Tín hiệu ERG được phát hiện ra trong mắt động vật vào những năm 1800s và những đầu tiên mà tín hiệu ERG được ghi nhận trên người đầu tiên là những năm 1920s. Trong lâm sàng, phép đo ERG được áp dụng vào những năm 1940s, và năm
1989, tiêu chuẩn lâm sàng về trường tín hiệu ERG đã được công bố bởi Hội quốc tế
về điện sinh lý lâm sàng của Vision ISCEV. Tiêu chuẩn ERG được phê duyệt lại 3 năm một lần, và luôn được cập nhật mới. Những tiêu chuẩn gần như không có gì
thay đổi trong những năm gần đây (Quan sát bảng 3.2)
Phản ứng ERG được tạo ra bởi sự chuyển động của các ion tại võng mạc khi xảy
ra hiện tượng cảm ứng ánh sáng. Hiện tượng này được đo gián tiếp tại giác mạc bởi điện cực ghi nhận. Các chuyển động chủ yếu là của các ion dương K+ và Na+ diễn ra
do đóng – mở (quá trình khử cực và phân cực) của các kênh dẫn màng tế bào. Những tế bào võng mạc có sợi trục thần kinh có kích thước nhỏ và ngắn nên sự thay đổi hoạt động ion của một phần tế bào cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động synap của
nó. Cả tế bào nhạy sáng và tế bào không nhạy sáng của võng mạc đều góp phần vào việc tạo ra dòng điện dẫn truyền. Trường tín hiệu ERG gần như không tạo thành từ
bào hạch hoạt động theo cơ chế đáp ứng “tất cả hoặc không” và có nhiều đáp ứng hơn với kích thích của ERG mẫu.
Trường tín hiệu ERG đo toàn bộ đáp ứng của tế bào nón và tế bào que của võng mạc và là bài kiểm tra điện sinh lý đánh giá hoạt động của tế bào que. Tín hiệu ERG là một yếu tố cần thiết trong các phép chuẩn đoán nhiều bệnh rối loạn như chứng
loạn dưỡng nón, chứng bong võng mạc bẩm sinh, quáng gà bẩm sinh, chứng mù bẩm sinh, tế bào que đơn sắc, khối u võng mạc. Phép đo ERG nên kết hợp với các
bài kiểm tra mắt một cách kỹ lưỡng và là cần thiết với các bài kiểm tra như kiểm tra
khả năng nhìn và xét nghiệm bằng tia X. Tín hiệu ERG không cung cấp thông tin về
vị trí của bệnh, và tổn thương hoàng điểm được cách ly chưa chắc đã làm giảm đáp ứng của tín hiệu một cách đáng kể.