- Sự xuất hiện của quả lê sẽ làm tăng diện tích mặt ƣớt thân tàu nên luôn làm tăng
1.2.2. Phân tích và lựa chọn hƣớng nghiên cứu
(1) Lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tế của luận án, lựa chọn tàu tính toán là các mẫu tàu cá vỏ thép có các đặc điểm hình học, thủy động học, chế độ làm việc khác tàu hàng và phù hợp với nghề cá Việt Nam hiện nay, đồng thời có đầy đủ các số liệu thử nghiệm mô hình và chƣa đƣợc nghiên cứu trong các công trình liên quan.
(2) Nghiên cứu tính sức cản của tàu tính toán với độ chính xác mong đợi
Sử dụng phần mềm CFD Xflow để tính sức cản của tàu tính toán với độ chính xác mong đợi, dựa trên cơ sở đảm bảo độ chính xác của mô hình 3D và sự phù hợp của các thông số mô phỏng phù hợp với loại tàu cụ thể dùng tính toán.
(3) Nghiên cứu thiết kế mũi quả lê cho tàu tính toán
Nghiên cứu sử dụng đồ thị Kracht để thiết kế mũi quả lê cho tàu tính toán có hệ số béo không nằm trong phạm vi áp dụng của các đồ thị này.
(4) Nghiên cứu phƣơng pháp tối ƣu hình dạng quả lê tàu cá
Hƣớng nghiên cứu tập trung xác định hàm mục tiêu, các biến thiết kế và giới hạn phạm vi thay đổi của chúng, các điều kiện ràng buộc và phƣơng pháp giải phù hợp đặc điểm làm việc của tàu cá nói chung và tàu cá Việt Nam nói riêng để đảm bảo hiệu quả làm việc của quả lê tốt nhất và không ảnh hƣởng tính năng tàu.
Kết luận chƣơng 1
Nội dung chƣơng phân tích tổng quan tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan, và dựa trên cơ sở đó xây dựng hƣớng nghiên cứu của luận án gồm các nội dung sau:
(i) Phân tích, lựa chọn tàu tính toán phù hợp mục tiêu và nội dung nghiên cứu;
(ii) Nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp CFD trong xác định sức cản loại tàu cụ thể dùng tính toán với độ chính xác mong đợi;
(iii) Nghiên cứu sử dụng các đồ thị Kracht để thiết kế mũi quả lê cho tàu tính toán có hệ số béo không nằm trong phạm vi áp dụng của các đồ thị này; (iv) Nghiên cứu xây dựng mô hình, phƣơng pháp tối ƣu mũi quả lê tàu cá