QUẢN LÝ, GIÚP ĐỠ NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu thongtinkhoahocso8 (Trang 52 - 53)

TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

Nằm cách trung tâm thành phố gần 20km, Trung tâm Giáo dục - Lao động tỉnh được xây dựng khang trang, sạch đẹp, từng dãy nhà, khu trị liệu, dạy nghề, nhà đa năng tổ chức thể thao - văn hóa - văn nghệ, sân bóng đá... cho học viên trong quá trình trị liệu đã được đầu tư, xây dựng, tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để học viên cai nghiện, học nghề sau cai, tái hòa nhập cộng đồng.

Hiện Trung tâm Giáo dục - Lao động tỉnh đang quản lý, giáo dục, chữa trị, cai nghiện cho 805 học viên. Từ năm 2011, trung tâm đưa công tác quản lý sau cai nghiện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Học viên quản lý sau cai nghiện được tiếp nhận từ các trung tâm giáo dục - lao động trên địa bàn và những người đã hoàn thành quy trình cai nghiện nhưng có nguy cơ tái nghiện cao. Qua 5 năm thực hiện nhiệm vụ quản lý sau cai, trung tâm đã thực hiện đúng quy trình và quy định của pháp luật. Trong thời gian ở trung tâm các học viện được tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng, chống tái nghiện và được học nghề theo nguyện vọng phù hợp với bản thân.

Công tác điều trị đảm bảo theo đúng quy trình, quy định, việc rèn luyện thể chất, phục hồi sức khỏe cho học viên được đặc biệt quan tâm. Từ đầu năm đến nay, trung tâm đã khám và phát thuốc điều trị các bệnh thông thường cho trên 4.460 lượt học viên; chữa bệnh trên 1.000 lượt học viên;... Cùng với đó, cung cấp đầy đủ thuốc men, dụng cụ y tế phục vụ điều trị bệnh cho

47

học viên. Xuất nhập và quản lý thuốc theo đúng quy định của Bộ Y tế. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh với các nội dung về: Giá trị đạo đức, lối sống; giá trị của lao động; cơ chế, chính sách của tỉnh trong công tác phòng, chống ma túy; phòng, chống tái nghiện; phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh theo mùa và phòng, chống HIV/AIDS... đã tổ chức 30 buổi tuyên truyền với 1.357 lượt học viên tham gia. Bên cạnh đó, trung tâm đã tổ chức 2 buổi tuyên truyền cho 20 học viên sắp hết thời gian quản lý về nội dung, phòng, chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của trung tâm 3 buổi trong ngày với các nội dung: Tin an ninh trong tỉnh; các bài viết tuyên truyền về phòng, chống ma túy; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống lao; phòng, chống sốt xuất huyết; gương điển hình người tốt, việc tốt… Giúp học viên ổn định tư tưởng, tâm lý, yên tâm hoàn thành chương trình cai nghiện, quản lý sau cai.

Công tác dạy nghề được trung tâm đặc biệt chú trọng, nhằm hỗ trợ các học viên có cơ hội tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm, ổn định cuộc sống khi trở về tái hòa nhập cộng đồng. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động tại địa phương, trình độ, sức khỏe, nhu cầu của học viên và điều kiện cơ sở vật chất, trung tâm liên kết với Trung tâm Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Trường Đại học Tây Bắc tổ chức các lớp dạy nghề cho học viên với các hình thức dạy nghề ngắn hạn. Học viên hoàn thành chương trình học nghề được kiểm tra, đánh giá và được cấp chứng chỉ nghề. Trong năm 2015, đã đào tạo được 8 lớp với 257 học viên học các nghề: Trồng nấm, nuôi gà, lợn, nuôi và trị bệnh cho trâu, bò... tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho 205 học viên. Hiện, trung tâm đang liên kết với các doanh nghiệp như: Tập đoàn thể thao Động Lực (Hà Nội); hợp đồng với các doanh nghiệp trên địa bàn tạo việc làm và cải thiện đời sống cho học viên.

Học viên Lò Văn Quyền, xã Đông Sang (Mộc Châu) chia sẻ: Ở trung tâm tôi được các cán bộ quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ cắt cơn nghiện, thông qua lao động tập thể, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, tôi thấy tinh thần phấn khởi, lạc quan, nay mai trở về địa phương tôi sẽ vận động gia đình trồng nấm vì tôi đã được học và thấy quy trình trồng nấm đơn giản, nguyên liệu ở địa phương có sẵn, chi phí đầu tư ít mà hiệu quả kinh tế cũng cao.

Việc dạy nghề cho người nghiện ma túy trong thời gian cai nghiện tại trung tâm kết hợp giữa trị liệu với lao động sản xuất nhằm phục hồi sức khỏe được triển khai đồng bộ và hiệu quả, giúp họ có cơ hội tìm được việc làm, ổn định đời sống, tái hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện, góp phần vào việc phòng, chống tái nghiện, phòng ngừa không để phát sinh người mắc nghiện ma túy mới trên địa bàn. Thời gian tới, trung tâm tiếp tục quan tâm đầu tư nguồn lực cho công tác dạy nghề, phù hợp với nhu cầu việc làm của địa phương, giúp người nghiện sau cai nghiện có môi trường và điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng.

Minh Thu

(Báo Sơn La số 5898 - Ngày 30/5/2016)

Một phần của tài liệu thongtinkhoahocso8 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)