồng, thấp nhất là hộ quy mô nhỏ là 2.090,48 nghìn đồng, thấp hơn hộ quy mô lớn là 193,9 nghìn đồng và ít hơn hộ trung bình là 85,61 nghìn đồng.
Giá trị gia tăng VA/100 lít tương thành phẩm của nhóm hộ quy mô lớn đạt đạt cao nhất là 1.395,47 nghìn đồng, hộ quy mô trung bình là 1.272,79 nghìn đồng và hộ quy mô nhỏ đạt giá trị gia tăng thấp nhất là 1.202,16 nghìn đồng.
Về hiệu quả sử dụng đồng vốn (GO/IC) của hộ có quy mô lớn là 2,47 lần, hộ quy mô trung bình là 2,41 lần và hộ quy mô nhỏ là 2,36 lần. Trong khi đó GTGT được tạo ra từ một đồng chi phí sản xuất của các hộ nhóm quy mô lớn là 1,47, nhóm hộ trung bình là 1,41 và của hộ quy mô nhỏ là 1,36. Như vậy các hộ đầu tư lớn đem lại hiệu quả cao hơn.
Về chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp, sau khi đã trừ đi khoản khấu hao và chi phí thuê lao động thì một đồng vốn hộ bỏ ra ở hộ sản xuất với quy mô lớn thu được 1,45 đồng TNHH, hộ sản xuất với quy mô trung bình thu được 1,39 đồng TNHH và hộ sản xuất với quy mô nhỏ thu được là 1,34 đồng TNHH. Như vậy đồng vốn mà hộ sản xuất với quy mô lớn đem lại hiệu quả cao hơn hai nhóm hộ còn lại.
Về hiệu quả đầu tư công lao động (MI/1CLĐ) thì nhóm hộ quy mô lớn đạt hiệu quả cao nhất với 185,91 nghìn đồng/ 1lao động gia đình, hộ trung bình là 171,85 nghìn đồng / 1 lao động gia đình và đạt hiệu quả thấp nhất là hộ quy mô nhỏ là 152,44 nghìn đồng/ 1 lao động gia đình. Đây là mức thu nhập khá cao so với lao động hiện nay. Một công lao động hiện nay trung bình khoảng 150 nghìn đồng. Như vậy cho thấy hiệu quả kinh tế mà nghề sản xuất tương nếp ở Úc kỳ mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Mặc dù hộ sản xuất tương nếp với quy mô lớn phải bỏ ra chi phí lớn nhất để phục vụ cho quá trình sản xuất, nhưng ở nhóm hộ này vẫn có kết quả hiệu quả kinh tế cuối cùng là cao nhất so với hộ sản xuất trung bình và nhỏ. Các nhóm hộ cùng đều sản xuất 100 lít tương nhưng HQKT mang lại cho nhóm hộ có quy mô lớn là cao nhất. Như vậy các hộ có quy mô sản xuất chế biến càng lớn thì HQKT đem lại cho hộ quy mô là càng cao. Như vậy để tăng HQSX cho các nhóm hộ quy mô nhỏ và trung bình thì cần tăng thêm mức đầu tư cho sản xuất,
nhưng chỉ có tăng thêm mức đầu sản xuất thì HQKT chưa hẳn là cao vậy nên cần phải kết hợp thêm nhiều yếu tố khác nữa để đạt được HQKT cao nhất.