III. Tính chất và ứng dụng của sợi vitxco
5.2.2. Sợi từ lạc, ngô và đậu nành
Protein thực vật có thành phần hoá học không khác nhau lắm so với protein từ sữa, nh−ng lại khác về hình dạng: phân tử của chúng xoắn lại hình cầu. Các thực vật có hàm l−ợng protein cao đ−ợc sử dụng sản xuất sợi là ngô, lạc và đậu nành.
Quá trình sản xuất sợi loại này cũng t−ơng tự nh− đối với sợi cazein chỉ khác ở giai đoạn tách protein nguyên chất từ thực vật.
* Với lạc: sử dụng phần khô dầu để tách bằng cách hoà tan vào dung dịch kiềm loãng, rồi lọc cặn bã sau đó đem đi axit hoá. Protein sẽ kết tủa tạo thành dạng bột màu trắng ngà gồm hai loại chính là arachin và conarachin. * Với đậu nành: nghiền nhỏ hạt đậu nành rồi ngâm trong axit loãng để bột tr−ơng lên. Rửa sạch thêm dung dịch kiềm loãng và ấm, ngâm trong 8 - 10 giờ, rồi đem lọc để khử xơ (xenluloza) và tinh bột, sau đó dùng axit axetic để kết tủa protein. Sau khi loại hoàn toàn chất béo, protein rất trắng và giống cazein trong sữa. Cứ 100 kg đậu nành thì cho 24 kg protein và cũng thu đ−ợc 24 kg len.
* Với ngô: t−ơng tự nh− đậu nành, protein gọi là zêin, có trọng l−ợng phân tử khoảng 40.000.
Prôtein không có cầu l−u huỳnh nh− trong prôtein động vật nên có độ biến dạng thuận nghịch kém do đó dễ bị nhàu.
Chất lỏng kéo sợi thu đ−ợc bằng cách hòa protein trong kiềm loãng thành dung dịch lỏng nhớt 20%, sau đó tiến hành lọc nhiều lần d−ới áp suất và ủ một thời gian. Quá trình ủ có tác dụng kéo thẳng những phân tử prôtein hình cầu, để chúng không bị cuốn vào nhau, đồng thời chất kiềm phá bỏ những liên kết kiểu muối giữa nhóm amin của đại phân tử này với nhóm cacboxyl của đại phân tử khác. Quá trình ủ sao cho dung dịch đạt đ−ợc độ nhớt cần thiết thì bắt đầu cho qua công đoạn kéo sợi t−ơng tự nh− đối với sợi cazein. Chú ý quá trình kéo căng thì phải chọn tỷ số căng phù hợp để các đại phân tử dãn dài ra
tạo thành những bó chặt chẽ, có khả năng hình thành liên kết giữa chúng. Nh−ng nếu tỷ số căng quá lớn thì làm cho sợi mất tính đàn hồi.
Sợi trên cơ sở protein thực vật nói chung có độ bền đứt không cao lắm, nh−ng rất đẹp, giữ nhiệt tốt, mặc ấm, mềm mại, dễ nhuộm, khó bắt cháy hơn len tự nhiên, dễ giạt, không bị co và giữ đ−ợc vẻ đẹp trong thời gian dài. Thông th−ờng để tạo ra sản phẩm có những −u điểm nhất định ng−ời ta pha các loại sợi protein thực vật các loại sợi khác nh− vitxco, sợi tổng hợp...
Ch−ơng 6 sợi tổng hợp
6.1. mở đầu
Sợi tổng hợp đ−ợc tạo ra từ các nguyên liệu ban đầu là những hợp chất polyme là nguồn nguyên liệu vô tận và quá trình kéo sợi có thể thực hiện bằng 3 ph−ơng pháp đã nêu trên.
Đa số sợi tổng hợp là vật liệu kị n−ớc, tính chất này vừa có lợi vừa có hại. Do độ hút ẩm kém nên sợi bền khi giặt, không bị nhàu và giữ nếp là, mau khô, tính chất cơ lý không bị thay đổi theo thời tiết, khí hậu và khi tiếp xúc với n−ớc. Tuy nhiên vải từ sợi tổng hợp th−ờng không hút mồ hôi do đó kém độ thoáng mát đặc biệt là trong những ngày nóng bức. Để khắc phục nh−ợc điểm này ng−ời ta th−ờng biến tính hoá học và vật lý. Tính kỵ n−ớc lại thích hợp cho các sản phẩm dùng trong kỹ thuật nh− làm vải bọc, dây cáp, vải mành, l−ới đánh cá... đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và vật liệu cách điện.
Sợi tổng hợp có nh−ợc điểm nữa là khó nhuộm, dễ phát sinh điện tích, để khắc phục thì th−ờng ng−ời ta đ−a vào sợi những nhóm bắt màu nh− nhóm sunfonic, cacboxyl, hoặc tìm ph−ơng pháp nhuộm thích hợp, thuốc nhuộm phù hợp, thêm một số phụ gia nh− chất hoạt động bề mặt để cải thiện bề mặt nhằm tăng tính thấm −ớt cho vật liệu.
Do cấu tạo và sự sắp xếp các đại phân tử chặt chẽ và độ định h−ớng cao của polyme tạo sợi mà làm cho sợi có độ bền đứt cao, độ bền với nhiều loại hoá chất. Một đặc điểm khác với các loại sợi thiên nhiên, nhân tạo nữa là không bị côn trùng và vi sinh vật phân hủy do đó dễ dàng bảo quản.