Các yếu tố liên quan đến quyết định đúng của các bà mẹ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình khám và điều trị tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi tại khoa lây, bệnh viện huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế năm 2008 (Trang 56 - 58)

- Từ bảng 3.13 Có 73 trẻ tiêu chảy có trạng thái đau bụng chiếm 35,61% Một số trẻ trong quá trình tiêu chảy có kèm theo triệu chứng đau bụng, theo

4.1.4.5. Các yếu tố liên quan đến quyết định đúng của các bà mẹ

- Tuổi của mẹ

Tuổi của mẹ cũng là một trong các yếu tố giúp bà mẹ có thái độ xử trí và quyết định đúng trong chăm sóc, cách phòng chống bệnh tiêu chảy và đặc biệt là có quyết định đúng khi đưa con đến khám và điều trị tại bệnh viện.

Qua bảng 3.22. chúng tôi nhận thấy hiểu biết của các bà mẹ tăng dần theo tuổi, trong đó các bà mẹ có tuổi > 40 có tỷ lệ quyết định đúng đạt 87,5%. Kết quả này phần nào phản ảnh đúng thực trạng kinh nghiệm qua tuổi tác của các bà mẹ kết hợp với kiến thức hiểu biết của mình nên các bà mẹ có thái độ và quyết định đúng khi đưa con đi khám và điều trị tại bệnh viện khi trẻ bị tiêu chảy. Biểu đồ 3.11 cho chúng ta thấy rõ điều đó.

- Nghề nghiệp của mẹ

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nghề nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức đúng và xử trí đúng để quyết định vấn đề. Tỷ lệ cán bộ công nhân viên có quyết định đúng trong việc đưa con đi khám và điều trị tại bệnh viện chiếm tỷ lệ (87,5%) cao hơn các bà mẹ làm nông và nghề khác 79,20%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống giữa quyết định đúng và không theo các nghề nghiệp (p < 0,05), bảng 3.23.

- Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là kiến thức quan trọng giúp các bà mẹ hiểu biết bệnh tiêu chảy để từ đó có thái độ xử trí, cách phòng chống.

Các bà mẹ quyết định đúng khi đưa trẻ đến bệnh viện có tỷ lệ tăng dần theo trình độ học vấn, trong đó bà mẹ có trình độ Trung học cơ sở, Trung học phổ thông chiếm 82,395%; Trung học, Cao đẳng, Đại học chiếm tỷ lệ 83,33%.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa quyết định đúng và không theo trình độ văn hóa (p < 0,05), bảng 3.24.

- Hiểu biết của mẹ về xử trí tiêu chảy

Bà mẹ quyết định đúng khi đưa trẻ đến bệnh viện có tỷ lệ tăng dần theo sự hiểu biết, trong đó bà mẹ hiểu biết khá chiếm 93,67%, trung bình chiếm 87,95%, kém chiếm tỷ lệ 41,86%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), bảng 3.25. Qua kinh nghiệm và qua thu nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau đã giúp cho các bà mẹ có vốn kiến thức trong nhận thức và hành động để có quyết định đúng đắn về thái độ xử trí khi trẻ bị tiêu chảy. Qua kết quả này chúng ta cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục cho những bà mẹ có con dưới 5 tuổi về kiến thức hiểu biết cách xử trí khi có trẻ bị tiêu chảy.

- Thái độ của mẹ về tiêu chảy

Như trên chúng tôi đã phân tích, những bà mẹ có kiến thức về hiểu biết bệnh tiêu chảy thì có thái độ đúng trong hành động. Từ bảng 3.26 cho thấy các bà mẹ có thái độ đúng dẫn đến quyết định đúng trong việc đưa con đi khám và điều trị chiếm 92,95%, các bà mẹ có thái độ không đúng dẫn đến có quyết định chưa đúng chiếm tỷ lệ 55,10%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Điều này cho chúng ta thấy công tác truyền thông giáo dục về bệnh tiêu chảy cần phải thường xuyên hơn nữa, nội dung truyền thông giáo dục cần phải đa dạng hóa và phong phú làm sao người dân tiếp cận được các thông tin dễ dàng để có quyết định đúng trong thái độ, hành động khi có con bị tiêu chảy.

- Số lần tiêu chảy của trẻ

Có 165 bà mẹ có quyết định đúng trong việc đưa con đi khám và điều trị tại bệnh viện chiếm tỷ lệ 80,50%. Các bà mẹ quyết định đúng khi đưa trẻ đến bệnh viện có tỷ lệ tăng dần theo số lần tiêu chảy, trong đó trẻ tiêu chảy từ 6-10

lần chiếm 88,10%, < 6 lần là 74,38% là quyết định đúng. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), bảng 3.27. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Tuấn Anh và Phùng Đắc Cam [2] trẻ tiêu chảy từ 6- 10 lần trong ngày chiếm tỷ lệ 87,80%, so sánh tỷ lệ nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của Đỗ Tuấn Anh là phù hợp. Như vậy 74 bà mẹ có quyết định đúng trong việc đưa con đi khám và điều trị tại bệnh viện huyện là hoàn toàn hợp lý.

4.2. ĐIỀU TRỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình khám và điều trị tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi tại khoa lây, bệnh viện huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế năm 2008 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)